04/06/2021 11:41 View: 2774

Hướng dẫn XÔNG phòng dịch cúm Covid-19

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 lây lan khó kiểm soát, các gia đình hãy chuẩn bị một số loại dược liệu rất dễ tìm để xông phòng dịch. Tất cả các bài xông này đều được chọn lựa rất kỹ, có tác dụng phòng cảm cúm truyền nhiễm và tốt nhất với cúm virus. Xem ngay

la ngai, xong phong cum corona, covid 19

Bài thuốc xông phòng tốt nhất với cúm Virus

Nếu như Bộ Y tế Trung Quốc chỉ ban hành 1 bài xông cả nhà lẫn người trong đợt dịch bệnh Covid-19 thì bộ y tế Việt Nam ban hành hướng dẫn rất nhiều vị/bài có công năng phòng cảm cúm. Tuy nhiên, có nhiều bài/vị tác dụng với phòng cúm do lạnh/gió nhưng lại không/ít tác dụng với cúm truyền nhiễm. Do đó, chúng tôi sẽ giúp mọi người chọn lựa ra vị/bài/phương tác dụng tốt nhất với cúm virus (dịch bệnh truyền nhiễm). 

Phương châm của chúng tôi là

  • Ưu tiên vị/bài có tính hiệu quả nhất, có đánh giá khoa học trên lâm sàng và/hoặc thử nghiệm xác nhận (những thứ chỉ nghe đồn, chúng tôi chưa kinh nghiệm qua sẽ không được nêu và khuyến khích)
  • Bài/vị đơn giản nhất, dễ kiếm dễ tìm dễ làm nhất, để nhà nhà làm được, người người làm được, nơi nơi làm được. 

Như vậy mới phát huy tính chất/tác dụng của phòng dịch bệnh cộng đồng.

Đối với xông nhà cửa/không gian/phòng ốc

+ Dược vật:

Nên chọn lá ngải cứu. Là cây ngải cứu thường thấy ở chợ, thường ăn/và hoặc lấy cây ngải cứu rừng (ngải cứu dại) cũng tốt. Lấy cả lá già. Không sẵn lá khô, thì lấy tươi, tuốt ra, phơi/hong gió 1 lúc cho hết nước và sao (rang) lửa nhỏ, đảo liên tục cho đến khi khô hẳn có thể đốt được (không dùng que ngải cứu thường thấy dùng để cứu chữa bệnh). Từ xa xưa, cha ông ta đều chọn nó.

Và điều đặc biệt quan trọng là trên thực nghiệm khoa học xác nhận, chỉ cần xông 10gam ngải cứu khô cho diện tích phòng 70m vuông, giúp giảm đến 90% virus khuẩn lạc cúm, siêu vi quai bị, Rhinovirus, Adennovirus, siêu vi mụn phỏng. Xông một lần đã thấy ngay hiệu quả!

+ Cách xông:

Xông khói. Nghĩa là phải dùng khói khi đốt ngải cứu để lan toả trong nhà, nhất là các ngóc ngách, bề mặt, gầm gậm...

  • Vón xiết nắm ngải cứu cho dính bện vào nhau như cái mồi.
  • Để vào đĩa/khay... và đốt cho cháy dần dần, khói trắng bốc lên.

Trình tự xông: Từ trong ra ngoài, từ trên tầng cao xuống dưới. Không cần đóng cửa kín mít.

Thời gian xông: Khi đang trong mùa dịch bệnh/ở vùng dịch bệnh cúm, cứ 2-3 ngày xông khói ngải cứu 1 lần.

Đối với xông người (xông mặt). 

Phương pháp này dùng cho cả người có triệu chứng cúm trong 7 ngày đầu.

+ Dược vật:

Lá ngải cứu tươi 100g, lá bạch đàn tươi 50g (có thể thay thế bằng lá hương nhu tía/trắng (miền Nam gọi là é tía, é trắng và vị này của chúng ta hoàn toàn có thể thay thế vị hoắc hương), rau giấp (diếp) cá tươi 50g.

+ Cách xông:

  • Đổ 600ml nước, sắc trong khoảng 10 phút.
  • Chắt lấy 100-150ml để riêng ra trước để uống sau khi xông mặt.
  • Để nguyên cả nồi nước lá đang bốc hơi nóng, từ từ đưa mặt (chủ yếu vị trí mồm, mũi) vào, giữ khoảng cách sao cho sức nóng vừa phải, hít thở tự nhiên nhưng thật sâu giống như đang ngửi mùi hương thơm quyến rũ vậy.
  • Khi nhiệt hơi giảm dần, để mặt sát hơn.
  • Xông đến khi hết hơi nóng bốc lên là được.
  • Không cần trùm khăn kín.
  • Xông xong, uống phần nước đã chắt riêng ra ban đầu.

+ Thời gian xông:

Khi đang mùa/ở trong vùng dịch bệnh truyền nhiễm, cứ 1-2 ngày xông 1 lần.

Đối với ăn/uống để phòng dịch cúm:

Nên chọn rau giấp cá làm rau ăn hàng ngày. Có thể xay làm sinh tố, nhưng chỉ nên uống độ 50ml/ngày.

Rau giấp (diếp) cá (Trung y gọi là ngư tinh thảo) có tác dụng ức chế rất mạnh các loại siêu vi dòng cúm ở mũi/miệng/họng/hầu. Cũng dùng được cả cho người có triệu chứng cúm trong 7 ngày đầu.

Tổng hợp