04/06/2021 11:47 View: 1885

Cách xem Tướng, tính cách người qua môi trường Phong thổ

Có người hỏi môn Tướng học xuất phát từ phương Đông vậy có áp dụng xem tướng cho người phương Tây được không? Tướng người phương Đông khác với người phương Tây vậy muốn xem Tướng để tìm hiểu Tâm hồn của họ thì phải làm cách nào khi mà hình hài có vẻ khác nhau? Bài viết này Tamlinh.org xin hướng dẫn cách xem Tướng, tính cách người qua môi trường Phong thổ. 

xem tuong qua moi truong phong tho

Tướng tự Tâm sinh

Con người dù có ở bất kỳ ở đâu, ở môi trường hoàn cảnh nào thì đều có nội tâm, tâm hồn và người ta căn cứ vào việc xét hình tướng bên ngoài để hiểu nội tâm bên trong đó là định tắc bất biến của tướng pháp.

Chúng ta biết rằng để nhìn nhận về Tướng mạo của một người thì không chỉ căn cứ vào Hình hài bộ vị bên ngoài để xét Tướng mà nó chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, muốn đủ thì phải tổng quan quan sát tổng hợp nhiều yếu tố khác như: Tác phong, Thần khí, Nhân phẩm. Ngoài ra thì các yếu tố liên quan đến Mệnh tướng như Duyên Cảnh, Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, hoàn cảnh môi trường địa lý, chủng tộc giống nòi, văn hóa, tập tục, lịch sử …

Tướng cách của người phương Tây được nhận xét chủ yếu tìm hiểu về Thần thái, Khí chất, Sắc diện và quan sát các nét tướng Tư duy, ngôn ngữ, hành vi, hành động. Quan sát Nhân sinh quan và Thế giới quan để nhận định về Thiên- Địa- Nhân, Thái độ, hành vi, hành động đa số do ảnh hưởng từ hoàn cảnh môi trường địa lý nơi họ sinh sống và các tác động từ nền văn hóa giáo dục, tập quán để định hình nên những đặc điểm chung.

Nhiều người chưa có hiểu biết về tướng pháp nên chỉ chú trọng vào hình hài bộ vị, thấy người phương tây mắt xanh mũi lõ, mắt, mũi, môi, miệng nhiều khi chẳng giống như sách tướng nên cũng là điều dễ hiểu khi không thể xem tướng được cho người phương tây.

Trong “Chiếu đởm kinh” từng nói: “Núi sông vùng này đẹp, vùng kia xấu, tính tình người sống ở đó cũng nồng hậu, đạm bạc, trong đục khác nhau. Nơi núi cao sông sâu thì con người mạnh mẽ, nơi sông cạn đất mỏng thì con người nhẹ nhàng. Người Tống thể hiện ở miệng, người Thục thể hiện ở mắt, người Lỗ hiên ngang, người Giang Tây thể hiện ở sắc”.

Trần Đạm Sở nói rằng: “Tính tình gốc ở sông núi và gốc còn phát ở nguyên thần. Trong đi với trong, đục đi với đục, cao đi với cao, thấp đi với thấp. Cho nên người lành tìm đến nhau, còn kẻ ác tìm người ác”.

Điều này nói lên rằng:

Diện mạo và tính tình con người chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên rất nhiều.

Ở Việt Nam cũng vậy, người miền Bắc diện mạo tính tình cũng khác người miền Nam, người dân tộc này khác với người dân tộc kia. Phong thổ mỗi vùng khác nhau, mỗi vùng có đặc điểm riêng do đó con người ở vùng đó cũng có sự giao hòa về văn hóa, tập quán, phong tục có sự khác biệt, văn hóa làng xã thậm chí cách nhau một quả núi sang bên kia thì tính cách, lối sống đã khác nhau rồi.

Để nhận xét và tìm hiểu về Nhân tướng thì không thể không để ý đến sự liên hệ của phong thổ địa lý môi trường được. Ngoài ra tướng mạo con người còn chịu sự ảnh hưởng của chủng tộc nòi giống đó là lịch sử di truyền, người dân tộc này có đặc thù, khác biệt với người dân tộc khác, vóc dáng cao thấp nặng nhẹ khác nhau, mầu da sáng tối khác nhau... Đó là những đặc thù và khác biệt khi xét tướng.

Tướng người ở các vùng miền cụ thể như sau

Theo phong thổ địa lý về cơ bản chia ra các loại đặc điểm chung Tướng người ở các vùng miền đó như sau:

Tính cách đặc trưng của người đồng bằng: 

Người ở đồng bằng đất đai bằng phẳng con người dễ sống, tính cách cũng đơn giản.

Môi trường đất đai rộng lớn, sống bằng nghề nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên con người ở đó luôn phải đề phòng thiên tai địch họa, chống chịu để vượt qua những khó khăn như bão, lũ, mất mùa, giặc dã … tính cách chung của họ cũng tiết kiệm, tích trữ của cải.

Tính cách đặc trưng của người miền núi: 

Núi cao sông sâu địa hình hiểm trở tạo nên tính cách kiên cường mạnh mẽ cho người miền núi.

Tính cách đặc trưng của người miền biển: 

Cuộc sống sông nước, khiến họ luôn phải vận dụng trí lực và sự can đảm, thay đổi linh hoạt để mưu sinh nên người miền biển thường cơ trí linh hoạt, dũng cảm nơi đầu sóng ngọn gió, họ là những người thích chinh phục, tư duy sáng tạo và phiêu lưu. Ở thế kỷ thứ 7 và 8 người Viking sống ở vùng Bắc Âu đã chinh phục gần như toàn bộ Châu Âu.

Ngạn ngữ có câu “Mỗi miền phong thổ nuôi một miền dân” mỗi vùng địa lý thì tính cách con người ở nơi đó cũng khác. Tướng cách của họ chịu sự ảnh hưởng theo đặc điểm chung của vùng địa lý và môi trường hoàn cảnh nơi đó làm ảnh hưởng đến tướng.

Tính cách người Việt tại các vùng miền

Đánh giá theo địa phương theo một số tài liệu:

Sách Xứ Đàng Trong năm 1621 của thương gia người Ý Cristoforo Borri, có ghi chép về đặc tính của người Việt ở Đàng Trong như sau:

  • Dịu dàng và lịch thiệp
  • Trọng khách, giản dị,
  • Đoàn kết, thành thật với nhau
  • Hay chia sẻ, quảng đại
  • Yêu thích và dễ tiếp thu văn hóa nước ngoài

Tác giả Peter G. Bourne trong sách Men, stress, and Vietnam xuất bản năm 1970 có đánh giá về ưu điểm khiến người miền Bắc chiếm nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền Sài Gòn gồm:

  • Làm việc chăm chỉ,
  • Có tính kiên trì,
  • Luôn mong muốn vượt lên phía trước.

Theo ông Mai Thanh Thế, người Việt Nam Bộ có những ưu điểm sau:

  • Tinh thần yêu quê hương đất nước, mà cao nhất là tinh thần yêu nước rất nổi trội, nhất là trước hoạ ngoại xâm.
  • Bản lĩnh kiên cường, khí phách hiên ngang, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, hào hiệp và phóng khoáng, bình đẳng và ít bảo thủ.
  • Tinh thần dân chủ và cộng đồng cao, khả năng hợp tác cao, có óc thực tế và thích ứng nhanh.
  • Năng động, sáng tạo cao; dám nghĩ dám làm, tài ứng biến, thích rũ bỏ cái cũ không còn thích hợp với hoàn cảnh mới.
  • Tính cá nhân, tính tự do, độc lập tự chủ, ít phụ thuộc trực tiếp, gò bó vào cộng đồng như những cư dân Bắc-Trung Bộ.
  • Biết tính toán, dám làm ăn lớn, và mạo hiểm.
  • Cởi mở, bộc trực mà hoà đồng.
  • Sẵn sàng xả thân cứu người vì nghĩa lớn.
  • Cần cù và chịu khó trong lao động sản xuất.

Ngoài những ưu điểm về tính cách thì người Việt cũng có không ít những nhược điểm là những thói hư tính xấu. Ngày nay sự suy giảm phẩm giá đạo đức khi xã hội kinh tế càng phát triển cũng một phần do thói quen xấu và thái độ ý thức của một bộ phận không nhỏ người Việt, đó là những mặt trái của xã hội đang phát triển.

Con người càng trở nên độc ác, vô cảm hơn. Lòng ham muốn vô bờ, tham vọng không đáy, tranh giành, đố kị, ích kỷ, chấp niệm, mê tín … đó là những tính cách xấu và qua sự nhận xét Thái độ hành vi, hành động quan sát nhân sinh quan và thế giới quan có thể hiểu được nhân tướng.