04/06/2021 11:33 View: 1314

Bệnh whitmore dễ gây tử vong đang trở lại, CẢNH BÁO KHẨN

Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tháng 8 vừa qua, Trung tâm tiếp nhận một một bệnh nhân nữ mắc Whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn Whitmore ăn cánh mũi.

benh Whitmore an canh mui dang so

Bệnh viện Bạch Mai vừa phát đi cảnh báo về căn bệnh Whitmore - một bệnh nguy hiểm khi không có triệu chứng rõ ràng, có thể gây tử vong nhanh đang trở lại.

Nếu như giai đoạn 5 - 10 năm trước, chỉ có 20 ca mắc whitmore thì từ đầu năm đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc. Đáng lo ngại hơn, trong số này, có 4 ca đã tử vong. Hiện Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu: bệnh nhân này bị vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi. Trước đó, bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm ở tuyến dưới là bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu.

Dấu hiệu mắc bệnh Whitmore đáng sợ: 

Để phát hiện một người có nhiễm trực khuẩn Whitmore phải trải qua rất nhiều xét nghiệm, và bắt buộc phải dùng biện pháp kỹ thuật về mặt vi sinh học để phân lập vi khuẩn. Tức là phải tìm ra bằng chứng chính xác chắc chắn nhất sự có mặt của Whitmore.

Thông thường thì người ta sẽ dùng biện pháp nuôi cấy máu để xem vi khuẩn Whitmore có phát triển trên mẫu máu đấy hay không. Nếu Whitmore mọc trên mẫu bệnh phẩm thì các bác sỹ sẽ chuẩn đến khẳng định sự xuát hiện của Whitmore trong cơ thể. Bác sỹ Nguyễn Quốc Thái, Phòng cấp cứu bệnh viện Bạch Mai cho biết:

Ngoài ra những biểu hiện khác ở bệnh nhân cũng cho biết được có dấu hiệu của mắc Whitmore như khám lâm sáng thấy có biểu hiện tổn thương ở phổi, hay ở khớp thì bác sỹ sẽ tiến hành lấy dịch áp xe (tình trạng nhiễm trùng) ở phổi hoặc ở khớp đẻ nuôi cấy nhằm phát hiện Whitmore.

Nguy hiểm nhất là tình trạng trong máu có nhiễm trực khuẩn Whitmore,với những trường hợp này bệnh nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng hơn bao giờ hết biểu hiện cơ thể suy nhược xuất hiện trên nhiều bộ phận và bệnh nhân rất dễ dẫn đến tử vong nhanh chóng. Đây là điều khiến Whitmore mệnh danh là căn bệnh làm chết vật chủ nhanh nhất kể từ khi biểu hiện.

vi khuan whitmore an canh mui

Rất khó phát hiện bệnh và dễ nhầm lẫn 

Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bác sĩ thường chẩn đoán nhầm Whitmore với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… Tuy nhiên, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh (thường là nhóm ceftazidime) tiêm tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.

Điều nguy hiểm là bệnh dễ tái phát, sức khỏe của bệnh nhân rất dễ suy kiệt do bệnh tái đi tái lại hoặc nếu điều trị không đúng phác đồ. Ngoài ra, việc điều trị bệnh phải mất nhiều thời gian và tốn kém nên không ít bệnh nhân không có đủ khả năng để theo điều trị đến cùng. Đây là những nguyên nhân gây thất bại điều trị và tử vong. Đến nay bệnh Whitmore vẫn chưa có văcxin phòng bệnh.

Những con đường lây nhiễm của bệnh Whitmore:

  • - Tiếp xúc trực tiếp các vết xước trầy da với đất hoặc nước nhiễm khuẩn.
  • - Hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn.
  • - Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn nhiễm khuẩn.
  • - Vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei.
  • - Tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như chó, mèo, bò, dê…

Theo các bác sĩ, hiện bệnh Whitmore không có vaccine và không phương pháp phòng bệnh đặc hiệu. Whitmore do vi khuẩn gram âm gây bệnh cảnh nhiễm trùng máu. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50 - 60%.Bệnh thường xuất hiện từ tháng 6 - 11 hàng năm. Đây hoàn toàn không phải là bệnh mới và lạ nhưng nhiều người chưa biết về các con đường lây nhiễm của căn bệnh nguy hiểm này.

Theo VTV