04/06/2021 11:41 View: 29466

Người chết sau bao lâu thì siêu thoát?

Theo giáo lý nhà Phật thì con người sau khi chết tùy từng từng nghiệp khác nhau nên luân hồi vào lục đạo khác nhau, tuy nhiên thời gian ở thân trung ấm là 49 ngày là tối đa, sau đó phải luân hồi! Một số nhà tu hành nhận định rằng: 49 ngày ở đây sẽ bằng khoảng 49 năm tại thế gian.

nguoi chet sau bao lau sieu thoat, luan hoi chuyen kiep

Như thế có phù hợp với những điều mà chúng ta cảm nhận được?

Có những trường hợp người thân đã mất cách đó nhiều năm nhưng khi các nhà ngoại cảm "tiếp xúc" thì vẫn có thể trò chuyện với họ, điều này chúng ta hiểu ra sao?

49 ngày này tính bằng 49 năm trên dương thế

Thật ra con số 49 ngày chỉ là ước lượng, vì đó là thời gian trong Trung giới tức là thân trung ấm, mà các khái niệm thời gian này cách xa chúng ta đến 1 năm, như vậy có thể là 49 năm (trong thế giới con người) hoặc lâu hơn.

Do vậy mà có trường hợp người thân tuy đã chết cách đó mấy mươi năm nhưng khi hiện về thì hình tướng, dung mạo chẳng có gì thay đổi so với khi còn sống, với họ khái niệm thời gian chỉ mới mấy mươi ngày mà thôi! Cho nên có những nhà ngoại cảm kể lại các anh bộ đội còn hò hét hát ca, xung phong chiến đấu (dù chiến tranh đã kết thúc mấy mươi năm nay rồi). 

Đối với người sống thì 49 ngày có già đi bao nhiêu đâu? Cho nên vong hồn cũng như thế! Với họ 49 năm cũng chỉ như 49 ngày cho nên linh hồn không thấy được có sự già cỗi. 

  • Với người bình thường, tâm trí không quá nặng nề, chết già hoặc chết do bệnh tật thì không quá thời gian trên 49 ngày (nghĩa là khoảng 49 năm tại thế gian) thì họ sẽ luân hồi chuyển kiếp.
  • Còn những trường hợp chết bất thình lình, tâm trí chưa có sự chuẩn bị thì quá trình có thể tái lập sau 49 năm, tức sau thời gian 49 năm thì vong linh người đó sẽ tan biến đi rồi tái tạo lại từ mạnh sang yếu dần, rồi tan biến rồi từ tan biến lại tụ lại yếu dần thành mạnh.
  • Với những người chết như các anh hùng liệt sĩ quá trình này có thể gấp đôi tức là 2lx49 = 98 năm! (Đa phần chỉ tồn tại đến thời điểm này là sẽ tái sanh).

Những vong linh chưa chịu tái sanh (đầu thai)

Tuy nhiên cũng có những vong linh chưa chịu tái sanh sau khoảng thời gian này như những người từng có quyền lực, của cải hoặc người có tiếng tăm, địa vị sự hào nhoáng khi sống làm họ luyến tiếc cho nên dù sau 49 ngày hay 2x49 ngày trong trung giới họ vẫn chưa thể buông bỏ quá khứ chấp nhận luân hồi.

Ở đây cũng nói rằng nếu không phải là người tu hành hoặc là người theo tôn giáo nào thì họ không hiểu vấn đề cần phải đi luân hồi, đến khi chung quanh họ những người thân thích điều đã luân hồi còn lại chỉ họ nên họ mới chịu luân hồi. Những người này lâu nhất cũng chỉ là 3lx49 = 147 ngày nơi trung giới với 3 lần tái sanh (147 năm trần thế), những người trong số này rất ít như những người anh hùng dân tộc, những vị vua chúa, thủ lĩnh của một vùng, một quốc gia.

Luân hồi đầu thai nhanh và chậm

Như vậy, nếu như thọ mạng của một người nơi Trần Thế là 60 năm, khi kết thúc thân mạng hiện hữu họ sẽ bước vào giai đoạn ý thức được chứa đựng trong một thể vía gọi là linh hồn và họ tồn tại có khi đến 2 hoặc 5 lần hoặc hơn như thế, tức là họ còn (sống) trong và với ý thức đó cho đến 140 năm sau, hoặc 300 năm sau, mới chính thức kết thúc một (kiếp) người trong một (ý thức) tương ứng!

Một số trường hợp luân hồi nhanh hơn, với khoảng thời gian tồn tại ở thể thức (vía) ngắn hơn, đó là những đứa bé bị yểu mệnh, những người già ý thức đã suy yếu, và những bậc giác ngộ (ý thức đã được định chủ).

Với thời gian kể nói bên trên của sự tồn tại ý thức sau khi chết thì ý thức đó đã cũ và đã lỗi thời so với lúc luân hồi cho nên đứa bé sanh ra sẽ chậm hiểu, chậm tiếp thu với cái mới.

Còn những bậc thượng sư đắc hạnh khi chuyển luân sẽ vô cùng thông tuệ, minh thông!

Nên làm gì giúp người đã mất nhanh được đầu thai?

Trong tất cả mọi công đức để hồi hướng cho người chết thì công đức niệm Phật là lớn nhất, nếu như gia đình kinh tế khó khăn thì trong 49 ngày không cần thỉnh Tăng Ni đến làm lễ, chỉ cần toàn gia quyến phát tâm ăn chay niệm Phật là đủ. Thời gian niệm Phật, quy định sáng sớm niệm Phật xong đối trước bàn thờ người chết hồi hướng rồi dùng cơm sáng. Buổi trưa niệm Phật trước hay sau bữa cơm tùy theo công việc bản thân sao cho thích hợp mà sắp xếp. Buổi chiều sau bữa cơm mới niệm Phật, niệm xong đối trước bàn vong mà hồi hướng, mỗi ngày quy định ba thời niệm Phật ba lần hồi hướng, thời gian còn lại khi làm công việc cũng nên cố gắng mặc niệm niệm Phật.

Phương pháp niệm Phật siêu độ người chết như thế, đối với cuộc sống kinh tế gia đình sẽ không bị ảnh hưởng. Phương pháp này vừa đơn giản nhưng lại tiện lợi hoàn toàn không chướng ngại cuộc sống mà công đức rất lớn. Gia đình lại có thể bình an thanh khiết, bà con mỗi người đều được phước đức mà người chết cũng được sự lợi ích vô cùng. Đây là phương pháp thù thắng làm cho cả hai người sống lẫn kẻ chết đều được sự lợi ích không thể nghĩ bàn.

Bên cạnh việc ăn chay niệm Phật, các gia đình hãy làm nhiều việc thiện, phát tâm bố thí, giúp đỡ người yếu thế, xây cầu đắp đường, xây trường... để tăng thêm phước đức. 

Còn nếu họ bị đọa địa ngục nếu có, thì con cháu phải thí thực, thí pháp, chẩn tế cô hồn, giúp đỡ bá tánh, tích tụ công đức, hồi hướng cho họ, như vậy mới có thể sớm ngày được luân hồi.

Tamlinh.org (tổng hợp từ bài giảng của sư thầy Tuệ Minh - Quy luật tam giới)