14/03/2022 08:32 View: 1415

Top 3 lời Sấm Trạng Trình ứng nghiệm sau hàng trăm năm

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự đoán nhiều điều trong tương lai. Những lời này được gọi là “Sấm Trạng Trình”. Đến những đời sau khi sự việc xảy ra người ta mới giật mình bởi khả năng tiên tri chính xác đến kinh ngạc của ông.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân gian truyền tụng như một vị Thánh với khả năng thấu thị và tiên tri về số mệnh, vận mệnh.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai?

Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi (1535), đời Mạc Đăng Doanh. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần không được chấp nhận, ông xin về an trí tại quê nhà.

Mẹ ông, bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Tiến sĩ Nhữ Văn Lan, là một phụ nữ tài năng mẫn tiệp, tinh thông lý số. Sống dưới thời Hồng Đức (Lê Thánh Tông), bà đã biết trước rằng nhà Lê sẽ suy yếu nên có ý kén một người chồng có tướng sinh quý tử để tính chuyện đại sự quốc gia. Kén mãi không gặp người vừa ý, mãi đến năm ngoài 30 tuổi, bà đành kết bạn với ông Nguyễn Văn Định, học trò Quốc Tử Giám và sinh ra Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mộng lớn của bà sẽ sinh ra con làm Thiên tử, chứ không chịu công hầu khanh tướng. Vì thế, hôm động phòng hoa chúc, bà cắm chiếc đũa ở ngoài sân và dặn chồng: “Khi bóng trăng đến chiếc đũa, ông mới được nhập phòng”.

Đợi lâu quá, ông Định nóng ruột đẩy cứa bước vào, bà trách: “Ông vội vàng như thế, con cái sau này chỉ làm đến Tứ trụ hoặc đỗ Trạng nguyên là cùng, chứ không thể làm được Hoàng đế”.

Da hơi đen nên chỉ làm đến chức Trạng nguyên thôi

Một hôm, bà đưa con về quê, dọc đường gặp một thầy tướng Trung Hoa. sau khi liếc nhìn dung mạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy tướng buột miệng khen: “Tướng mạo của thằng bé này không phải tầm thường. Nhưng vì nước da hơi thô nên chỉ làm đến Trạng nguyên thôi”.

Lớn lên, Nguyễn Bỉnh Khiêm theo học quan bảng nhãn Lương Đắc Bằng. Một hôm, cụ Lương Đắc Bằng ốm, biết mình không sống được bao lâu, bèn gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm lại, chỉ cho ông một cái tráp để trên đầu giường, giở ra lấy một bộ sách quý. Cụ Bằng nói:

“Thầy cho con cuốn sách quý này vì chỉ có con mới có thể hiểu được nó. Lúc thầy đi sứ qua Tàu, có gặp một cụ già trao cho thầy cuốn sách này và nói: ‘Ta không cho nhà ngươi mà nhờ người đem về giao cho một người An Nam’.

Thầy ngạc nhiên hỏi tên người đó, cụ già bảo: ‘Không cần, chừng nào trong tâm linh nhà ngươi muốn cho ai là người ấy được phần’. Sau này thầy mới biết cụ già đó là một dị nhân”.

Bộ sách ấy chỉnh là cuốn “Thái Ất thần kinh”.

Nhiều người cho rằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhờ nghiên cứu cuốn sách này mà thông suốt được mọi việc trong quá khứ, tương lai.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự đoán nhiều điều trong tương lai. Những lời này được gọi là “Sấm Trạng Trình”. Đến những đời sau khi sự việc xảy ra người ta mới giật mình bởi khả năng tiên tri chính xác đến kinh ngạc của ông.

Phải giữ được Biển Đông

Cụ Trạng có lời tiên tri, dạy rằng:

“Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình”.

Mặc dù đã có khoảng 500 năm tuổi nhưng bài thơ vẫn rất thời sự, tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay.

Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ “Chí những phù nguy xin gắng sức” nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược, một dự báo thiên tài.

Nam Đàn sinh Thánh

Người dân Nghệ Tĩnh từ lâu lưu truyền những câu sấm truyền của Trạng Trình là

Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam Thành/ Nam Đàn sinh thánh.

Tạm dịch nghĩa là “Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân.

Nhà sử họ Ngô Đăng Lợi (Hải Phòng) cho biết, sau khi thực dân Pháp đàn áp tàn khốc phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, những lời sấm truyền này được bàn tán xôn xao.

Người dân mong chờ một vị thành sống xuất thế. Lúc đó, khe Bồ Đái nước ngừng chảy do đó người dân càng tin hơn.

Trong một cuộc gặp gỡ giữa cụ Phan Bội Châu và học giả Đào Duy Anh cùng nhà nho Trần Lê Hữu, Phan Bội Châu đã nói “nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác”.

Cách mạng Tháng Tám

Nhiều nhà sưu tầm và nghiêu cứu cho rằng, Cách mạng Tháng Tám được Trạng Trình dự báo qua câu thơ

“Đầu thu gà gáy xôn xao/ Trăng xưa sáng tỏ soi vào Thăng Long”.

Ở câu 1, “đầu Thu” là tháng 7 Âm lịch, “gà” nghĩa là năm Ất Dậu, tời điểm sự kiện lịch sử này diễn ra, “gáy xôn xao” nghĩa là có tiếng vang lớn, thức tỉnh muôn người.

Ở câu 2, “Trăng xưa” nghĩa là “cổ nguyệt” theo Hán tự, ghép lại thành từ “hồ”, là họ của Hồ Chí Minh. “Sáng tỏ soi vào Thăng Long” là sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập trước hàng vạn đồng bào ở quảng trường Ba Đình của thủ đô Thăng Long – Hà Nội.

Nguồn: K&Đ