04/06/2021 11:51 View: 11449

Những tai ách thường gặp trong 4 mùa?

Trong một năm, bốn mùa xuân - hạ - thu - đông thay nhau biến đổi. Mỗi mùa đều có vạn vật sinh sôi nhưng đồng thời cũng mang theo tai ách cho người, cho vật. Vậy cụ thể những tai hoạ trong từng mùa như thế nào? Cần làm gì để tránh được những tai hoạ này? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu. 

bon mua trong nam

  • * Mùa xuân, ách đả vật
  • * Mùa hạ, ách đả nhi
  • * Mùa thu, ách đả niên
  • * Mùa đông, ách đả lão

Mùa xuân, ách đả vật:

Câu này hàm ý rằng: Mùa xuân là thời khắc tật ách, gian khó nhất của các loài vật, mọi tai ách có thể xuất hiện với chúng trong thời đoạn này nhiều nhất!

Để  triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm thì các gia đình, hộ chăn nuôi cần lên kế hoạch vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi; kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân hè. 

Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đủ về lượng và đảm bảo về chất. Dự trữ một số vật tư thuốc thú y cần thiết, vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa,… dùng cho vật nuôi khi thời tiết bất lợi.

Chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Đối với trâu, bò, cần tiêm phòng  bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Đối với đàn lợn, tiêm phòng bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn, lở mồm long móng, tai xanh… Đối với đàn gia cầm, cần tiêm vắc-xin phòng bệnh Niu-cát-xơn, Gumboro, cúm gia cầm. Vịt, ngan cần tiêm phòng dịch tả vịt, viêm gan do vi rút, vúm gia cầm, tụ huyết trùng…

Mùa hạ ách đả nhi:

Nắng nóng kéo dài, trẻ em là đối tượng rất dễ bị tác động bởi nhiệt độ cao.  Nếu không có chế độ ăn và uống đủ nước, trẻ dễ bị mệt mỏi, chán ăn, giảm sức đề kháng và bị bệnh. Bởi vậy, cha mẹ cần cho trẻ ăn đủ chất, uống đủ nước để phòng tránh nguy cơ thiếu nước và điện giải.

Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi nên không có cảm giác thèm các loại thịt, cần ăn đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm cân đối các chất như chất đạm, chất béo, chất đường bột, vitamin và chất khoáng…, không nên giảm lượng protein trong những ngày hè. Tuy nhiên, protein vẫn cần được bảo đảm trong chế độ ăn hằng ngày, dù là đạm động vật hay đạm thực vật. o đó, các bậc phụ huynh nên tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ: cần đa dạng thực phẩm, thường xuyên thay đổi các món ăn, chế biến phù hợp với từng độ tuổi giúp trẻ ngon miệng, dễ ăn và nhận đầy đủ dinh dưỡng.

Vào những ngày nắng nóng nên giảm chất béo, tăng lượng rau củ, quả. Rau củ cung cấp vitamin và chất xơ, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất, góp phần làm giảm cholesterol trong máu.

Thời kỳ mùa hè đang đến, tật ách, tai ương đến với trẻ nhỏ từ tai kiếp, đau ốm, cho đến các việc khác, vì vậy mọi người nên cẩn thận giữ gìn cho các cháu nhỏ trong thời kỳ này, luôn bên con không bằng luôn để chư thần bên con.

Vậy làm sao có chư thần bên con trợ độ? Vậy thì hãy cùng con mỗi ngày hành một thiện sự, có thể mỗi ngày giúp con phóng sanh một chú cá, một con chim thôi! việc tuy nhỏ nhưng không chỉ giúp cho thiện nghiệp sâu dày của trẻ khi lớn lên mà còn là để chư thần hộ trợ luôn bên cạnh sẵn lòng tương tế, cứu độ khi tật ách thình lình xuất hiện.

Mùa thu ách đả niên:

Tức là những người hành ác trong năm, những người nghịch vận trong năm thì ách tật sẽ xuất hiện trong mùa thu nhiều nhất!

Để phòng tránh tai ách bất ngờ, bên cạnh việc tu dưỡng đạo đức, làm nhiều việc thiện thì chúng ta hãy chú ý

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: Cúm, sởi, rubella, ho gà…).
  • Giữ ấm cơ thể: Thời điểm giao mùa nóng lạnh thất thường, cơ thể dễ bị cảm lạnh, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân.
  • Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
  • Luyện tập nhiều hơn: Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cần luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, khi luyện tập, nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài: Đeo khẩu trang để phòng bệnh là một việc đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa vi rút, vi khuẩn lây qua đường hô hấp. Khi bản thân có các triệu chứng như hắt hơi, ho… nên đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Giữ tâm trạng tốt: Việc thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần. Nhiều người có thể bị mất ngủ, đau đầu và rơi vào trạng thái tâm lý mất ổn định. Vì vậy, ngoài việc giữ cơ thể khỏe mạnh, cũng nên quan tâm tới sức khỏe tinh thần, giữ cho tâm trạng thoải mái và tích cực.

Mùa đông ách đả lão

Đây là thời khắc những người già, người lớn tuổi sẽ dễ nhập thiên nhất!

Để đảm bảo sức khỏe trong mùa đông, người cao tuổi nên chú ý thực hiện một số biện pháp sau:

  • Giữ ấm cơ thể: Dù ở nhà hay ra ngoài, người cao tuổi đều cần mặc đủ ấm, dùng khăn len che mũi, miệng để tránh viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Phòng ở phải thông thoáng nhưng ấm, không có gió lùa. Cửa ra vào, cửa sổ phải có rèm hoặc kính che gió nếu phải mở ra đóng vào nhiều. Nếu không có việc cần thiết, người cao tuổi nên hạn chế đi ra ngoài trời lạnh. Ban đêm nếu phải tiểu đêm, người cao tuổi phải mặc đủ ấm, mở cửa từ từ cho cơ thể thích ứng với nhiệt độ thấp sau đó mới ra. Thực hiện tương tự nếu dậy sớm tập thể dục. Việc thay đổi nhiệt độ quá nhanh sẽ khiến xảy ra các biến chứng nguy hiểm như tái biến, nhồi máu cơ tim…
  • Ăn đủ chất: Người cao tuổi cần ăn đủ các thực phẩm giàu chất bột đường, chất đạm, đặc biệt là chất béo giúp cơ thể sinh năng lượng chống rét. Thức ăn nấu chín kỹ, mềm, dễ tiêu. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Buổi sáng và trưa nên ăn thức ăn giàu năng lượng và bữa tối ăn nhẹ nhàng hơn kèm theo chút hoa quả. Tránh ăn quá no, uống quá nhiều vào bữa tối để không mất ngủ. Tuyệt đối không dùng rượu để làm ấm cơ thể vì sẽ gây dãn mạch, khi tiếp xúc với trời lạnh rất nguy hiểm.
  • Tập luyện đều đặn: Tập thể dục thể thao giúp người cao tuổi giữ được khối lượng cơ, khí huyết lưu thông, tinh thần sảng khoái, tăng cường hoạt động hệ tim mạch, hô hấp, giảm đường huyết cũng như mỡ máu. Người cao tuổi nên tập thể dục ở chỗ kín gió, ấm áp, hoặc tập ngay trong nhà khi thời tiết quá lạnh. Hãy nhớ luôn khởi động kỹ cho người ấm lên mới bỏ áo ngoài và tập luyện, chỉ nên tập luyện vừa sức

KHÔNG CÓ NGUYỆN CẦU NÀO HƠN HÀNH ĐỘNG
KHÔNG CÓ HÀNH ĐỘNG NÀO HƠN THIỆN NGHIỆP
KHÔNG THIỆN NGHIỆP NÀO HƠN CỨU ĐỘ
KHÔNG CÓ SỰ CỨU ĐỘ NÀO HƠN "ĐỘ PHÁP TRỪ MÊ