Ngày nay, rất nhiều người còn ngộ nhận, mơ hồ, không phân biệt được đâu là Tượng Thờ đâu là Tượng Trang Trí.Sự khác nhau này dẫn đến vô vàn hệ lụy nguy hại về sau, nhất là trong vấn đề tâm linh. Vậy tượng nào nên thờ? Tượng nào chỉ nên trang trí?... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu.
Tượng là gì?
Tượng là một tác phẩm điêu khắc nhằm thay thế một cách đại diện một người, một con vật, hoặc một sự kiện, thông thường thực hiện ở kích thước thật hoặc có thể lớn hơn phân biệt với tượng bán thân.Công cụng chủ yếu là thay thế tác nhân thật với tính chất đại diện
Tượng thờ có ý nghĩa gì?
Tượng thờ là công trình điêu khắc dùng vào việc thờ cúng của một tôn giáo. Các nhà làm tượng thờ phải tuân theo những quy định của giáo phái trong việc thể hiện hình tượng: tư thế, cử chỉ cùng những kí hiệu đặc trưng. Vd như tượng Phật tổ đỉnh đầu có một u lồi (ushnisha), giữa hai lông mày có một điểm (urna), dái tai chảy dài, cổ cao 3 ngấn, tóc xoăn từng lọn nhỏ (dân gian quen gọi Bụt ốc). Tuy vẫn tuân thủ những quy định ghi trong cuốn "Thiền uyển kế đăng lục", bậc thầy điêu khắc chùa Tây Phương vẫn sáng tạo nên những pho tượng 18 tôn giả thật hấp dẫn về tạo hình và biểu cảm.
- Vậy giữa tượng thờ và tượng trang trí khác nhau ở điểm gì?
- Nếu mang tượng trang trí đi thờ có nên không?
- Hoặc mang tượng thờ đi làm trang trí thì sẽ thế nào?
Hôm nay, Tamlinh.org xin được chia sẻ đôi chút về vấn đề kể trên.
Phân biệt tượng trang trí và tượng thờ
Trước hết, một bức tượng bất kỳ (khi được tạo hình từ các loại vật chất khác nhau) đều chỉ là Tượng!
Chúng chưa được khai quang, điểm nhãn nên sẽ không có "thần" - ở đây nên hiểu là (linh quang).
Nên sẽ được dùng để trang trí, không dùng cho việc thờ cúng, lễ bái!
Nhưng nếu một bức tượng tương tự sau khi đã được khai quang, điểm nhãn, sau đó dù là không được hương khói, thờ tự, đặt giữa đồng, ngoài nương rẫy, rừng núi, thì đó vẫn là tượng thờ. Vì chúng có linh quang, một cách tự nhiên có thể thâu hút được linh quang trời đất!
Nếu ta mang về trang trí thì sẽ vô cùng nguy hại, cái hại ở đây không chỉ là sự vô phép, khinh mạn của ta đối với tôn tượng đó mà còn là vì khi đó tạp khí của ta sẽ xung với linh quang toát ra từ tượng ấy. Điều này dễ dẫn đến những tai vạ bất ngờ, những điều xui, vận rủi không may chợt xuất hiện, kể cả tật bệnh, tai ách!
Được tặng một bức tượng đẹp có nên nhận không?
Nếu như vô tình ta được một người quen tặng ta một bức tượng đẹp ta có nên nhận không?
Câu trả lời là: hoàn toàn không nên!
Bởi vì ta không biết được rằng đó là tượng thờ, hay tượng trang trí, liệu đã được khai quang điểm nhãn, liệu đã có linh quang hội tụ hay là chưa?
Thậm chí, trong một số trường hợp, tượng còn là nơi tích tụ Tà Khí cực kỳ xấu độc!
Đừng tưởng là tượng hình ông Phật thì chỉ có ông Phật mới náu thân, đừng nghĩ tượng là ông thần, thì chỉ có ông thần mới linh tụ, trong tất cả mọi hình tướng đều có thể có Tà Linh tụ ứng, không ngoại trừ bất kỳ một hình tướng nào!
Có nên mua tượng cổ không?
Và, nếu một kẻ bán một bức tượng cổ, ta có nên mua không?
Hoàn toàn không nên, nếu như ta không rõ tượng ấy từ đâu mà có!
Tượng trang trí có linh quang không?
Nhiều người trộm nghĩ: đó chỉ là tượng trang trí (tí dụ như con Lân, con Long, con Chó đá) trước các mộ cổ. Như vậy lại là nhầm lẫn to lớn!
Vì dù tượng đó là trang trí, không được thờ cúng, nhưng nó hoàn toàn có linh quang.
Vì nó được nương nhờ linh quang của người chủ tế mà nó theo canh giữ. Cho nên có những tượng đá trăm năm, ngàn năm, theo các đền từ, miếu tự, tuyệt đối không được mang về nhà để trang trí hay trưng bày!
Còn bằng như nếu muốn trang trí ta nên đặt tượng rỗng, hoặc trên bụng có huyệt thông linh (chừa một lỗ rỗng) như vậy linh quang sẽ bị thoát ra, không tụ tàng lại được!
Theo Quy luật tam giới