04/06/2021 11:51 View: 1622

Tại sao có những vị Thần mang hình dạng của những con vật?

Ta thường thấy hình ảnh các vị Thần mang hình dạng thú vật trong thần thoại Ai Cập, Hy Lạp, Nhật Bản, Trung Quốc và tín ngưỡng của các bộ tộc trong những khu rừng ở Châu Phi. Vậy Tại sao có những vị Thần lại mang hình dạng của những con vật?

Than Ganesha

Voi Thần Ganesha, Vị Thần Đáng Kính Trong Tín Ngưỡng Của Người Thái Lan

Theo lý giải từ các nhà nghiên cứu văn hoá thì vào thời kỳ đó, khi thiên nhiên chi phối con người, tổ tiên của chúng ta bị choáng ngợp trước những hiện tượng siêu nhiên, họ đã tưởng tượng ra các vị thần kỳ quái, tồn tại giữa thế giới thực và thần linh, mong giải toả phần nào những bí ẩn này.Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những lý do khác mà chúng ta chưa biết.

Cụ thể như sau: 

Sự gần gũi, tình thương của các vị Thần với con người, vạn vật

- Trước tiên, vì sự gần gũi, tình thương đối với con người, với vạn vật của các vị Thần ấy.

Các vị Thần ấy là những Đấng thiêng liêng muốn gần gũi, dạy bảo con người để hướng con người về Đạo Pháp. Và phương thức gần gũi nhất chính là hóa thân thành hình dạng những con vật gần gũi với con người trong đời sống vật chất xã hội như: chó, mèo, bò, voi, chim…

Để đạt được mục đích cuối cùng là hướng được con người về Đạo Pháp, các Đấng ấy đã sẵn sàng từ bỏ hình ảnh cao quý của mình, thị hiện thành những con vật bình dị để gần gũi loài người. Đó là việc vô cùng đáng tôn kính, các Đấng đã dùng hạnh khiêm nhường để hạ mình xuống thấp hơn loài người mà hướng con người về Đạo Pháp.

Khi con người nhận ra rằng những con vật quanh mình lại là hiện thân của các vị Thần, thì con người dễ hướng tới điều thiện lành, trân trọng sinh mạng của loài vật ấy vậy. Chính vì điều đó mà các vị Thần đã đạt thêm một kết quả tốt đẹp là con người biết trân trọng sinh mạng của giống loài không phải đồng loại của mình.

Sự hi sinh vì đồng loại, sự tịnh tấn tri thức của các loài vật ấy

- Kế tiếp là về sự hy sinh vì đồng loại và vạn vật. Sự tinh tấn trí thức tinh thần, đạo đức của các loài vật ấy.

Trong trường hợp này, những con vật nào trong kiếp sanh của mình, đã dùng cuộc sống của mình để mang lại hạnh phúc cho những loài khác thì khi chết đi thân mạng, phẩm vị linh hồn cũng được tăng bậc từ Cầm Thú Hồn lên đến Thần Hồn, Thánh Hồn… và có thể cao hơn nữa nếu sự hy sinh ấy quá cao cả.

Có câu chuyện sau:

Trong khu rừng nọ, có rất nhiều loài động vật sinh sống. Một hôm xảy ra nạn cháy rừng do khí trời nóng bức, muôn thú chạy tán loạn. Thay vì cũng chạy tránh lửa như những loài vật khác, trong bầy voi có một chú voi nọ dùng vòi của mình đi hút nước đem vẫy nhằm chữa đám cháy. Các chú voi khác thấy sự hy sinh của chú voi ấy thì bắt chước làm theo và đã cùng nhau dập tắt được đám cháy. Nhưng vì sức nóng của lửa cùng với việc chạy đến nguồn nước lấy nước về chữa lửa phải chạy đi chạy về nhiều lần đã khiến cho những chú voi này kiệt sức mà chết.
Khi ấy, những loài vật khác trong rừng nhờ ơn của những chú voi này mà được sống. Vì thế chúng cảm kích, tôn kính những chú voi này là Thần của chúng.

Đó là về hữu hình, còn về vô hình, vì sự hy sinh quên mình mà bầy voi này được thăng lên phẩm vị linh hồn từ Cầm Thú Hồn lên các phẩm Thần Hồn và cao hơn nữa. Và tất nhiên chú voi đầu tiên đã chữa đám cháy được thăng lên cao nhất trong bầy vì nó đã tự ý thức được việc làm của mình. Tự giác được lẽ “Đạo tự nhiên” trong việc giúp đỡ kẻ khác. Còn những chú voi làm sau thì không cao bằng vì nhờ thấy cái gương của chú voi đầu tiên mới cảm phục và biết làm chứ chưa tự ý thức được việc làm ấy lúc chưa thấy qua.

Ở đây thì kết quả của việc chữa cháy là đám cháy được dập tắt, sự hy sinh của những chú voi là hữu ích. Nếu kết quả là đám cháy vẫn cháy, sự hy sinh của những chú voi là vô ích thì các chú voi ấy vẫn đáng được tôn kính bởi sự hy sinh của mình.

Về phương diện thiêng liêng vô hình, kết quả của công việc như thế nào không quan trọng, mà quan trọng là tinh thần và quá trình phục vụ để hướng tới kết quả tốt đẹp mới là thứ đáng quý. Ta thương nói làm gì cũng để “Tâm” vào đó là vậy.

Đương nhiên, nếu tinh thần phục vụ tốt và kết quả đạt được có giá trị cao thì càng tốt hơn nữa.

Câu chuyện thứ hai:

Trong kiếp sanh của mình, con vật biết hướng về Đạo Pháp, biết tìm phương cách học hỏi để phát triển đạo đức, trí thức tinh thần của mình. Đó là những con vật biết gần gũi những người tốt, lương thiện để học hỏi và cũng làm được việc tốt cho cuộc sống như: loài chó biết giúp đỡ người mù để dẫn đường cho họ, biết cứu người chết đuối… nếu như được huấn luyện các kỹ năng ấy.

Thời xa xưa, khi các Đấng thiêng liêng còn dễ dàng tiếp cận với thế giới hữu hình này, các vị Giáo Chủ mở nên giáo phái của mình dạy dỗ loài người. Trong số các vị ấy có Đức Thông Thiên Giáo Chủ là Giáo Chủ của Triệt Giáo.

Giáo phái của Ngài không những dạy dỗ con người mà còn thu nhận luôn cả những loài động vật để dạy dỗ cho chúng Đạo Pháp. Thế là nhờ học được Đạo Pháp, nâng cao đạo đức và trí thức tinh thần mà những loài vật như Rùa, Voi, Sư Tử, Quạ, Chim Công… cũng được Đắc Pháp, có thể thị hiện hình dáng loài người hoặc là nhân thú dạng.

Tuy rằng Đắc Pháp và đạo đức, trí thức tinh thần phát triển nhưng từ trong bản thân họ, ánh sáng Thiên Tánh vẫn còn bị vô minh che lấp. Họ đắc Pháp nhưng còn chưa thấu đáo lẽ Đạo nên cũng tình nguyện làm kỵ vật cho các Đấng thiêng liêng đức hạnh cao trọng để được gần gũi mà học hỏi về đạo đức…

Còn phẩm vị linh hồn của những linh thú này, có khi đạt phẩm Thần Hồn Thánh Hồn hay Tiên Hồn.

Nguồn: Tam giới toàn thư