09/04/2022 08:42 View: 8267

"Không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời" có đúng không?

Dân gian có câu”Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. câu dân gian này có ý nghĩa như thế nào và nó giúp ta hiểu điều gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu nhé.

Nếu như con người có thể thấy biết được quá khứ, hiện tại và tương lai, thì tâm của họ nhất định rất bình tĩnh. Vì sao? Vì họ hiểu được rằng, quả báo được giàu sang phú quý trong đời này là do trong đời trước người ta đã tu cái nhân thiện

1. Ý nghĩa của câu nói "không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời"

Nguồn gốc câu nói "không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời"

Theo như ông bà xưa thì vận mệnh con người luôn thay đổi, bất biến theo thời gian, không ai mãi nghèo mà cũng chẳng có ai là mãi giàu. Trong xã hội, có người làm ăn phát đạt, tiền chất như núi, địa vị cao sang nhưng chẳng được bao lâu thì bị truy tố phát luật vì tham ô, lừa đảo... hay ăn chơi, cờ bạc mà tiêu tán hết. Còn có người nghèo thì lại biết phấn đấu để đổi đời, cần cù đến mấy cũng có ngày thành công.

Không ai có thể lường trước được tương lai ra sao, chỉ có vận mệnh là thay đổi theo tính cách, hành vi, lối sống ác hay thiện của mỗi người mà nhận phúc báo hay quả báo mà thôi. Chính vì vậy mới có câu nói: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời".

Không ai giàu ba họ là gì?

Đối với người giàu có, nếu như không biết nỗ lực bỏ ác làm lành, sống trung thực, thẳng thắn thì dù có giàu sang cỡ nào cũng không duy trì được lâu. Bởi đời người có nhiều biến động, có thể bạn tay trắng làm nên sự nghiệp hay hưởng lộc từ cha mẹ để lại nhưng nếu tới đời sau, con cái bạn bắt đầu ăn tiêu, dùng tiền để mua vui, hưởng lạc thì gia nghiệp sớm muộn cũng lụi tàn. Nguyên nhân ở đây là bản chất con người thường không coi trọng đạo lý tu thân, tích đức, xem nhẹ tiền bạc, không chú trọng vào giáo dục.

Vì thế, với những gia đình giàu có thì việc giữ cho cái tâm trong sáng, dạy bảo con cháu về luật nhân quả là thứ vô cùng quan trọng. Người trẻ cần được giáo dục nghiêm khắc, biết coi trọng đạo đức hành vi của bản thân để biết cách gìn giữ cơ nghiệp của tổ tiên mãi bền lâu.

Không ai khó ba đời là gì?

Đây là một lời tiên tri bí ẩn dành cho những người "kém may mắn", sinh ra trong một gia đình nghèo. Người xưa muốn dùng câu này để nhắc nhở ý chí của những người nghèo, mong muốn họ nghị lực để có thể vượt qua khó khăn.

Con người dù có nghèo đến mấy thì chỉ cần có tri thức, sự chăm chỉ, phấn đấu, sống thiện thì chắc chắn sẽ được trời ban phúc lộc, đền đáp xứng đáng.

Trong xã hội có rất nhiều người đã nghèo còn lười, hay bất mãn, cái gì cũng đổ tội số phận, nhụt chí và lười biếng thì sẽ chẳng bao giờ có cơ hội làm nên chuyện lớn, thay đổi vận mệnh cả. Người này muôn đời sống dưới đáy xã hội, nghèo từ vật chất tới tinh thần khiến con cháu đời sau cũng khổ sở theo.

2. Thực tế trong cuộc sống đối với câu dân gian:

Theo thống kê, phần lớn những gia đình "danh gia vọng tộc" trong lịch sử đều phá sản ở đời thứ 2, và việc duy trì được tới đời thứ 3 là điều gần như không thể.

Thực tế đáng buồn trong giới nhà giàu

Stephen Lovell, nhà tư vấn tài chính tại Walnut Creek, California, thường đến nhà ông bà chơi khi còn bé. Theo trí nhớ của anh, mọi thứ cứ sống động như trong thế giới của đại gia Gatsby vậy: mọi người mặc tuxedo và uống cocktail trong những buổi tiệc tùng liên miên.

Họ sở hữu máy bay, du thuyền như những sở thích hết sức bình thường. Đấy là chưa kể đến những biệt thự ở Ontario, Canada và ngôi nhà nghỉ hè ở Southampton (thị trấn tại New York, Mỹ).

Ông của anh, người sáng lập công ty thời trang John Forsyth Shirt Co., sở hữu khối tài sản lên đến 70 triệu USD tính ở thời điểm hiện tại. Nhưng sau khi trải qua một chuỗi những quyết định tồi tệ, thiếu vận may, và nghiện ngập rượu, thế hệ tiếp theo không còn giữ được gia tài đó nữa.

Không chỉ riêng Stephen Lovell mà dường như đây đã trở thành một "xu hướng" của giới nhà giàu. Trên thực tế, có tới 70% gia đình giàu có không giữ được gia tài qua đời thứ hai, và 90% không duy trì được đến đời thứ ba, theo tổ chức tư vấn tài sản Williams Group.

Câu dân gian này đúng với mọi trường hợp trong cuộc sống:

Ở đời, không ai là không hy vọng mình được giàu sang phú quý, có địa vị quyền chức, được thông minh, trí tụê và có sức khỏe, sống lâu. Ai cũng mong muốn như vậy, thế nhưng họ chẳng biết tu nhân.

  • Không có nhân thì làm sao có quả?

Cho nên, chúng ta muốn có được quả báo như ý thì nhất định phải biết tu nhân. Cái nhân tốt thì nhất định có quả báo tốt, mà cái nhân xấu thì nhất định có quả báo xấu. Đó là đạo lý, là chân lý, là sự thật không thay đổi. Và vì vậy, các bạn cũng biết được phải tu tập cái nhân như thế nào để được quả báo tốt đẹp.

Chúng ta thấy, hiện nay ở ngoài xã hội có không ít người giàu sang phú quý. Quan sát kỹ, chúng ta thấy họ cũng không có chỗ nào hơn người ta, họ cũng giống như những người bình thường khác.

  • Thế tại sao ở trong xã hội họ lại có địa vị, được mọi người tôn trọng?
  • Tại sao họ lại được giàu sang phú quý?

Người đời nhìn thấy hiện tượng như vậy thì cảm thấy rất bất bình. Cho rằng ông trời không công bằng. Tại sao ta cũng có trí tụê, có năng lực hơn hẳn họ mà ta lại không có địa vị, không có quyền chức, không được giàu sang, ngược lại hằng ngày phải gánh chịu cuộc sống nghèo nàn, cực khổ?

Vì chúng ta chỉ nhìn thấy những hiện tượng trước mắt, không nhìn thấy được nhân duyên trong quá khứ và tương lai, cho nên mới nảy sinh những ý tưởng bất bình như vậy.

Nếu như con người có thể thấy biết được quá khứ, hiện tại và tương lai, thì tâm của họ nhất định rất bình tĩnh.

Vì sao? Vì họ hiểu được rằng, quả báo được giàu sang phú quý trong đời này là do trong đời trước người ta đã tu cái nhân thiện; còn tuy rằng đời nay có trí tụê, có năng lực mà vẫn chịu nghèo khổ, bần cùng là do trong quá khứ không gieo trồng phước thiện. Cho nên, tu nhân gì thì gặp quả đấy.