"Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa." Đây là lời đức Phật dạy con đừng nói dối. Vậy sẽ thế nào nếu người tu hành cố tình nói dối?
Người tu hành cố tính nói dối
Sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm con, La Hầu La lấy ghế mời Thế tôn ngồi, rồi mang đến một thau nước cho Ngài rửa chân, theo phong tục thời ấy. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi:
- Này, La Hầu La, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?
- Dạ, con có thấy. La Hầu La thưa.
- Đời của một người tu cũng chỉ bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối.
Sau đó, Đức Phật đổ hết nước trong thau ra và nói:
- Đời của một người tu cũng đang vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.
Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói:
- Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như vầy nếu như người đó cố tình nói dối.
Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói:
- Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối.
Sau đó, Ngài dạy La Hầu La:
Đức Phật đã dạy cho con suy ngẫm về lợi ích và có hại. Điều này đòi hỏi cả sự tự tri lẫn lòng bi mẫn.
Đức Phật đã dạy cho con suy ngẫm về lợi ích và có hại. Điều này đòi hỏi cả sự tự tri lẫn lòng bi mẫn.
Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La Hầu La, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa.
- Ngài tiếp tục đưa ra hình ảnh con voi to lớn, khi xung trận, bằng mọi giá, nó phải giữ được cái vòi thì mới bảo toàn mạng sống. Người nói dối cũng như con voi ra trận mà không biết giữ lấy cái vòi, mạng sống sẽ bị mất. Với tâm thương yêu thật sự từ đáy lòng và sự kiên nhẫn cần thiết với một đứa bé, đức Phật đã đánh động tâm thức của La-hầu-la để cậu bé hiểu rằng:
Người nói dối, không biết tự hổ thẹn với mình, không biết hổ thẹn với người, thì không có việc ác gì mà không làm. Ngài đi đến kết luận “do đó, này con, La-hầu-la, con quyết không được nói dối, dù nói để mà chơi”.
Nội dung những lời dạy này được ghi lại trong bài kinh Trung bộ số 61 - “Kinh giáo giới La-hầu-la tại rừng Am-bà-la”.
Namo Buddhaya
***********************************
NGƯỜI TU
*
Đã mang dáng dấp hiền nhân
Tu sao cho trọn ân cần siêng năng
Cổ nhân xưa có câu rằng:
“Đức năng thắng số” vĩnh hằng không sai
*
Chữ tâm bằng mấy chữ tài
Chữ tài đi với chữ tai một vần
Đã tu thì phải chuyên cần
Bỏ buông thế sự tấm thân nhẹ nhàng
*
Khoác lên một tấm y vàng
Giới châu tuệ mạng nghiêm trang đời mình
Vượt lên nếp sống tử sinh
Nhập vào dòng thánh điêu linh không còn
*
Dù cho thịt nát xương mòn
Vẫn đi theo Phật nếu còn nhân duyên
Nương theo gió-xuôi theo thuyền
Còn một hơi thở vẹn nguyên tâm này
*
Nguyện lòng tinh tấn đêm ngày
Mõ chuông khuya sớm ăn chay ngồi thiền
Chẳng màng cơm áo gạo tiền
Đói ăn mệt ngủ não phiền lo chi
*
Cuộc đời sinh tử biệt ly
Vô thường được mất có gì mà mong
Từ nay tự tại thong dong
Đến đi an lạc như dòng sông trôi...
-Thơ Thích Bản Hoài-
Với người tu hành thì vậy, với chúng ta, nhất là trẻ nhỏ thì sao? Làm thế nào để trẻ không nói dối?
Để tránh tình trạng con nói dối, người lớn cần:
- Tránh tuyệt đối việc nói dối.
- Nếu có trường hợp cần nói giảm nói tránh, cha mẹ nên nói khi không có mặt con ở đó.
- Tốt nhất là hạn chế tối đa mọi việc phát ngôn những thông tin không đúng sự thật.
- Khi cần nói giảm nói tránh, tốt nhất cha mẹ chuyển hướng sang cách trả lời: “Mình rất tiếc, mình chưa thể cho bạn thông tin”, hay “Thông tin đó tôi không muốn nói bây giờ”… Khi đó trẻ sẽ hiểu, nếu buộc phải nói dối, tốt nhất tuyên bố thẳng là sẽ không phát ngôn. Như vậy lời nói của chúng ta là thật chứ không hề dối chút nào.
- Tuyệt đối tránh mắng con ầm ĩ, chất vấn con
- Nếu con đã làm điều gì đó không ổn, cha mẹ nên nói luôn vào hậu quả và theo quy định trước để xử phạt.
- Cha mẹ không chất vấn con thì con sẽ tránh được việc phải bao biện cho hành động của mình và con sẽ không phải nói ra những câu nói không có thật.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ nói dối?
Cha mẹ hãy suy tính kĩ rồi hãy phản ứng. Việc chúng ta lập tức quát mắng con, chất vấn con sẽ làm con hoảng sợ và lần sau còn nói dối nhiều hơn. Khi chúng ta thật bình tĩnh, chúng ta sẽ tìm ra được cách xử sự đúng đắn nhất.
Ngoài ra, cha mẹ nên công bố ngay lập tức cho con thông tin chính xác để con biết rằng con không thể lừa dối cha mẹ được. Bất kể sự thật nào của con thì cha mẹ cũng biết cả.
Khi con nói dối, cha mẹ không nên xử phạt này nọ.
Thay vì quát mắng, cha mẹ hãy tỏ ý buồn, bị tổn thương, con sẽ cảm nhận được điều đó và con sẽ tự thấy ân hận vì đã làm cho bố mẹ buồn.
Một câu nói: "Con nói dối làm bố rất buồn" sẽ có tác dụng tốt hơn hẳn là câu quát "Tại sao con lại nói dối như vậy".
Tóm lại, cha mẹ đừng trầm trọng hóa vấn đề. Thế giới có 9 tỉ người thì có 9 tỉ người nói dối. Quan trọng là cha mẹ cần làm sao để giảm bớt tình trạng con nói dối đi, để không tạo thành tính cách xấu mà thôi.