04/06/2021 11:33 View: 2384

Rắn độc: Khắc tinh của bệnh xương khớp

Đối với các bệnh về xương khớp mạn tính, tới thời điểm này, có thể nói, nếu thuốc đặc trị từ rắn không chữa nổi, thì chả có thuốc nào chữa xong nữa.

ran doc khac tinh cac benh xuong khop

Không phải ngẫu nhiên mà rắn lại được chọn làm biểu tượng của ngành y (rắn quấn quanh cây gậy chữ thập) và dược (rắn nhả nọc trên chén cổ). Điều hấp dẫn nhất là, tất cả bộ phận của rắn đều được sử dụng làm thuốc, kể cả da lột, nọc độc.

Các loại rắn độc dùng làm thuốc

Rắn làm thuốc gồm nhiều loại, thường là những loài rắn độc, người ta hay dùng 3 loài rắn độc mang tên rắn hổ mang (hổ lửa, hổ phì, con phì, hổ đất, rắn mang kính).

Có hai chi rắn khác nhau ở nước ta mang tên hổ mang chi Naji và chi Agkistrodon), rắn cạp nong (rắn mai gầm, có nơi gọi là rắn mai gầm vàng, rắn đen vàng, rắn vòng vàng), rắn cạp nia (mai gầm bạc, còn gọi là rắn đen trắng, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc), nhưng những tên đó nhiều khi lại được dùng để chỉ nhiều loài rắn khác nhau, cần chú ý phân biệt.

Một số công dụng thường dùng từ rắn

Theo "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Giáo sư Đỗ Tất Lợi, mật rắn, nọc rắn và thịt rắn đều là những thành phần quý có tác dụng điều trị bệnh xương khớp. Cụ thể, mật rắn có tính mát, vị ngọt và đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm trấn kinh, thường dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp, nhất là thấp khớp cấp. 

* Y học hiện đại cũng chỉ rõ: Cao rắn hổ mang là nguồn dưỡng chất dồi dào axit amin, là nguyên liệu thiết yếu để cơ thể tổng hợp các Proteoglycan giúp tăng cường chất dịch giúp giảm đau, bôi trơn, tái tạo và phục hồi sụn khớp bị tổn thương và giải quyết triệt để các chứng viêm. Bên cạnh đó, cao rắn hổ mang chứa nhiều canxi, saponozit, protit và dinh dưỡng cần thiết giúp nuôi dưỡng và bền vững các dây chằng, tăng cường hoạt dịch cho khớp và tái tạo sụn khớp, phục hồi ổ viêm.

* Rắn cung cấp chất đạm rất tốt, thịt rắn tương đối nạc, ít mỡ do vận động nhiều. Nó cũng có nhiều vitamin và khoáng chất quý như kali, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, D, B1, B2, B6, B9...

Các bộ phận dùng làm thuốc từ rắn

1. Thịt rắn:

 Vị ngọt, mặn, tính ôn, không độc, vào kinh can, bổ can thận, mạnh gân cốt, khu phong trừ thấp, thông kinh lạc và chỉ thống. Có tác dụng khử phong thấp, định kinh giảm, những người huyết hư sinh phong thì không dùng được. Được coi là một vị thuốc bổ có công dụng chữa những bệnh thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại, các cơn co giật, chữa nhọt độc, bị cảm trợn mắt miệng méo.

Theo lý luận của y học cổ truyền, thận chủ xương cốt, thận khỏe thì xương cốt sẽ vững chắc. Can (gan) tàng huyết nuôi dưỡng cân (gân cơ), can khỏe mạnh, cân được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ hoạt động thư thái không bị co rút tê bì. Mặt khác, can khỏe mạnh, can huyết đầy đủ, nội phong sẽ không sinh ra (huyết hư sẽ sinh phong), ngoại phong cũng khó xâm nhập. Bản thân can, thận mạnh khỏe là yếu tố rất cơ bản đảm bảo gân xương vững chắc và cường kiện. Thêm vào nữa, thịt rắn vừa có tác dụng khu phong vừa có tác dụng thông kinh hoạt lạc. Kinh lạc lưu thông, khí huyết sẽ luôn tuần hoàn không ngừng trong tiểu chu thiên, không bị ứ trệ, ngoại tà cũng khó xâm nhập vào cơ thể gây nên chứng phong thấp được. 

2. Nọc rắn độc: 

Có tác dụng chỉ thống (giảm đau). Ở nước ta hầu như chưa khai thác nọc rắn độc làm thuốc. Nọc rắn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại tế bào ung thư, hạ huyết áp trong bệnh cao huyết áp, nhưng phổ biến nhất có loại thuốc xoa dùng chữa thấp khớp, viêm cơ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy rằng, nọc rắn có tác dụng giảm đau, nhưng không gây nghiện, đặc biệt là nọc rắn hổ mang. Nọc rắn có tác dụng độc trực tiếp vào hệ tuần hoàn và hệ thần kinh qua vết cắn (hoặc tiêm chích). Chưa thấy có tài liệu nói nọc rắn độc qua đường uống (qua đường tiêu hóa hấp thu). Song vì nọc rắn độc rất độc, cho nên cần cẩn trọng trong lúc sử dụng. Khi ngâm rượu rắn, người ta thường ngâm toàn tính, cũng có nơi chỉ dùng rắn đã bỏ đầu để ngâm rượu (tuyến nọc độc của rắn ở phần đầu rắn, thông với răng nanh; loại bỏ đầu cần chú ý loại bỏ cả tuyến nọc độc để loại trừ độc chất).

Tây y chỉ chú trọng nghiên cứu độc tính và tác dụng của nọc rắn nhằm chế tạo các loại huyết thanh kháng độc khi bị rắn cắn. Các nhà khoa học nhận thấy dù cùng một nhóm thì mỗi loài rắn vẫn sở hữu một loại nọc đặc thù. Có thể chia các độc tố thành: Độc tố tác động vào máu (gây đông máu hoặc chống đông máu), độc tố tác động vào hệ thần kinh (gây kích thích thần kinh, tê liệt cơ, co giật, ức chế thần kinh làm suy hô hấp, suy tim) và độc tố gây dị ứng (nổi mề đay, lở loét da, sưng phù toàn thân). Ngoài huyết thanh kháng nọc, y học đã chế được thuốc từ nọc rắn; một loại thuốc chống đông máu đã được bào chế bằng độc chất chiết xuất từ nọc loài rắn chuông ở Mỹ, được đặt tên là Barbouri, một loại thuốc khác mang tên Integrilin (được chế tạo theo công thức của Barbourin, chỉ thay thế vài vị trí của các acid amin) cũng đang được thử nghiệm trong điều trị cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.

3. Mật rắn: 

Có tính mát, vị ngọt và đắng, tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm trấn kinh. Mật rắn thường dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp nhất là thấp khớp cấp (nhiệt tý), viêm phế quản, ho gà, điều trị bệnh trứng cá, nhức đầu khó chữa. Để điều trị nhiệt đờm ứ tại phế gây ho, các y dược gia cổ truyền thường phối hợp với một số vị thuốc có tác dụng hành khí hóa đờm khác như trần bì... để tăng tác dụng thanh nhiệt hóa đờm của mật rắn. Mật rắn có độc nên khi sử dụng cần chú ý cẩn trọng liều lượng (dùng liều thấp). Có khi ngâm với rượu uống.

4. Xác rắn (xà thoái):

Là xác con rắn bỏ lạo khi nó lột. Trong sách cổ ghi xác rắn tính bình, vị ngọt, mặn, không độc, vào can kinh. Có tác dụng khứ phong (thấp hàn - hàn tý và phong thấp nhiệt - nhiệt tý), sát trùng, giải độc, tan mộng, dùng chữa những chứng kinh nguy hiểm của trẻ em, sát trùng, trị đau cổ họng, lở ghẻ. Da rắn có tính bình cho nên có thể dùng để chữa chúng. Cần lưu ý rằng, có một số loại rắn da cũng có tác dụng độc ví dụ như Ô tiêu xà, Bạch hoa xà. Những loại rắn này trước lúc ngâm rượu người ta loại bỏ da để tránh độc.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG RẮN LÀM THUỐC

  • Dân gian thường dùng rắn ngâm rượu theo bài. Tuy nhiên, để có kết quả cao nhất, phải biết rõ bài và kết hợp với các vị thuốc thích hợp với mục đích điều trị, chứ không phải hễ cứ rắn là ngâm.
  • * Những trường hợp kiêng rượu rắn: Dị ứng, người không được uống rượu như bị bệnh đường tiêu hoá, tăng huyết áp, phụ nữ có thai... Rượu rắn có tính ấm nóng, những người thuộc nhiệt chứng (tạng nhiệt, máu nóng) không nên sử dụng. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nếu rượu rắn toàn tính, chỉ nên dùng 10 ngày cho 1 đợt và mỗi ngày chỉ uống khoảng 25ml vào bữa cơm tối. 
  • * Một số người thắc mắc và bảo nhau, nếu uống rượu rắn lâu ngày, khi bị bệnh ung thư hay các bệnh hiểm nghèo, thì khó chữa, vì nó kháng thuốc. Điều này cũng chưa có ghi chép hay nghiên cứu nào nói vậy. Mặt khác, xét về công năng của rắn, cũng không thấy "chất" nào làm như vậy cả.

Tamlinh.org