04/06/2021 11:46 View: 6392

Những kiêng kỵ khi đi viếng nghĩa trang liệt sĩ?

Nên làm gì khi đi viếng nghĩa trang liệt sĩ? Viếng nghĩa trang liệt sĩ cần kiêng kỵ những gì? ... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu qua bài viết sau đây. 

vieng nghia trang liet si

Hòa bình và độc lập ngày hôm nay, được đắp bồi lên bởi biết bao máu xương của người đi trước và nỗi đau của người ở lại. Vậy nên có được rồi, phải gắng sức giữ gìn.

Xin kính cẩn nghiêng mình trước công lao của các Liệt sỹ. (Ảnh: Mai Anh)

Một vài điều kiêng kỵ khi đi lễ tại nghĩa trang liệt sĩ như sau:

  • * Đi viếng nghĩa trang liệt sĩ không nên đi quá muộn, không đi vào 12h trưa.
  • * Đồ lễ không cần chuẩn bị nhiều, chỉ cần thành tâm, nhớ ơn liệt sĩ là được
  • * Trước khi lễ ở mộ liệt sĩ nhà mình, cần phải ra trình tại đài tưởng niệm ở nghĩa trang liệt sĩ đó.
  • * Không đùa giỡn, nói bậy bạ, kể cả trong suy nghĩ cũng không nên.
  • * Trang phục đi lễ lịch sự, không quá ngắn.

Tham khảo: BÀI CÚNG LIỆT SỸ TẠI NHÀ VÀ NGHĨA TRANG ngày 27/7

Nên làm gì khi đi thăm nghĩa trang liệt sĩ?

Các vong linh ở nghĩa trang họ cần cái gì nhất? Họ cần niệm Phật nhất. Chỉ cần 6 chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” mà thôi. Nam Mô A Di Đà Phật là lòng yêu thương, từ bi vô lượng. 

Chỉ có câu Phật hiệu đó là món quà quý giá nhất đối với các chúng sinh ở cõi giới âm. Câu Phật hiệu đó sinh tâm buông xả mọi sự bám chấp và có thể siêu thoát được. Nếu chúng ta cứ lo đốt vàng mã cúng gà vịt, xây mộ thật to cho người âm là chúng ta muốn họ sống lâu hơn nữa trong thế giới vô cùng khổ sở đó.

me viet nam anh hung, vieng nghia trang liet si

Lần đầu viếng mộ con

Bà Hoàng Thị Tề, 93 tuổi, người mẹ có con hi sinh ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) cả đời chỉ có một ước mơ: được đến viếng mộ con.

Chia sẻ từ một người có khả năng tâm linh: "Trong chúng ta, chắc chắn có rất nhiều người đã từng đến viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ, đó là nơi yên nghỉ của những linh hồn người lính, đã không tiếc máu xương, sinh mệnh quý giá của mình để giành lại độc lập, tự do cho tổ quốc.

Lẽ hiển nhiên, họ là những người có công rất lớn với tổ quốc, với nhân dân.

Tôi cũng đã nhiều lần đến viếng thăm nghĩa trang liệt sĩ, rất nhiều nơi, thậm chí có nghĩa trang, tôi đến lúc 12 giờ đêm, một mình. Chắc hẳn có nhiều người sẽ cười mỉa, cho tôi là nói xạo, là nổ...vv. Nhưng thực tế là như vậy, tôi không hề nói dối các bạn.

Đến nghĩa trang, dù bất cứ thời điểm nào trong ngày, tâm thế của tôi cũng luôn thường trực một niềm tri ân vô bờ bến với những mất mát hy sinh mà những người lính đã lãnh nhận, để cho chúng ta - những người còn sống được hưởng cuộc sống hoà bình, trong một đất nước phát triển đang từng ngày vươn mình đổi mới. Với tâm thế ấy, sự sợ hãi trong tôi hầu như vắng bóng.

Không gian tĩnh mịch của trời đêm, lúc âm dương giao hoà càng làm cho tâm thức chúng ta dễ giao cảm hơn với những chiến sĩ vẻ vang ấy. Càng biết thêm nhiều cảnh đời, nhiều số phận khác nhau trên mọi miền tổ quốc. Càng thương, càng cảm phục hơn những người chiến sĩ vị quốc vong thân.

Chúng ta, ai cũng nghĩ rằng: Trong nghĩa trang liệt sĩ, tất cả những hài cốt trong đó, cả hữu danh, cả vô danh, đều là những người chiến sĩ cả, phải không?

Tôi nói với các bạn thế này: Hoàn toàn không phải vậy.

Bên cạnh những hài cốt liệt sĩ, vẫn có đâu đó những hài cốt của người dân thường, nhưng vì một lý do nào đó mà họ lại được quy tập vào trong nghĩa trang. Thế cho nên, mỗi lần thắp nén tâm nhang trước bàn thờ chung, lời khấn của tôi bao giờ cũng bắt đầu bằng: Kính thưa hương linh của các anh hùng liệt sĩ và hương linh của những người không phải là liệt sĩ... Ai biết trong lúc cúi đầu đưa nén tâm nhang hướng về vong linh của những người khuất mặt, tôi đã thấy gì, nói gì với những con người ưu tú ấy, mà tôi đứng lâu vậy?

Xin tiết lộ một việc nhỏ là các liệt sĩ của chúng ta rất thích hút thuốc không có đầu lọc, nhất là thuốc lá Điện Biên, hồi trước có Sa pa, Sông Cầu, Phù Đổng gì đó, họ rất thích, và muốn chúng ta mời họ. Khi đi viếng nghĩa trang liệt sĩ bạn nên đốt lên từng điếu, cắm vào lư nhang cho họ.

Họ rất dị ứng với việc một số người, nhất là các cô gái ăn mặc mát mẻ, thiếu vải thắp nhang cho họ. Tôi đã từng thấy một chiến sĩ trẻ theo một cô gái ăn mặc hớ hênh từ trong nghĩa trang ra tận ngoài đường, không phải vì mê sắc đẹp của cô gái ấy, mà với thái độ rất bực bội.

Nhưng kỷ luật quân đội không cho những vong linh ấy làm gì hại đến người khác đâu.

(Cũng xin nói thêm: Các cô gái trẻ, khi đến đây tuyệt đối không được mang áo dài cùng với đội hoa trên đầu mà chụp ảnh. Có chiến sĩ nào họ mê, cùng chụp với cô gái ấy bức ảnh đó là mặc nhiên làm chồng cô gái ấy luôn, người ta gọi là duyên âm hay người âm lấy là vậy đó, mà tổ chức họ không cản. Chắc là được quy định như vậy? Tôi cũng không hiểu lắm, chỉ biết thực tế là như vậy)

Ở các nghĩa trang, các chiến sĩ cũng được biên chế thành các tổ chức từ nhỏ đến lớn, các nghĩa trang lớn, tổ chức của họ biên chế thành các sư đoàn, có ban bệ chỉ huy, có họp hành, tập luyện rất đàng hoàng.

Nhân đây tôi cũng xin nói qua về nghĩa trang Trường Sơn, một nghĩa trang lớn của nước ta ở Quảng Trị.

Những người quản trang kể lại rằng: Vào buổi sáng sớm, các anh ấy thường nghe tiếng hô đi đều một hai, tiếng chân đi đều rầm rập của các chiến sĩ. Có lần, mới sáng tinh mơ, người quản trang thấy ngoài cổng nghĩa trang một đoàn dài bộ đội, tưởng là có đoàn cựu chiến binh đến thăm đồng đội nên vội vàng chạy ra tiếp đón, nhưng ra đến nơi thì không có ai cả.

Các chiến sĩ trong nghĩa trang cũng có nhiệm vụ phần âm của mình, đó là góp phần vào việc hỗ trợ cho các lễ cầu siêu trên cả nước, canh gác các cơ quan ở cõi âm, họ cũng có ban đối ngoại, giao tiếp với các đơn vị khác, để chuyển sinh hoạt cho các liệt sĩ được gia đình quy tập về địa phương...vv. Nói chung hoạt động của họ cũng phong phú và đa dạng, sôi động như cuộc sống của chúng ta...

Nói tóm lại, xung quanh chúng ta, một thế giới khác đang song hành tồn tại, với những quy luật riêng, luật lệ hết sức chặt chẽ.

Luật ở thế giới ấy hơn gấp trăm vạn lần ở thế giới của chúng ta.

Có đôi điều lan man chia sẻ với các bạn đọc cho vui, ai có cùng trải nghiệm xin cùng nhau chia sẻ, ai thấy khó tin quá xin đừng có những lời nói làm tổn thương nhau, coi như là mấy dòng chữ giải trí cho vui thôi. Nghĩa trang Trường Sơn và Thành Cổ Quảng Trị là nơi mức độ đậm đặc của các linh hồn các anh hùng liệt sĩ rất cao. Những ai chưa từng đi đến đây nên ghé thăm, để thấy được sự hy sinh không gì so sánh được của những chiến binh đã chấp nhận đánh đổi sinh mạng của mình để có được tự do độc lập cho chúng ta hôm nay." 

- Hiếu Giang-

Đi viếng mộ nghĩa trang, hãy niệm Phật thành tâm

Quay trở lại vấn đề khi ra viếng mộ hay tảo mộ ở nghĩa trang, chúng ta nên làm gì? Khi ta thắp hương cho thân quyến mình, hãy phát tấm lòng mình ra mà thắp hương cho những mộ lân cận nếu có thể, tâm mình niệm Phật cầu nguyện cho những vong linh sớm được siêu thoát. Bạn biết không? Họ sẽ cảm nhận được tín hiệu tình thương này từ tâm của bạn đó.

Cách đây hai năm, gia đình tôi đi tảo mộ ở Long An. Do học được Phật pháp rồi nên chúng tôi hiểu được niệm Phật quý như thế nào. Sau khi quét dọn, thắp hương, cúng hoa quả, thức ăn chay trên mộ người thân; chúng tôi cũng thắp hương và cúng một ít trái cây đến các ngôi mộ khác xung quanh. Trước khi niệm Phật, tôi cũng có khấn chung với các Chư vị là buông xả mọi thứ, nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương, nơi đó có A Di Đà Phật tiếp dẫn các chư vị sớm lìa khổ được vui. Tiếp theo là cả nhà cùng ngồi niệm Phật 30 phút, niệm Phật hồi hướng cho tất cả những chư vị vong linh ở mộ cho ai nấy đều nghe thấy, niệm theo và phát nguyện cầu vãng sanh.

Khi chúng tôi đang niệm Phật thì có rất đông chuồn chuồn bay tụ lại phía trên, đông lắm. Chúng cứ lẩn quẩn như vậy….chúng tôi càng hoan hỷ mà niệm Phật. Sau đó hồi hướng cho tất cả chúng sanh rồi ra về. Ai nấy đều sinh tâm hoan hỷ. Bạn hãy nên làm việc này khi thăm viếng mộ nhé. Hãy thắp hương niệm Phật hồi hướng cho các chư vị, bạn sẽ thấy lòng mình an lạc hơn bao giờ hết.

Không phát biểu linh tinh khi đi ra nghĩa trang

Khi ra mộ, các bạn đừng phát biểu linh tinh cũng không tốt. Một người bạn đồng tu đã từng phát biểu một câu lẽ ra không nên nói khi đọc tên của người mất trên mộ. Chiều hôm đó, đầu đau như búa bổ. Liên tục như vậy đến qua hôm sau phải nhờ bạn lên mộ sám hối rồi uống thuốc mới hết.

Các bạn cung kính người khác thì người ta cũng cung kính lại bạn thôi. Đều là Nhân Quả, bạn đối đãi người khác bằng tình thương, họ cũng đối đãi lại y như thế, sống hay mất, hữu hình vô hình gì thì cũng như nhau. Đó là những gì mà tôi muốn chia sẻ cùng bạn.

Mỗi năm đến thanh minh, chúng ta thường đi tảo mộ hay ngày 27/7 chúng ta lại đi viếng các liệt sĩ.  Chúng ta hiểu được việc này thì tự nhiên đến nghĩa trang, chúng ta biết mình sẽ nên làm gì cho tốt. Mình niệm Phật cùng các chư vị, hồi hướng công đức cho các chư vị cùng khắp pháp giới chúng sanh thì tự nhiên tâm chúng ta ngập tràn niềm hoan hỷ, an lạc.

Xin hãy thường niệm A Di Đà Phật.