04/06/2021 11:34 View: 6721

Thủ ấn: Ý nghĩa của việc kết ấn

Thủ ấn hay còn gọi là ấn khế, dùng để chỉ việc kết hợp các tư thế của các ngón tay trên hai bàn tay của các tín đồ tu theo pháp môn Mật giáo. Các thế ấn tạo bởi các ngón tay của hai bàn tay hành giả mang ý nghĩa thể hiện các nguyện lực và nhân duyên của Phật, Bồ Tát.

Thu an, ket an

Khi đó, nếu chúng ta kết thủ ấn tương đồng sẽ tạo ra một sức mạnh tâm linh kết hợp bởi sức mạnh của thân thể và ý niệm đặc thù. Sức mạnh đó tương đồng với trạng thái thân tâm của quả vị Phật và Bồ Tát.

Trong Mật giáo, thủ ấn biểu lộ trạng thái tam muội mà mình chứng đắc hay biểu đạt sự tương đồng với thệ nguyện của mười phương chư Phật. Thuộc về thân mật trong thân, Khẩu, ý tam mật của chư Phật. Tam nghiệp của chúng sinh tuy chứa đựng muôn vàn tạp nhiễm, tội lỗi nhưng nếu tinh tiến tu hành thì có thể đồng điệu và thống nhất với tam mật của chư Phật.

Việc dùng tay của hành giả kết thành ấn kế của chư Phật, kết hợp với việc đi đứng nằm ngồi… hết thảy các việc đó gọi là thân mật. Nghĩa rộng của thân mật không chỉ là thủ ấn, bất kỳ các tư thế nào của cơ thể đều là thân mật. Tay của chúng ta rất khéo léo, có thể làm ra nhiều tư thế khác nhau. Nhưng các tư thế chúng ta tạo ra lại chủ yếu do vô minh tạo tác, động lực tạo tác đều do tham, sân, si, mạn nghi cấu thành.

Ví dụ như giận dữ giơ tay đấm người, Tham lam cầm gươm giết vật … . Các hành động đó khác biệt hoàn toàn với các tư thế tay của chư Phật.

Như vậy với sự giải thoát và hạnh nguyện của chư Phật thể hiện qua thân tướng, thủ ấn. mật ngôn và tâm từ bi. Chúng ta tu hành, noi gương các ngài kết ấn nghĩa là tu thân, miệng niệm chân ngôn tức là tu khẩu. Ý quán tưởng bản tôn tức tu ý. Mật tông dựa vào tác dụng rộng lớn của tam mật gia trì, nhằm mục đích chuyển thân phàm phu thành thân Phật.

Các hình vẽ, hình tượng của Phật thông thường đượng định danh hiệu thông qua các cầm trong tay hay thủ ấn. Điểu đó thể hiện cho nguyện lực nhân duyên và hoàn cảnh giác ngộ. Thậm chí đó là hình ảnh khi hành đạo, thuyết pháp của các ngài.

Như vậy, tư thể tay của chư Phật thể hiện hạnh nguyện, nguyện lực của các ngài. Tư thế đó do tu thân, tu khẩu, tu ý mà tạo nên. Tư thể đó thể hiện cho hạnh nguyện và phương pháp độ sinh của chư Phật. Các tu sĩ thực hiện việc kết ấn nhằm học hỏi các hạnh nguyện của chư Phật. Đối với chư Phật thì tư thế tay thể hiện nguyện lực, còn đối với chúng ta thì tư thế tay giúp nhiếp tâm, tư duy thiền định để học hỏi theo nguyện lực chư Phật.

Việc kết ấn phải ở nơi thanh tịnh sạch sẽ, tắm rửa thân thể cần thận. khi thực hiện kết ấn phải giữ uy nghi. Ngồi xếp bằng tròn. Nếu không sẽ đắc tội, thiện pháp sẽ không thành tựu nhanh. 

Kết ấn là một hình thức tu tập. Nên ai cũng có thể kết ấn được, không chỉ mỗi các thầy.

Tamlinh.org

(Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn)