04/06/2021 11:47 View: 8452

Cách phân biệt người có KHÍ CHẤT cao quý với kẻ tầm thường

Trong một người luôn tồn tại các loại tính khí và luôn không ổn định, có khi ta thấy mình là khí chất này lại có khi là khí chất khác, nên đôi khi thấy mình thật khó hiểu. Tuy nhiên mỗi người sẽ có một tính khí "nổi bật" nhất, và nó cũng quyết định khí chất hay tính cách "chính thức" của một người. Bài viết này Tamlinh.org xin hướng dẫn cách phân biệt người có KHÍ CHẤT cao quý với kẻ tầm thường

nguoi co khi chat, tinh than, khi phach

Tinh thần, khí phách trong nhân tướng học

Tinh thần con người trong tướng học là thể hiện của sức mạnh năng lượng bên trong của trí tuệ, của hệ thần kinh và khả năng kiểm soát cảm xúc, người ta hay nói đến là sức mạnh tinh thần. Biểu hiện ở bên ngoài ở tướng mạo có Thần thái đó là thái độ, tâm trạng, thói quen hành vi, ngôn ngữ, hành động có thần khí gọi là Khí phách (Khí chất của hồn phách).

Tinh thần khí phách cũng thể hiện nên tính cách, cá tính đặc thù tạo thành phẩm đức nhân cách của con người. Qua đó người ta quan sát Thần Khí khi luận nhân tướng để đánh giá về ý chí, nghị lực, năng lực, tài nghệ, khả năng gây dựng và giữ gìn sự nghiệp công danh, nhận định sự việc thành hay bại. Tăng Quốc Phiên đời nhà Thanh rất chú trọng việc quan sát tinh thần khí phách để nhìn nhận tướng người, nó là sở trường trong phương pháp xem tướng của ông.

Khí chất con người qua nhân tướng

Khí chất là thứ bên trong cơ thể ví như Hồn phách nên người ta cũng gọi là khí phách, nó biểu lộ ra ngoài qua các nét tướng mà người ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận đánh giá được ở sắc diện và tướng mạo mà nó cũng được gọi là Khí tiết. Nó là đặc điểm của cá nhân về mặt cường độ, nhịp độ hoạt động tâm lí, tạo nên tính cách của từng người.

Ta phải hiểu

  • Khí là nguồn năng lượng bẩm sinh và do tu dưỡng là những tố chất tạo nên các khả năng và năng lực của con người như phẩm chất về trí tuệ trí thông minh, ý chí nghị lực, sức khỏe, tài năng …
  • Khí ở trong nội thể nhờ Tinh cha huyết mẹ mà được thừa hưởng đó là khí bẩm sinh
  • Nhờ sự nuôi dưỡng chăm sóc của cha mẹ và khả năng hấp thu khí của trời đất và khéo tiếp nhận tu tập khi trưởng thành mà con người có được khí chất riêng và khác biệt ở mỗi người gọi là khí phách hay khí tiết.

Khí chất hay khí tiết này toát ra bên ngoài hình tướng qua thần thái, nghị lực, tính cách quyết đoán, tính khẳng khái cương nghị, gan dạ, dũng cảm bất khuất, biểu lộ thái độ ở hành động và sắc diện.

  • Thần thanh và hòa, sáng trong là tướng phú quý.
  • Thần đục, nhu nhược, khiếp sợ là tướng bần khổ hay gặp tai họa, bệnh tật.
  • Người chân thật và điềm tĩnh thường có thần khí bình hòa.

Trong Ngọc quản chiếu thần cục nói:

Người vui vẻ và yên tĩnh thì thần sẽ yên ổn. Người nông nổi và vội vàng thì thần không yên.

Do đó người quân tử biết tu dưỡng bản tính của họ, thay đổi thần khí nóng vội. Khí không nóng vội thì hình yên, do đó sẽ không có người có hình thể yên mà thần khí không đủ.

Khí về bản chất là chỉ sự biến hoá của âm dương vận hành của huyết dịch, theo đông y phân tích Ý dẫn khí, khí dẫn huyết phát tiết ra ngoài làm biến đổi cử chỉ sắc thái ở bộ vị hình thể. Thần sinh ra theo khí, nhưng hàm nghĩa của nó không giống nhau.

Khí biến hoá mà có hình, thần cũng chính là sản sinh ra từ trong hình thể. Khí biến hoá được sinh ra, thần thì không. Khí biến hoá mà mất đi, thần thì vẫn tồn tại.

Khí chất tạo nên tính cách, tính cách định hình nên nhân cách nên nó có nhiều ảnh hưởng liên đới đến mệnh tướng, cuộc đời và sự nghiệp của người đó. Khí chất thể hiện bản lĩnh, cốt cách, thiện căn và trí tuệ căn đó là nhân phẩm cách của con người, thông qua việc quan sát Khí chất ta biết được Tướng cách và dự đoán được cuộc đời, sự nghiệp của họ.

Khí - Hình phải đi liền với nhau khi luận tướng

Tướng học nhận xét: "Khí chất trong sáng nhưng Hình yếu đuối tuy tài cao thông tuệ nhưng Mệnh bạc. Tinh thần mạnh mẽ xương cốt khỏe thì Phú quí thọ khang ninh" tại sao lại như vậy?

Khí chất là cái ở bên trong cơ thể được toát lên từ phong cách, thái độ, dáng vẻ tướng mạo, ý chí, tư tưởng, ngôn ngữ, hành vi, hành động có thể quan sát được ở bên ngoài.

Kẻ có Khí chất mạnh mẽ thường có Tinh Thần Khí Phách đại phương tấm lòng bao dung độ lượng và hành động quyết đoán, dáng dấp phong thái. Tuy thể hiện ở hình hài bên ngoài nhưng với nhận xét của người am tường Tướng thuật thì nó là biểu cảm của cái Khí chất ở bên trong, là sức mạnh năng lượng tiềm tàng ở trong cơ thể, nó là Tố chất bẩm sinh được rèn luyện thực hành tạo nên Khả năng sở trường đó là gốc rễ của tài năng.

“Kẻ có ngạo khí hay làm liều, Kẻ mà thần bất túc thường do dự không quyết đoán” đó là kẻ có khí chất yếu đuối, bất tài.

Kẻ có Khí chất mạnh mẽ phong thái ung dung, điềm đạm bình tĩnh, an nhiên tự tại, trí tuệ thâm sâu, kiến văn quảng bác, tinh thần mạnh mẽ, hành động thường quyết đoán. Cổ nhân xưa thường nói: “Cao nhân bất lộ tướng, hiền đức chẳng khoe mình” đó là kẻ có tinh thần khí phách cao quí. Kẻ thường khoe tài cậy khôn, kiêu ngạo tự mãn, hơn người một chút thì hớn ha hớn hở, kém hơn người thì sinh lòng thù ghét đố kị, kẻ đó thường chuốc lấy tai họa.

Thời Tam Quốc: Viên Thiệu xưng hùng xưng bá ở phương bắc nhưng lại là kẻ có Khí chất hẹp lượng, hành động do dự không quyết đoán nên phá hỏng cả cơ đồ sự nghiệp. Tuân Úc là mưu thần của Tào Tháo từng nói về Viên Thiệu như sau: Ngoài mặt thì bao dung mà trong lòng thì đố kị, do dự không quyết đoán dễ hỏng việc về sau, trị quân lỏng lẻo pháp lệnh không nghiêm dù quân tướng nhiều mà vô dụng, cậy là kẻ quyền thế chuộng hư danh nên chỉ có những kẻ hẹp hòi thấy lợi thì tôn thờ, nịnh bợ. Tất cả những điều đó đều do bởi hành động không quyết đoán của Viên Thiệu mà ra. Nhờ những phân tích nhân tướng này của Tuân Úc mà Tào Tháo là người hiểu mình mà lại biết người là kẻ biết dùng Trí Lực của Thiên Hạ để xây dựng cơ đồ nên tăng quyết tâm chinh phạt Viên Thiệu và ông đã thành công.

Tinh Thần, khí chất khỏe mạnh vừa Phú Quí lại sống lâu vì người đó có Cốt tướng quí.

Trong thực tế cuộc sống sinh tồn, từng trải cuộc đời, xông pha sương gió trải qua những biến đổi của khí hậu thời tiết môi trường khắc nghiệt bệnh tật tai họa, hứng chịu đủ những áp lực đè nén lên tinh thần và thể chất con người cần phải có thần cường cốt tráng mới chịu đựng và tính kiên trì nhẫn nại chiến đấu mới tạo dựng nên được sự nghiệp.

  • Có những người tuy ý chí Tinh thần rất mạnh mẽ nhưng Hình hài quá yếu đuối tướng học gọi là “Hình bất túc Thần hữu dư” người có nét tướng này khí chất tuy trong sáng thông tuệ, tài cao nhưng thường yểu mệnh do thể lực kém. VD như Nhan Hồi học trò của Khổng Tử là người thông minh có trí thông tuệ hơn người nhưng mới 30 tuổi đã chết do ngũ tạng hư tổn.
  • Có người Hình mạo thì đẹp đẽ hơn người nhưng tinh thần lại yếu đuối bạc nhược, tướng học gọi là “Hình hữu dư mà Thần bất túc” đó cũng là tướng đoản mệnh, hãm tài. Tướng học có câu: “Thà Hình bất túc mà Thần hữu dư còn hơn là Hình hữu dư mà Thần bất túc”.

Người có khí phách là gì?

Thần là năng lượng phát sinh từ Khí là Thần Khí. Khí chất là biểu hiện của Tinh Thần Khí Phách. Tướng học nói: “Có Khí Phách thì tạo dựng được công danh sự nghiệp, có Tinh Thần thì giữ được sự nghiệp công danh”. Khí phách là khí chất của mỗi người, là những gì biểu hiện ra ngoài của nội tâm, là sức mạnh vô hình toát ra từ tố chất của con người.

  • Khí phách là một dạng phong thái, thái độ ứng xử. Biết kiểm soát tâm tính, làm chủ từ tư duy, ngôn ngữ cho đến hành động của bản thân.
  • Khí phách là một dạng đỉnh cao của học vấn. Biển học rộng lớn, không ngừng học tập sẽ đến lúc ta đến được bến bờ thành công, càng đứng trên cao sẽ càng nhìn được xa! Người ta nói có Kiến văn quảng bác là ở đó.
  • Khí phách là một dạng tài phú luôn gắn chặt với mình, không ai lấy đi được, bộc lộ ra ngoài sẽ luôn được mọi người khen ngợi, tán dương, ẩn giấu đi giúp bản thân luôn ung dung tự tại.
  • Khí phách là một dạng tu dưỡng phẩm đức ở mức độ thâm sâu. Đó là tính cách kiên trì, nhẫn nại, tính khiêm nhường dũng cảm thành tín, tiết độ và ý chí nghị lực chịu đựng vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Cúi đầu cần có dũng khí, ngẩng đầu cần có sức mạnh. Làm người biết co biết duỗi, ứng phó thích hợp với tình hình cụ thể. Khi thuận lợi không phách lối, khi rơi vào nghịch cảnh vẫn không hề nổi giận, lúc nguy khốn không bấn loạn.

Khí chất hay khí phách, khí tiết là một yếu tố quan trọng cần thiết khi xét tướng hành động, nó là tiền đề để chủ đoán tướng cách về Phú Quí và công danh sự nghiệp cũng như sự Thọ, Yểu trong tổng quan quan sát tướng người.

Ngày xưa Cô Bố Tử Khanh xem tướng mệnh cho Triệu Vô Tuất khi còn là đứa trẻ đã phát hiện cậu bé có một khí chất đặc biệt và dự đoán sau này sẽ tạo dựng được sự nghiệp lớn, sau này quả thật đúng như vậy, Vô Tuất làm vua nước Triệu. Trong nhân tướng học việc quan sát nhận định về Khí chất hay Tinh thần khí phách là cực kỳ quan trọng và cần thiết do đó nó đã tạo nên một trường phái xem tướng riêng, điển hình như Phạm Văn Viên, Tăng Quốc Phiên đời nhà Thanh rất nổi tiếng ở khả năng nhìn người qua việc nhận xét đánh giá về Tinh thần Khí phách là một phẩm chất được tạo nên từ Khí chất của con người.

Trong một người luôn tồn tại các loại tính khí và luôn không ổn định, có khi ta thấy mình là khí chất này lại có khi là khí chất khác, nên đôi khi thấy mình thật khó hiểu. Tuy nhiên mỗi người sẽ có một tính khí "nổi bật" nhất, và nó cũng quyết định khí chất hay tính cách "chính thức" của một người.

Cách phân biệt người có khí chất cao quí với kẻ tầm thường

Để phân biệt người có khí chất cao quí với kẻ tầm thường: Người xưa nói:

"Tiền bạc không làm nên người cao quý, danh vọng không làm nên người đáng trọng".

Người xưa phân biệt “phú” và “quý” rất rõ ràng. Nhà giàu trong vùng, quá khứ gọi là “thổ hào”, của cải đầy kho, người hầu cả trăm. Nhưng có nhiều “thổ hào” mãi chỉ là kẻ trọc phú, giàu có chứ không phải là giàu sang và không Quý. Nhiều người giàu có cố gắng học lấy vẻ cao sang, quý phái nhưng cũng chỉ có thể là “giả quý” (cao quý giả tạo). Họ chính là “trưởng giả học làm sang” mà học mãi chẳng thành.

“Phú” là tính bằng con số, hiện vật, bạc tiền nhưng “quý” thì lại liên quan đến sự tôn nghiêm trong cảnh giới tinh thần của người ta. Khí chất cao quý ngấm sâu vào hồn cốt của người ta dù có tiền bạc trăm vạn lượng cũng không sao mua được. Bởi

  • Nó liên quan chặt chẽ với sự giáo dục, hun đúc truyền thống của gia tộc dòng họ và sự tu dưỡng của cá nhân.
  • Nó tạo nên những giá trị phẩm đức là nhân cách cao quý, được người đời nể trọng.
  • Nó mang đến phúc khí cho người đó từ chính tấm lòng nhân đức và hành động lương thiện của họ.

Để nhìn rõ bản chất một người, hãy nhìn cách anh ta đối xử với những người yếu thế hơn mình ra sao, nhìn cách hành xử của kẻ trên với người dưới thì sẽ biết. Đây chính là lý do khiến nhiều kẻ giàu có, trên mình mặc toàn hàng hiệu, trang sức đắt tiền nhưng lại không khiến người khác cảm thấy được một chút khí chất cao sang nào.

Chỉ có người luôn ôm giữ tâm thiện lương, đối đãi với người khác tốt lành dù trong bất kể hoàn cảnh nào mới xứng đáng được coi là người có khí chất cao quý giữa những kẻ tầm thường đó. Phẩm chất đạo đức ấy là thiên tính cũng là do sự tu dưỡng của cá nhân đó tạo thành.

Người ta chỉ cần chân thành, trung thực, từ bi, độ lượng cũng có thể làm người khác cảm động rơi nước mắt. Người như vậy là có khí chất cao quí.

Tamlinh.org