Hiện Việt Nam đã ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc cúm Vũ Hán do virut Corona gây nên, nâng tổng số người mắc lên 7 người (02/2/2020). Trước nguy cơ có thể bùng phát thành dịch tại nhiều địa phương trên cả nước, chúng tôi xin gửi đến các bạn cách phòng tránh lây nhiễm cúm, cúm do vi rút Corona đơn giản nhất.
Virut Coronavirus (CoV) là gì?
CoV là tên một họ virus có cấu trúc bên ngoài nhìn từ kính hiển vi rất giống hình vương miện, mà theo tiếng latin corona nghĩa là "crown" hay vương miện đó. Để nhân lên thì virus nào cũng cần 1 vật chủ, và CoV này cũng vậy, trong quá trình tiến hoá thì mỗi loạivirus của họ CoV này tẽ ra khắp nơi, CoV (a) lấy vật chủ là thực vật, CoV (b) lấy vật chủ là động vật, CoV (c) lấy vật chủ là người...
Bình thường thì virus và vật chủ sống yên bình với nhau, thỉnh thoảng gây bệnh nhưng vật chủ đã có những cơ chế phòng vệ để loại bỏ hoặc chung sống hoà bình với loại virut ấy. Ví dụ trong trường hợp ở người, có mấy loại gọi là human CoV hay gây bệnh "cảm lạnh" hắt xì hơi xổ mũi ở người mà ngày xưa hay có quảng cáo đã có Decolgen để trị, thực ra Decolgen ở đây với thành phần chính là paracemol không phải dùng để diệt virus mà dùng để điều trị những triệu chứng bệnh tạm thời của cơ thể.
Do virus nói chung khi xâm nhập cơ thể thì hệ miễn dịch của chúng ta phải hoạt động hết công suất để loại bỏ tác nhân lạ, các quá trình này sẽ sinh ra nhiều năng lượng dẫn đến sốt, rồi mấy virus này hoạt động ở tế bào của phần cơ thể nào thì sau khi sử dụng nguyên liệu để nhân ra virus mới thì cũng làm chết luôn tế bào đấy và tạo ra rối loạn vùng cơ thể đố -> gây nên những triệu chứng không kiểm soát được. Khi các "hiệp sĩ diệt tác nhân lạ" của hệ miễn dịch tấn công virus này thì lại gây ra sự viêm sưng tấy vùng cơ thể đó. Tóm lại là giờ đã có thêm nhiều thế hệ thuốc mới từ các hãng thuốc khác nhau với tên gọi khác nhau quảng cáo là trị cảm lạnh, cảm cúm nhưng thực tế đều có thành phần chính là paracetamol và các hợp chất để làm giảm các triệu chứng trên chứ không phải để diệt virus.
Khi nhắc đến cảm cúm thì mọi người cũng phải nhớ: cúm là do virus thuộc họ Influenza gây ra chứ không phải do virut nào trong họ CoV gây ra. VÌ THẾ THUỐC TAMIFLU (là loại thuốc dùng để diệt virus cúm) KHÔNG THỂ DÙNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH DO COV GÂY RA ĐƯỢC.
2019nCoV - đã xác định được chính xác các đường lây truyền
- - Ở những thông tin trước, xác định được nguồn gốc lây truyền là từ động vật (bao gồm gia cầm, bò sát) hoang dã và từ người sang người.
- - Đường lây của 2019 - nCoV gồm: Lây qua đường thở (đường hô hấp trên - dạng giọt thông thường) và niêm mạc mắt. Mắt ở đây không phải nhìn nhau sẽ bị lây, mà nếu tay bẩn, dính mầm bệnh, rồi dụi vào mắt sẽ có nguy cơ lây - cần phòng tránh.
Các triệu chứng cơ bản ban đầu, thường thấy nhiều nhất khi bị mắc 2019-nCoV là sốt, mệt mỏi và ho khan. Xem thêm: Triệu chứng bệnh viêm phổi virus corona Vũ Hán
Bệnh nhẹ, người khoẻ, phục hồi trong vòng 7 ngày. Bệnh nặng, người yếu, dễ biến chứng viêm phổi cấp và tiến triển xấu hơn (đặc biệt với những người có các bệnh lí nền liên quan như, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch).
Từ đây, chúng ta căn cứ vào để tích cực phòng vệ cá nhân, theo khuyến cao của WHO, Bộ Y tế VN và lực lượng chuyên môn.
Kinh nghiệm phòng tránh cúm, viêm phổi virut Corona Vũ Hán
Hiện nay tuy chưa có thuốc đặc trị, tức là thuốc có thể tiêu diệt được virus CoV này ngay và luôn nhưng các bác sĩ đã có những phác đồ điều trị nhằm giảm các triệu chứng có thể gây tử vong do virus Vũ Hán này gây ra như sốt cao, khó thở, viêm phổi, rối loạn chức năng hô hấp.
Mục đích là giúp cơ thể vượt qua được các tình trạng nguy hiểm và sau đó thì hệ miễn dịch có thời gian để nhận biết tác nhân gây bệnh mới này và loại bỏ nó ra thì sẽ hết bệnh thôi. Vấn đề chỉ cần là thời gian và phải có đầy đủ phương tiện + nguồn lực chăm sóc những người bị mắc bệnh.
Vì thế CẦN PHẢI PHÒNG TRÁNH ĐỂ VIRUS KHÔNG CÓ CƠ HÔỊ LÂY LAN NHIỀU thành đại dịch và cơ hội cho những người không may nhiễm virus được chăm sóc và hỗ trợ đầy đủ được khỏi bệnh sớm sẽ cao hơn.
Điều quan trọng nhất là phải luôn RỬA TAY:
Vì tay tuy là nơi tiếp xúc nhiều nhất với các bề mặt chứa virus vi khuẩn, nhưng do da là phòng tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể nên virus không thể thâm nhập qua da để gây bệnh, chỉ khi để tay bẩn tiếp xúc với các bộ phận như mắt, mũi, miệng thì virus mới có thể đi vào cơ thể và tấn công các tế bào của chúng ta. Vậy nên phải LUÔN RỬA TAY với xà phòng hoặc gel diệt khuẩn trước khi đụng vào các bộ phận trên hoặc đụng vào thức ăn.
Hạn chế đến nơi đông người:
Ngoài ra, loại virus CoV này "yêu thích" các tế bào trong hệ hô hấp để tấn công nên sự lây truyền cũng sẽ nhanh hơn vì con người ta nhịn ăn, nhịn mặc được chứ không ai nhịn thở được. Mặt khác, ngày nay nhờ phương tiện đi lại thuận tiện nên tốc độ lan toả bệnh cũng nhanh hơn nhiều. Do đó, nếu hạn chế được thì không nên đến chỗ đông người, đặc biệt là chui vào 1 không gian kín như tàu xe máy bay vì khả năng hít phải virus sẽ cao hơn.
Sự thật về khẩu trang y tế:
Chúng ta cần hiểu rõ: Đeo khẩu trang y tế hiện nay chỉ có tác dụng tránh những dịch tiết có thể chứa virus của mình bắn lung tung vào người khác chứ không có tác dụng chống virus xâm nhập vào mình. Quan trọng nếu dùng khẩu trang là phải thay thường xuyên chứ không phải dùng loại đắt tiền nên các bạn không nên đốt tiền cho những chỗ bán hàng quảng cáo, đội giá gấp 5 - 10 thậm chí vài chục lần so với bình thường.
KHÔNG CÓ LOẠI KHẨU TRANG Y TẾ NÀO TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY CÓ THỂ LỌC ĐƯỢC VIRUS CORONA, vì nó có kích thước siêu nhỏ (chỉ 200nm), kính hiển vi bình thường còn khó soi thấy huống gì màng lọc bụi mịn của khẩu trang.
Giữ vệ sinh chung
Tiếp nữa là mọi người cũng nên có ý thức tốt hơn về việc giữ vệ sinh chung cho cộng đồng bằng việc không khạc nhổ bừa bãi, hắt hơi, sổ mũi thì nên che lại, sau đó rửa tay vệ sinh ngay và luôn, tránh đụng lên những đồ vật sẽ có nhiều người tiếp xúc.
Nâng cao thể chất, sức đề kháng của cơ thể
Theo quan sát cho thấy: người nhiễm virus phát bệnh, nếu thể tạng yếu sẵn hoặc có bệnh tiềm ẩn, tuổi cao, đề kháng kém thì rất khó chữa trị, suy kiệt nhanh. Còn người trẻ hay thể trạng mạnh khoẻ thì phục hồi tích cực hơn khi được điều trị. Vì vậy, việc nâng cao thể chất cũng như sức đề kháng của cơ thể là rất quan trọng.
- 1. BÍ MẬT THÂN NHIỆT: Khi thân nhiệt giảm thì virus ngủ trong cơ thể sẽ bùng phát, vì vậy thân nhiệt sẽ cứu bạn. Hãy GIỮ ẤM CƠ THỂ bằng cách mặc quần áo ấm, ở trong phòng ấm, Không để bị lạnh, không tắm nước lạnh, không uống nước lạnh.. khi bị cảm lạnh hãy uống trà gừng, nghệ, mật ong nóng, ăn cháo nóng giải cảm có hành tỏi, rau củ quả có tinh dầu giải cảm để làm nóng cơ thể..
- 2. VẬN ĐỘNG THỂ LỰC để giữ ấm cơ thể và tăng trao đổi chất, giúp phổi khoẻ, tăng đề kháng. Dĩ nhiên tập thể dục bây giờ thì không thể khoẻ mạnh ngay được nhưng theo dự báo dịch có thể kéo dài vài tháng. Nên hiện tại có thể tập dần dần, nhẹ nhàng tại nhà. Có hoạt động sẽ tốt hơn là ì ra. Lưu ý tập trong nhà, không nên ra phòng tập đông người.
- 3. NÂNG CAO KHÁNG THỂ: Kháng thể sẽ giúp bạn tiêu diệt virus, kháng thể được tạo ra bởi các axit amin nên chúng ta hãy ăn uống đủ chất, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, bổ sung thực phẩm bổ dưỡng, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm kích thích tiêu hoá giúp hấp thụ thức ăn để tạo ra axit amin. Ngoài ra, đừng quên bổ sung các vitamin đặc biệt là vitamin C, uống nước thường xuyên..
- 4. DIỆT KHUẨN, ỨC CHẾ VIRUS, BỔ PHỔI: Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi, họng. Dùng các sản phẩm diệt khuẩn, kháng virus, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
- 5. ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH ĐANG MẮC: Nên dùng các loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ theo hướng dẫn sử dụng, hạn chế dùng kháng sinh vì làm giảm sức đề kháng. Dùng thuốc phải theo đơn của bác sĩ. Dùng kháng sinh không có tác dụng với virus nhưng có tác dụng với những bệnh cơ hội hoặc những bệnh đã có sẵn trong cơ thể.
Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh:
- 1. Khi có những triệu chứng Sốt, Ho, Khó thở Phải đến bệnh viện ngay
- 2. Nếu thấy nguy cơ mình bị nhiễm như đi về từ vùng dịch, tiếp xúc với ng bị nhiễm, hoặc nguy cơ nhiễm đeo khẩu trang ngay và nên tự cách ly 14 ngày, báo cáo lịch trình di chuyển
- 3. Có dấu hiệu ốm sốt gọi điện thoại tư vấn đường dây nóng của Bộ Y Tế 19003228
Từ những nguyên lý chính là vậy và bạn có thể làm tất cả mọi cách bạn có, cẩn thận và khoa học để phòng chống loại virus nguy hiểm này.
Sử dụng "cồn tỏi", "dầu lạc" theo các bác sĩ quân y
Về phòng ngừa lây lan, bản chất 2019-nCoV không khác các loại virut cúm thông thường khác, nó cũng ưa lạnh (cảm lạnh), môi trường ẩm thấp. Do đó, việc giữ ấm cơ thể, đường hô hấp trên, ăn/uống ấm nóng là quan trọng.
DẦU LẠC: PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CÚM DỄ DÀNG
Nam y từ lâu thường dùng dầu lạc (đậu phộng) để phòng tránh khí uế, tà khí (bao gồm virut) xâm nhập qua đường hô hấp, đặc biệt khi tiếp xúc với tử thi, đám tang, vùng dịch bệnh, chốn rừng thiêng nước độc. Các bác sĩ quân y áp dụng phương pháp này khi tiếp xúc chẩn trị những bệnh nhân bị nhiễm virut đường hô hấp trên và thấy rất hiệu quả, hầu như chưa bao giờ bị lây nhiễm virut từ người bệnh.
Cách sử dụng dầu lạc: Dùng tăm bông ngoáy tai chấm vào dầu lạc rồi thoa đều vào hai lỗ mũi. Dầu lạc sẽ tạo thành lớp màng mỏng ngăn chặn/tiêu diệt các loại virut xâm nhập qua niêm mạc mũi, họng rất hiệu quả. Sau khi đã an toàn, rửa sạch lại bằng nước muối sinh lý.
Lưu ý:
- - Phương pháp này có tính phòng ngừa, không có tác dụng điều trị và không thay thế các phương pháp được WHO khuyến nghị.
- - Dùng các loại dầu thực vật khác tương tự có lẽ cũng sẽ có tác dụng, vì cũng tạo ra lớp màng bảo vệ niêm mạc trong mũi. Nhưng các bác sĩ quân y chưa ứng dụng bao giờ, nên không dám khẳng định.
CỒN TỎI: CÁCH HỮU HIỆU NHẤT ĐỂ PHÒNG CÚM TRONG QUÂN ĐỘI
Ưu điểm/hạn chế của cồn tỏi
Cồn tỏi chắc chắn là một phương pháp phòng ngừa cúm hữu hiệu, hơn nhiều các loại khẩu trang thông thường. Đây là kinh nghiệm của quân y và là phương pháp bắt buộc áp dụng trong quân đội mỗi khi đến mùa dịch cúm và/hoặc khi trong đơn vị bất kì xuất hiện nhỏ lẻ ca bị cúm/nhiễm virut đường hô hấp trên/dưới.
Thực tế, khi dân sự có vùng dịch cúm, hầu như các đơn vị quân đội chưa bao giờ bị lây nhiễm số đông, dù môi trường tập thể, đông đúc, tiếp xúc gần và không khẩu trang gì cả. Cồn tỏi rất nóng, cay, có tác dụng ngăn ngừa virut cúm xâm nhập vào mũi, miệng và cả tác dụng điều trị khi bị nhiễm, tác dụng phòng tránh khí lạnh gây viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng rất đắc hiệu.
Nhược điểm của cồn tỏi là nóng, sót, nhức đến tận óc khi nhét vào 2 lỗ mũi (khoảng 3-5 phút), làm cho nước mắt nước mũi giàn dụa ra. Do đó, mỗi lần quân y làm công tác dịch tễ phòng ngừa cúm khi tới mùa, khi có người trong đơn vị bị nhiễm là rất khó khăn, vì bộ đội hay trốn. Nên thường phải canh me và áp dụng hình thức kỉ luật nặng. 1 đơn vị 100 quân, mà 5 ông hắt hơi, xổ mũi, ho, sốt, đau đầu, uể oải toàn thân là coi như tê liệt rồi, huấn luyện, đánh đấm gì nữa. Theo điều tra, bộ đội né dùng cồn tỏi chủ yếu là do không thích mùi hôi của nó, chứ không phải sót không chịu được.
Cách làm cồn tỏi 20%:
- 20gam tỏi ta giã nát, để ngoài không khí 15 phút.
- Sau đó đem ngâm với 100ml cồn 70 độ trong 1 đêm
- Chắt lọc lấy nước cồn, bỏ bã (nếu dùng rượu 40 độ, thời gian ngâm từ 7 - 10 ngày mới dùng được).
Cách sử dụng cồn tỏi phòng cúm
Khi dùng nhét mũi, vê bông y tế thành viên tròn vừa 2 lỗ mũi, thấm nước cốt, đặt cùng lúc vào 2 lỗ mũi tối thiểu 30 phút (bộ đội thường đặt vào lúc trước khi ngủ và sáng mới bỏ ra). Với người sợ đau/trẻ em, có thể lấy tăm bông ngoáy tai, chấm cồn tỏi và ngoáy dần dần vào 2 lỗ mũi. Nếu có đau, sưng họng, ho, đờm, dùng 10ml cồn tỏi ngậm/súc miệng cũng tác dụng rất tốt.
DUNG DỊCH TỎI DẦU LẠC: CẢI TIẾN CỰC KỲ HIỆU QUẢ
Cải tiến cồn tỏi thành dung dịch tỏi dầu lạc chắc chắn sẽ hiệu quả hơn, dễ dùng hơn, giảm sót/đau đáng kể.
Cách làm dung dịch tỏi dầu lạc hoặc vừng 10%:
- 20gam tỏi ta giã nát, để ngoài không khí 15 phút.
- Đem ngâm với 200ml dầu lạc/vừng nguyên chất 3 ngày (lắc đều mỗi ngày 1 lần).
- Mỗi sáng lấy tăm bông chấm dung dịch tỏi dầu lạc, ngoáy, thoa đều vào 2 lỗ mũi.
Đây là phương pháp phòng ngừa lây nhiễm chung cho mọi loại cúm virut rất tốt, rất cần thiết cho đặc điểm bệnh lí và thời tiết ở Việt Nam thường bị mắc dịch cúm, con 2019-nCoV chỉ là 1 chủng trong các chủng cúm mà thôi. Hễ cứ tới mùa cúm, chúng ta đến viện/khoa truyền nhiễm mà xem, lúc nào cũng chật cứng cả, nhất là trẻ em. Không việc gì phải hoang mang với con 2019 - nCoV.
Tất cả các loại virut cúm đều có thể đột biến khó lường, gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với người có bệnh lí nền về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, hệ miễn dịch suy giảm, bệnh tự miễn (hệ thống). Do đó, công tác phòng ngừa lây nhiễm luôn là trọng tâm, ưu tiên hàng đầu. Và việc này thực sự không quá khó khăn.
Lưu ý:
Tất cả những người trở về từ thành phố Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) hoặc các tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus Corona trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
- Bất cứ ai có dấu hiệu sốt (cặp nhiệt độ trên 38 độ C), ho, tức ngực, khó thở, đau nhức xương khớp… cần cách ly với người thân và bạn bè ngay (ở phòng riêng, không nên ra ngoài và tiếp xúc với mọi người). Đeo khẩu trang liên tục, uống nhiều nước, tăng cường ăn uống để kiểm soát và chữa triệu chứng. Song song đó là báo ngay cơ quan y tế gần nhất để xin được tư vấn.
- Bất cứ ai, ở nơi đâu... khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ (sốt, ho, khó thở, đau nhức xương khớp) cần thông tin cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó, không để dịch bùng phát, lây lan.
Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng (BV Bạch Mai): "Xét về độc lực, con virus này không bằng con cúm. Vì nó là chủng mới nên nếu để lây lan sinh sôi nhiều sẽ có nguy cơ bị đột biến, mà đã đột biến thì không biết đường nào mà lần. Vậy nên cẩn tắc vô áy náy, cẩn thận phòng chống vẫn hơn. Sợ thôi chứ đừng sợ quá.
Việt Nam năm nào cũng có dịch virus nào đó, nên việc khoanh vùng và xử lý rất có kinh nghiệm. Trước đây, khi dịch SARS bùng phát, Việt Nam là nước đầu tiên khoanh vùng và tuyên bố kiểm soát được dịch. Và WHO đã lấy Việt Nam làm khuôn mẫu cho các nước học tập phương pháp khống chế dịch."
Tới hiện tại, Việt Nam ta vẫn đang kiểm soát tốt, nhưng Thủ tướng đã kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch bệnh cấp quốc gia, giống đợt dịch SARE 2002-2003 (chúng ta đã thành công ngoài sức tưởng tượng).
Tamlinh.org (tổng hợp)