04/06/2021 11:34 View: 1402

KHUMAN THONG: Nguồn gốc & ý nghĩa nguyên thuỷ

Hiện nay trong đời sống chúng ta thường nghe thấy có những người thờ Khuman Thong để cầu tài lộc, cầu công danh sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này Tamlinh.org xin đưa ra một số thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa của Khuman Thong.

kuman thong thai lan
Khuma Thong là một loại thần giám hộ huyền bí theo tín ngưỡng dân gian Thái Lan, Người ta tin rằng, nó mang lại sự may mắn và phát tài cho gia chủ sở hữu nó nếu được thờ phượng chu đáo. Kuman, hay Kumara trong tiếng Pali có nghĩa là "cậu bé thanh tịnh" (nữ là kumari), còn thong nghĩa là "vàng". Kuman Thong có nghĩa là "cậu bé vàng".

Loại bùa này được phát triển dựa trên câu truyện dân gian Thái.

Theo đó, một lần vị tướng trẻ Khun Phaen tức giận vì phát hiện vợ đầu độc mình nên đã lôi đứa con trong bụng vợ bọc vào một tấm vải thiêng rồi đưa lên bếp sấy khô và đọc thần chú để luyện bùa. Đứa bé chết đi, hồn nhập vào bùa và trở thành thần hộ vệ cho cha mình.

Từ một câu chuyện dân gian mà người Thái Lan lại rất tin rằng các hồn ма trẻ nhỏ linh thiêng và có thể cho cả nhà khỏi những hiểm nguy đe dọa. Để làm ra một KhumaThong người ta sẽ lấy bào thai chưa được sinh ra khỏi xác của người mẹ. Sau đó đứa trẻ sơ sinh sẽ được đưa đến một nghĩa trang để tiến hành nghi lễ nghi lễ để gọi hồn Kuman Thong. Cơ thể được sấy trên lửa cho đến khi khô quắt lại, trong khi thầy phủ thủy niệm thần chú và gọi hồn. Một khi nghi lễ được hoàn thành khi Kuman được sấy khô sau đó sơn bằng Ya Lak (một loại sơn mài được sử dụng để trong bùa hộ mệnh và Takrut trộn với vàng lá) và được bọc trong vàng lá.

Kuman Thong được người Thái tin là có thể làm được rất nhiều việc từ giúp đỡ người "nuôi", "thờ" mình làm ăn thành đạt, "hút tiền" đến cho chủ nhân, gia tài... Đáng kể nhất, loại bùa này có thể giúp phá phách các đối thủ trong làm ăn, bán buôn như gây bệnh, gặp nạn.... Tại Thái Lan loại bùa này đã bị pháp luật nghiêm cấm.

Theo đúng ý nghĩa nguyên bản của KhumaThong thì những đứa trẻ yểu mạng, chưa được sinh ra trên cõi đời này mà chẳng may chết đi thì gia đình lấy xác đứa trẻ sấy khô, bọc trong đất hoặc vàng lá, đó là một hình thức mai táng của người Thái.

Vì tình thương, và sự tiếc nuối đứa trẻ chưa chào đời mà họ sẽ thờ cúng và nuôi dưỡng nó như những đứa con còn sống. Để vong hồn những đứa trẻ không tủi thân, lang thang vất vưởng. Khi thờ cúng họ cúng cấp đồ ăn, đồ chơi cho những đứa trẻ như những đứa con còn sống. Và đặc biệt học sẽ dậy bảo đứa trẻ bằng những câu chú, bài kinh của Phật giáo để những đứa trẻ mau được siêu thoát để tái sinh.

Đó là một nét văn hóa cổ truyền hết sức nhân văn của người Thái.

Sau này, do điều kiện các gia đình người Thái không tổ chức an táng làm KhumaThong nữa. Các hài nhi khi này được gửi vào các Chùa, ăn mày công đức của chư tăng, từ lòng trắc ẩn đối với đau khổ của những đứa trẻ này, vì thiếu điều kiện để được tái sinh vào nơi tốt hơn. Các nhà sư sẽ giúp đỡ những đứa trẻ đáng thương này bằng cách đưa chúng vào một nơi tạm thời để trú ẩn, chẳng hạn như mặt dây chuyền họa tiết hoặc bức tượng nhỏ hình em bé.

Các nhà sư sẽ lấy xác chết của trẻ sơ sinh và sử dụng xương hoặc lông, tóc của chúng để tạo thành các mẫu bùa. Các nhà sư với lòng từ bi đã cưu mang những sinh linh bé nhỏ này, giúp chúng có nơi nương tựa, ăn uống vui chơi như một đứa trẻ bình thường, và cho chúng nghe Pháp thoại, kinh Phật để chúng có được những tư tưởng lành mạnh và sự hiểu biết đúng đắn mà cuối cùng sẽ giải thoát chúng khỏi những đau khổ.

Với triết lý tạo phúc cho chúng sinh bằng tấm lòng từ bi đó nên các gia đình thờ KhumanThong sẽ được phước báo hiện tiền.

Nhưng thực tế thì sự TỪ BI lại thành MÊ MUỘI...

Tamlinh.org