Năm 2018, nhóm khảo cổ học dưới nước – Gran Acuifero Maya ở Mexico, đã phát hiện ra một “hang động dưới nước”, ở phía Đông bán đảo Yucatan. Phát hiện này một lần nữa khơi dậy sự quan tâm của mọi người đối với nền văn minh bí ẩn Maya.
Mộ vua Pakal. (Ảnh qua SC)
Nhiều người thắc mắc, chẳng lẽ văn minh Maya không hề biến mất, mà chỉ là bị trầm xuống dưới nước, và họ vẫn đang phát triển một cách thần bí, mà con người ngày nay không hay biết?
Trong ghi chép lịch sử, nền văn minh Maya đột ngột kết thúc khi đang ở thời điểm thịnh vượng nhất. Tập thể dân tộc ấy biến mất một cách thần bí, nền văn minh rực rỡ đột nhiên bị gián đoạn, lưu lại cho hậu thế những khúc mắt và ẩn đố vô cùng lớn.
Maya cổ đại là một nền văn minh cổ đại huyền bí, và huy hoàng trên lục địa Mỹ Latinh, phân bố chủ yếu ở Mexico, Honduras và Guatemala. Lịch sử của nền văn hóa Maya khoảng 3.100 năm – từ 1.500 năm TCN đến khi sụp đổ vào thế kỷ 16 SCN. Vào thời kỳ hoàng kim, người Maya có hàng trăm thành phố, bên trong có văn hóa, nông nghiệp, thiên văn học và tôn giáo,… tất cả đều rất phát triển.
“Hang động dưới nước” được phát hiện này là hang động bị ngập lớn nhất trên thế giới. Hang động này là sự nối tiếp kết hợp giữa 2 hang động, một cái dài 264km và một cái dài 83km, chúng kết nối lại với nhau tạo thành một hang động bí ẩn dài 347km.
“Hang động dưới nước” này đã ngăn cách với thế giới trong nhiều thế kỷ, những chi tiết bên trong hang động khiến người xem không khỏi thán phục, người ta còn tìm thấy một số lượng lớn các văn vật và di tích văn hóa. Tất cả điều này đã góp phần giúp các nhà khảo cổ làm sáng tỏ bí ẩn của nền văn minh Maya.
Nhóm khảo cổ Gran Acuifero Maya cam kết bảo vệ vùng nước kia, và tận sức nghiên cứu vùng biển của Bán đảo Yucatan của Mexico (Península de Yucatán).
Trưởng nhóm Guillermo de Anda nói rằng, họ đã hoàn thành khám phá tuyệt vời này sau vài tháng và hang động cần được bảo vệ. Các nhà khảo cổ có thể tìm hiểu về cuộc sống của người Maya trước thế kỷ 16, cách họ tồn tại và phát triển, các địa điểm hành hương và nghi lễ tôn giáo của họ.
Có rất nhiều di tích của người Maya trên bán đảo Yucatan, và dưới lòng đất nơi người Maya sinh sống cũng là những hang động giống như hang động dưới nước, còn được gọi là “Động đá vôi” hoặc “giếng tự nhiên”.
“Các hang động dưới nước” có ý nghĩa tôn giáo đặc biệt đối với người Maya. Họ tin rằng các mạch nước ngầm có thể dẫn đến thế giới bí ẩn dưới lòng đất, nơi các vị Thần, tổ tiên và những người có siêu năng lực sinh sống.
“Hang động dưới nước” là một nơi linh thiêng và là nơi tượng trưng cho vòng tuần hoàn của sự sống và cái chết. Linh hồn người chết sẽ đi qua các thủy đạo để đến nơi mà các linh hồn ấy thuộc về, đó là con “đường xuống âm phủ” theo cách nói của người Maya.
Các nhà khảo cổ học Mexico trước đó đã phát hiện trong các văn vật khắc trên bia đá trong Ngôi đền của nền văn minh Maya cổ đại (Temple of the Inscriptions), họ đã tìm thấy hệ thống đường thủy huyền thoại “đường xuống âm phủ”. Ngôi mộ của Vua Pakal Đại đế, được cho là người cai trị của người Maya vào thế kỷ thứ 7 cũng nằm trong ngôi đền ấy.
Nhà khảo cổ học Arnoldo Gonzalez cho biết, họ tin rằng ngôi mộ và kim tự tháp được cố ý xây chèn lên một dòng suối có niên đại từ năm 683-702. Đường hầm dẫn nước từ phòng địa táng ra mặt trước ngôi đền, là phương tiện đưa linh hồn vua Pakal tới cõi âm.
Nhiều năm trước khi phát hiện ra đường hầm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài đá chứa hài cốt vua Pakal. Trong cuốn sách xuất bản năm 1968, tác giả Erich von Daniken cho rằng, những hình ảnh chạm khắc vua Pakal trên nắp quan tài cho thấy ông đang ngồi và điều khiển một tàu vũ trụ, phía đuôi tàu có một “ngọn lửa”. Các chuyên gia lý giải “ngọn lửa” này chính là “cây đời” của người Maya, có rễ lan xuống tận địa phủ.
Tuy nhiên, sau khi phát hiện đường hầm, nhà khảo cổ học Gonzalez bác bỏ điều này. Ông cho biết, trên đôi khuyên tai bằng đá trong mộ khắc dòng chữ một vị Thần “sẽ dẫn đường cho người chết tới cõi âm, bằng cách dìm họ xuống nước để được địa phủ tiếp nhận”.
Do đó vua Pakal không phải đang bay vào vũ trụ, mà thực chất đã đi xuống đường hầm dẫn xuống địa phủ.
Nguồn: NS