04/06/2021 11:33 View: 81963

Nghiệp làm Thầy là gì? Tại sao các Thầy giúp người lại bị Nghiệp?

Người ta thường nói đến Nghiệp làm thầy, thầy ở đây không phải là thầy giáo hay thầy thuốc mà chính là các thầy chuyên về Tâm linh như thầy Bùa, thầy Đồng, thầy Pháp...thậm chí cả thầy cúng. Vậy Nghiệp làm thầy ở đây là gì? Tại sao các thầy làm việc giúp đời mà lại bị Nghiệp báo? Thế thì ai dám ra làm thầy nữa? 

Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu nhé

3 nghiep lam thay

Ba Nghiệp này ông thầy cúng, thầy bói, pháp sư, địa lý,  phù thủy, thầy đồng... tất cả đều phải gánh. (Ảnh: Điện thờ tại gia  - O Huy Thông)

Nhiều người khi muốn xem âm hoặc làm việc âm phải chay tịnh, dưỡng sức, xem xong phải nghỉ ngơi chán mới lấy lại sức như ban đầu. Vì thế nên họ sẽ lấy phí hoặc không lấy phí. Nhưng dù lấy phí hay không thì khi làm việc âm, các thầy vẫn bị Nghiệp quả như thường.

Đời Ông Thầy có ba cái nghiệp

  • Nhất yểu 
  • Nhị Bần
  • Tam hậu tự (vô tự).

Ba Nghiệp này ông thầy cúng, thầy bói, pháp sư, địa lý,  phù thủy, thầy đồng... tất cả đều phải gánh.

Có những kẻ làm giả ăn thật như bói toán lừa đảo, ăn tiền nói dựa, cúng bái lung tung, mượn danh thần thánh phán truyền láo toét, thì đương nhiên phải nghiệp là đúng rồi. Còn có những người:

  • Làm thật ăn thật soi ra bói thấy
  • Cúng lễ giải hạn trừ tai, hoặc trấn sát vong tà
  • Giải trùng đoạn hạn, mở cung khêu lộc, giải ma nhập quỷ ám .,......
  • Cứu thế độ nhân, hoặc cúng lễ lên đồng trị bệnh cứu người.
  • Trên tôn việc Thánh dưới gánh việc trần đúng nghĩa, kẻ cơ hành hoặc điên điên dại dại, nghiệp căn nghiệp lực quấn thân, hoặc bệnh tứ chứng nan y, hoặc tìm không ra bệnh ...... đều khỏi. 

Nhưng tại sao vẫn phạm phải tam nghiệp làm THẦY.

Nghiệp làm thầy vận vào cả gia đình, con cái

  • Có một số Bà Đồng Ông đồng, thầy cúng, phong thủy, ngoại cảm .....tự khoe tôi toàn cúng bái cho người ta ai cũng đều thông chốt. Hay tôi chuyên mở phủ chữa cho người điên dại cơ hành và cả bệnh mà các bác sỹ đã bó tay .... Tôi chuyên cúng trị những ca bệnh tứ chứng nan y bệnh viện trả về tôi cũng chữa khỏi... Rồi tôi cầu cúng.... giúp..... giải hạn giải vận cho người này người kia ....họ có tôi mới thế này thế kia ... Nhưng sau đó lại kể khổ là tôi suốt ngày làm phúc cứu người thế mà chả thấy phúc đâu toàn gặp trái ngang. Vợ chồng như mặt trăng mặt trời, con cái thì bất hiếu ngỗ nghịch phá phách, nghiện ngập cờ bạc gia đình tan nát v v.. 
  • Hoặc một số thầy bói cũng vậy, vỗ ngực tự xưng tôi soi ra bói thấy ... tôi cứu nhà nó không nhà nó .... chỉ có chết. Nhưng tại sao tôi và gia đình tôi ...... lại gặp toàn chuyện đốn mạt thế này.
  • Hoặc thầy cao tay trị được vong tà trấn giải vận hạn ........ 

Làm việc nhiều khi tưởng là Thay mặt Thần Thánh, cho rằng như thể mình cầm lộc là không sao, vẫn là Phúc là cứu người, là tích đức. Nhưng không hẳn như vậy! Con tạo xoay vần soi ra bói thấy, chọc vào vòng quay tạo hóa động lý lẽ Âm Dương -> cho người tránh vận tránh hạn là các thầy đang tạo nghiệp về mình.

Người ta Đến ngày gặp vận gặp hạn, vì số phận nghiệp căn của họ phải chịu như thế. Ta lại chọc cái que vào vòng quay tạo hóa cho họ thoát ra khỏi vận khỏi hạn thì ta - Ông Thầy và con cháu ta phải thay họ gánh cái vận cái hạn đó cho họ (thậm chí là vận hạn gấp đôi). Thầy cúng, Pháp sư, thầy đồng, thầy địa lý, thầy phù thủy cũng vậy.

Thiên hạ họ gặp vận gặp hạn, bệnh tật, tai nạn, nghèo túng, ma nhập quỷ ám, oan gia trái chủ, liên táng đoản mệnh, đoản vận ......  Ta giúp họ cúng lễ giải cho họ ..... thoát hết vạn hạn ....... Giúp đời đấy nhưng ta đâu có phúc.

Tại sao cứu người giúp đời lại không được Phúc còn gặp họa?

Ai biết trong kiếp này hay muôn vàn kiếp trước, họ có từng gây bao nhiêu nghiệp chướng, tạo bao tội chồng chất như sơn như hải. Rồi đến khi oan gia trái chủ đầy rẫy đến đòi nợ báo oán hành cho hạn cho vận, cho táng gia bại sản, gia đình tan nát, bệnh tật quấn thân, gây bao nhiêu nghiệp đến mức cơ hành điên dại.... Vậy mà Ông Thầy lại ngồi truyền phán mua sắm lễ nạp, rồi đàn nọ lễ kia.

  • Hoặc lễ không tới nơi tới chốn không đúng căn đúng việc .......
  • Hoặc lại còn dùng bùa chú bừa bãi, yểm đảo tế lễ.
  • Trấn sát nghiệp lực hồi đầu.
  • Và cúng bái nhờ cậy âm binh, hung thần ác sát, để giúp cho những người như vậy.

Ngăn cản không cho oan gia đến báo oán đòi nghiệp, can thiệp trực tiếp vào lý lẽ Âm dương, quy luật Nhân - Quả, ngăn cản nghiệp lực con tạo xoay vần. Thì cái nghiệp đó lại chuyển sang và lại vận vào người Thầy, vào các con của thầy.

Bởi chính ta cũng không biết gia chủ nhờ ta, chính bản thân người đó hay vong linh Gia tiên tiền tổ hoăc nội thân ngoại thích họ hàng có người tạo nghiệp như: Giết người cướp của chiếm đoạt phi lí, sát sinh quá nhiều, vu oan giáng họa, ăn không nói có, buôn thừa bán thiếu, vì tiền táng tận lương tâm việc gì cũng làm, hoặc cậy chức cậy quyền ăn trên ngồi chốc tham ô móc ngoặc, hút máu mủ gia hại nhân dân .... hoặc đập phá tượng Phật, phá hủy Chùa chiền Đình Đền miếu mạo, hoặc chia duyên rẽ thúy, hiếp đáp nữ nhân ăn gan uống máu, ....... gây bao nhiêu trọng tội.

Nay đến ngày nghiệp báo trả nợ, Quỷ Thần đẳng hồn, hung ương ác sát đến báo oán đòi nợ sang con cháu.Theo lý Âm dương, theo luật Nhân - Quả thì ác giả ác báo. Phúc mỏng nghiệp dầy, trăm nghiệp đổ dồn vào, ma xui quỷ khiến, gia đạo bất an cơ hành khốn đốn, âm vong tà vậy thừa cơ tác quái. Bây giờ mới lao đao đi kêu cầu bốn phương tám hướng nhờ các Thầy giúp đỡ. 

Đừng bỏ lỡ: Truyện ma có thật: Cô Hường

Làm thế nào để tránh/hạn chế Nghiệp làm thầy?

Thầy mà không tinh thông, chỉ nghĩ cách kiếm tiền, không hướng cho gia chủ cách tích đức hành thiện tạo phúc. Thậm chí tu tập Phật pháp hồi hướng sám hối. Mong cầu sự từ bi của câu Kinh tiếng kệ,  hoặc mượn nhân duyên của cửa đình Thần để cởi bỏ oan gia trái chủ thì thầy đó cũng nhận đủ nghiệp hoàn.  

Đa phần các Thầy mà không được học dụng công tu tu tập những pháp môn của các cụ để lại như: Từ bi đại sám tẩy, Thiện vân sám nghiệp, hoặc chân như hồi giải, hay chí ít cũng phải thực hành tích Âm đức lực tu tập mong đủ sắc pháp trong thần tiêu ngọc cách. Chấp trung tác sự, hoặc gia trì thường ngày 9 pho kinh chuyên chuyển luân hóa giải ngiệp lực. (đây là những pháp giải nghiệp lực của Pháp sư và của nội giáo và đạo giáo) để dụng pháp hóa giải cho cả thầy và gia chủ.

Nhất là Khi gia chủ không chịu tích đức hành thiện, tạo phúc như các thầy khuyên thì bao nhiêu nghiệp lực của gia chủ thầy phải chịu oán sát ít nhiều. 

Còn nếu các thầy không tu tập và chỉ vì tiền cúng bái qua loa. Tưởng là mua chuộc hung Thần ác sát gia hộ, dùng bùa chú bảo hộ cho gia chủ tạm thời bình yên nhưng chỉ ngăn cản oan gia nghiệp báo đến đòi nợ lúc bấy giờ, ngăn cản tạo hóa xoay vần thì chỉ được một thời gian gia chủ lại vẫn y như cũ.

Vì nghiệp lực không mất đi mà chỉ mua chuộc hay trấn áp được hung thần ác sát chứ chánh thần công bằng lắm, không bao giờ dám phạm Thiên luật. Chung quy cũng vẫn là do không giải quyết dứt điểm. 

Sau cái nghiệp cái họa này Thầy lại phải hứng chịu, con cháu phải gánh nghiệp ......  Nên nghiệp làm thầy nặng lắm.

Đừng nghĩ câu phúc chủ lộc Thầy mà tham

Hãy nhìn những người làm thầy trong thiên hạ có truyền được vài đời đâu. Những ai mà truyền được vài đời đều là những người dầy công học và tu tập. Cho nên ngoài giữ nghiệp tổ tiên, gìn giữ nghiệp ông cha để lại, những người thầy hiểu biết có được trân truyền và giỏi họ không muốn làm Thầy nhưng vì nó là cái nghiệp mà họ phải trả trên đời.

Những người thầy giỏi không bao giờ cần khách nhiều và mua việc về mình vì họ biết càng làm càng lắm nghiệp. Họ coi trọng chữ duyên, có duyên thì đến chứ họ không trọng danh tiếng hay đông khách.

Trước đây, các thầy giỏi nghề thầy cúng ..... họ đều để cho các nghề này là nghề phụ vì họ vẫn sống bằng làm ruộng, hay làm lang thuốc .... và các nghề khác. Họ đi làm cho người ta lấy công chỉ vài xu hay miếng thịt đĩa xôi ...Chứ không như bây giờ nghề thầy cúng chuyên nghiệp, có đám lấy tiền hàng trăm triệu. ..... dềnh dang.

Càng giỏi càng mong ít việc, càng hiểu nghề càng mong đừng ai đến nhờ vả.

Vì càng làm càng phải Nghiệp. Kể cả những thầy trong các sơn môn cổ truyền, tu gia trì theo các cách hạn chế nghiệp lực như trên, vừa lợi lạc lâu dài cho gia chủ, vừa tránh nghiệp cho mình.

Hoặc cao hơn nữa là thụ Bồ Tát giới Phát nguyện kiếp này. Họ gia trì Phật lực tu tập học hỏi đến nơi đến chốn, trên tôn Phật Thánh phụng sự đêm ngày chuyên tâm gia trì 9 pho kinh chuyên tu nghiệp để mong hồi hoàn hay giải đi nghiệp lực gia thân khi hành đạo nhưng cũng không hết. Âu vẫn mắc ít nhiều tam nghiệp làm thầy.

Mà đặc biệt, họ biết các gia chủ không phải sửa đàn cúng lễ vì việc không đúng và không phải sửa biện lễ lạt thì họ sẽ tuyệt đối không làm.

Hãy để cho gia chủ tự ngẫm, tự nhìn thấy nghiệp của bản thân... Hãy chỉ dẫn cho họ con đường, còn đi hay không, hay đi thế nào là chuyện của họ. Điều này hoàn toàn được phép, bởi đó là sự ngộ của cá nhân thầy.

Thay vì ôm nghiệp của thế gian vào người, thầy cũng nên để mọi người tự hoá giải Nghiệp của chính mình.

Bởi nghiệp của người nào thì người đó tự hoá giải, bạn giết người thì bạn phải tự chịu trách nhiệm với pháp luật. Bạn không thể trách thầy tại sao thấy người ta bị pháp luật trừng trị mà thầy không can thiệp. Đó là lý do tại sao nhiều lúc chúng ta thấy thầy này thấy nạn mà không cứu ngay là vậy

Nên mọi chuyện cần phải suy xét rõ ràng, định hướng cho gia chủ tự giải là biện pháp tối ưu nhất để các thầy tránh tạo thêm Nghiệp cho con cháu. Hãy luôn nhớ rằng: 

Đánh mất chữ Tâm ...làm rơi chữ Đức
Không tròn chữ Hiếu.. sống thiếu chữ Tình
Thì có tài giỏi đến đâu... cũng thành vô dụng

--------------

*Lưu ý : Đây là những chia sẻ kinh nghiệm – quan điểm cá nhân của người viết trong quá trình nghiên cứu tâm linh, không đại diện cho tông môn nào. Nếu có gì thiếu sót, Tamlinh.org mong nhận được sự đóng góp của các bậc thiện tri thức mọi nơi.

Đọc ngay: TRỌN BỘ: NGHIỆP ÂM KỲ TRUYỆN rất hay về nghiệp làm thầy, về những người sinh ra đã có nhiệm vụ phải làm việc âm, hiểu thêm về đạo Mẫu thờ Tam Tứ Phủ. 

Tamlinh.org

(Mọi sao chép phải dẫn link từ web)