04/06/2021 11:51 View: 2958

Các linh hồn có thể tác động đến người sống như thế nào?

Ngoài việc nhập vô xác một người bị yếu tâm thức thì các linh hồn còn có khả năng làm gì không ạ? VD như phù hộ con cháu hay hiện về báo mộng chẳng hạn? Các vong linh đã khuất có thể tác động đến người còn sống như thế nào?

linh hon

Linh hồn là gì? 

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, linh hồn được ghi lại qua các bài hát và tục ngữ dân gian. Chẳng hạn, người ta thường gọi nó là “ba hồn bảy vía”, "ba hồn chín vía", “linh hồn rời khỏi thể xác”, “tâm linh".. 

Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan nào của cơ thể.
Nhìn chung, các tín ngưỡng, tôn giáo thường cho rằng linh hồn là thiêng liêng, là bất diệt. Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo đều cho rằng linh hồn là bất diệt, do Thượng đế ban cho mỗi người như là sự sống, nếu một người sống thiện lành, thờ kính Thượng đế thì khi chết đi, linh hồn người ấy sẽ được về sống hạnh phúc đời đời bên cạnh Ngài; ngược lại, nếu sống mà làm ác, không tin vào Thượng đế thì linh hồn sẽ bị phạt sống khổ đau trong địa ngục. Ấn giáo quan niệm linh hồn hay bản ngã, tự ngã (Atman, Jiva, Purusa) là trường tồn và hòa đồng được với Đại ngã hay Phạm thiên (Brahman), gồm ba tính chất là chân lý (Sat), trí tuệ (Chit) và hạnh phúc (Ananda). Kỳ – na giáo cho rằng linh hồn có trong con người, loài vật và cây cỏ và là những thực thể bất diệt. Tây Khắc giáo (Sikh) bảo rằng linh hồn hay tự ngã (Atma) của mỗi người là một thành phần của linh hồn vũ trụ vĩnh hằng, của Thượng đế (Parmatma).

Linh hồn trong đạo Phật? 

Tín ngưỡng dân gian còn cho rằng linh hồn người chết có thể nương gá vào đâu đó có thể hiện hình trên đời mà người ta thường gọi là ma. Lắm người tin rằng khi một người chết đi, linh hồn người ấy sẽ đến cõi âm, sinh sống ở đấy, chờ sự phán xét của Diêm vương, linh hồn ác có thể bị hành hạ cho đến khi được đầu thai ở dương thế.

Phật giáo luận theo ngôn ngữ, tín ngưỡng của dân gian, vẫn nói đến linh hồn, vong linh, hương linh… để chỉ cái phần còn lại sau khi chết của một người. 

Vong linh có thật không?

Thượng tọa Thích Tiến Đạt, Trụ trì chùa Đại Từ Ân (Hà Nôi, nguyên Uỷ viên thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam thì ông giải thích: "Tín ngưỡng phật giáo và tôn giáo đạo Phật là khác nhau. Tín ngưỡng của người đi chùa là khác, quan điểm của phật tử chân chính là khác, quan điểm của những nhà tu hành là khác. Ở mỗi mức độ khác nhau có cách hiểu khác nhau. (Tín ngưỡng) đối với người dân gian như thế là đúng, nhưng đối với tín đồ đạo Phật  thì chưa chắc đã đúng; hoặc đối với tín đồ đúng nhưng chưa chắc với người tu hành là đúng.

Chúng ta nói chuyện cúng vong có hay không. Đức Phật không nói như vậy nhưng tại sao các chùa lại cúng vong? Vì đó là phong tục tập quán dân gian từ xưa đến nay người ta vẫn cúng. Không thể nói là có, cũng không thể nói là không có. Nếu không có thì sẽ sụp đổ cả một nền tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên bởi nếu không có vong linh thì thờ cúng ông bà tổ tiên làm gì, như vậy sẽ sụp đổ cả hệ thống hiếu đạo.

Do vậy, chuyện này không chỉ đơn thuần ở việc có hay không có vong mà ta xem nó ở góc độ nào, nếu không cứ quy chụp rất nguy hiểm. Phật giáo chuyển đến nước nào đều thu nhập tín ngưỡng bản địa của riêng nước đó cho mình và lấy cơ sở giáo lý đạo Phật để hướng dẫn. Hiếu đạo đã có từ trước, việc thờ cúng ông bà tổ tiên đã có từ trước khi đạo Phật đến Việt Nam. Tôn giáo đến phế bỏ nó sẽ lập tức không có chỗ đứng, nên phải tiếp nhận nó. Tiếp biến văn hoá phải hiểu như thế.

Phật giáo bác học khác, phật giáo quần chúng là khác. Tín ngưỡng đạo Phật  với tôn giáo đạo Phật là hoàn toàn khác nhau. Một đằng là tín ngưỡng phổ thông, dành cho những người đi chùa, lễ Phật mà không tu theo đạo Phật, không tìm hiểu giáo lí đạo Phật mà chỉ trong các ngày rằm, mùng Một, lễ tết đến chùa thắp hương. Tín ngưỡng phổ thông chiếm đại đa số người dân Việt Nam. Những người đi theo đạo Phật, học để tu theo đạo Phật thì số đó ít, số phật tử cũng ít, số tăng ni hiểu chuyên sâu về đạo Phật cũng ít.... Nói vậy để thấy, ta đứng vị trí nào để xem xét sự việc. 

Nếu nói về người  đi lễ dân gian thì phải đặt vào vị trí của người đi lễ chứ không thể đặt vào vị trí của người tu hành để hiểu đạo Phật được. Nó gọi là thuyết chính danh."

Linh hồn có thể tác động vào người sống không? 

Nếu như các nghiên cứu khoa học chưa chứng minh được sự tác động của linh hồn thì trong văn hoá tâm linh của người Việt lại quan niệm linh hồn có tồn tại và có thể tác động đến người đang sống. 

Một số trường hợp hi hữu có thể nhập xác, ngoài ra thì có thể tương thông tâm thức mà nhắc người ta, sai khiến người ta việc này việc kia. VD như tự nhiên đang bình thường, ta lại đột nhiên nhớ ra là cần làm gì đó, muốn làm gì đó, hay tự nhiên không muốn làm nữa, không muốn đi nữa, không muốn tiế tục nữa.

Việc này nhiều lúc thể hiện rõ: 

  • Trong các mối quan hệ, đang thực sự vui vẻ với nhau, thân thiết nhau, tự nhiên cảm thấy không thích không muốn chơi chung.
  • Hoặc là các buổi hẹn hò, kí hợp đồng chẳng hạn, đang háo hức muốn đi gặp, tự nhiên hết hứng, chán ngán không muốn làm không muốn đi. 
  • Hoặc trong các công việc quan trọng, đang xuôi chèo mát mái thì lại gặp trở ngại không thể lý giải được....

Việc phù hộ con cháu cũng tương tự vậy, theo các cụ xưa thì gia tiên sẽ nhắc việc tốt, cản trở việc không tốt theo cách mà họ nghĩ. Giúp chống đỡ, chuyển hóa các dòng năng lượng tiêu cực thành tích cực. 

Tất nhiên, điều này chẳng có sách vở hay nghiên cứu khoa học nào chứng minh và lý giải nhưng các bạn có thể tự kiểm nghiệm qua các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Và nhớ, hãy sống thật tốt, thiện tâm, hiếu nghĩa để gia tiên không đau lòng vì con cháu. 

Tổng hợp