04/06/2021 11:46 View: 26111

Phượng hoàng lửa xuất hiện ở Sài Gòn là điềm gì?

Chiều ngày 30.07.2020 Phượng Hoàng Lửa xuất hiện khi mặt trời lặn ngay ở Sài Gòn. Nếu nhìn góc độ khoa học đây chỉ là hình ảnh vô tình của đám mây hình con chim phượng hoàng được mặt trời chiếu sáng nhưng góc độ tâm linh thì biểu tượng này có phải là điềm báo gì không?

phuong hoang lua sai gon, diem bao

Phượng hoàng xuất hiện khoảng 2-3 phút rồi tan ra cả bầu trời chìm vào bóng đêm.

Theo hình ảnh mà các cư dân mạng chia sẻ, ánh mặt trời hắt lên mây tạo thành một chú chim màu cam vô cùng đẹp. Trông đám mây hệt như chú chim lửa đang bay lượn giữa không trung, cực kỳ rực rỡ. Mặc dù không ai lí giải được hiện tượng này và có thể đây chỉ là sự trùng hợp của mẹ thiên nhiên, thế nhưng hình ảnh này vẫn khiến không ít người thích thú và bàn tán sôi nổi. 

Rất nhiều người thắc mắc: với hiện tượng xuất hiện đám mây phượng hoàng lửa tại Sài Gòn thì có điềm báo gì không? Điềm lành hay điềm dữ?... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu qua bài phân tích của một tác giả có nghiên cứu về kinh dịch. (Mọi thông tin tiếp sau đây chỉ mang tính tham khảo)

Nếu xét về phong thủy dịch học thì đây là biểu tượng chim phượng hoàng lửa trong truyền thuyết từng xuất hiện ít nhất 03 lần ở Việt Nam gần đây, đó là năm 1955, 1994 và năm nay.

Thông số của ngày 30.07.2020

Trước khi phân tích sâu hơn thì lấy thông số của ngày xuất hiện đám mây phượng hoàng như sau:

  • 1) Ngày 30.07.2020 là ngày Giáp Tuất, tháng Quý Mùi, năm Canh Tý nhằm ngày 10.06 âm lịch là ngày Bạch Hổ Đầu (ngày Hổ Trắng). Hành Sơn Đầu Hỏa (Lửa trên núi).
  • 2) Giờ xuất hiện rơi vào giờ Dậu cũng là giờ Hỏa thuộc cung Ly.
  • 3) Sài Gòn nằm hướng Nam nên cũng là cung Ly.
  • 4) Trong 04 hướng cung trời Đông Tây Nam Bắc thì (Rùa Đen Huyền Vũ nằm hướng Bắc, Phuợng Hoàng Lửa nằm Hướng Nam, Hổ trắng hướng Tây và Rồng Xanh hướng Đông). Xem ra Phượng Hoàng lửa xuất hiện đúng vị trí rồi.

Ý nghĩa của phượng hoàng lửa

Trong truyền thống Á Đông, chim phượng được coi là có “cái mỏ của gà mái, cổ của rắn, trán của chim én, lưng của rùa và đuôi của cá”. Là con vật không có thực nhưng chim phượng được coi là hội tụ vẻ đẹp, sức mạnh của một số loài chim và các loài khác để tôn sùng tính chất linh thiêng. Nó “trở thành biểu tượng của tầng trên/bầu trời, của nguồn sinh lực thiêng liêng, hiện thân của thánh nhân/người tài… là biểu hiện cho ước vọng của người Việt trong mối quan hệ với thần linh và với ước vọng cầu phúc”.

Nếu như rồng được xem là đứng đầu trong các loài bò sát, biểu tượng của sự sinh sôi, của phương Đông, của mùa Xuân thì chim phượng được tôn vinh là nữ hoàng của các loài lông vũ, là biểu tượng của mặt trời, lửa, phương Nam, mùa hạ. Chỉ xuất hiện vào thời bình thịnh trị và ẩn mình khi có loạn lạc, do đó chim là biểu tượng cho sự đảm bảo thái bình. Chính vì thế hình ảnh chim phượng ở hoàng cung còn như là sự tán dương thêm vào niềm kiêu hãnh của vị hoàng đế. Ý rằng, thời hoàng kim yên bình nên có chim phượng xuất hiện. Chim phượng thường được thể hiện đứng trên những cuộn sóng biển đầy uy lực siêu nhiên.

Trong Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phượng) mặc dù Phượng hoàng đứng cuối nhưng quyền năng thì lại chỉ đứng sau Rồng. Nếu Long là sự THIẾT LẬP, Lân là sự PHÁT TRIỂN, Quy là sự BỀN VỮNG, thì Phượng là sự TÁI SINH.

Chim phượng hoàng là một trong số những nhân tố chính trong vũ trụ học của phương Đông. Theo thần thoại phương Đông, sau khi vị thần Bàn Cổ nổ thoát ra từ “quả trứng” khổng lồ của sự hỗn loạn, bốn linh vật khác đã theo ông tồn tại. Đó là long (rồng), ly (kỳ lân), quy (rùa), và phụng (phượng hoàng). Những sinh vật tuyệt vời này, được gọi là Tứ Linh (bốn vị thần linh), đã hợp sức với (thần) Bàn Cổ để tạo ra thế giới.

Chúng sử dụng thần thông của mình để tạo ra ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa và thổ), tạo ra 5 mùa (xuân, hạ, thu, đông, và cuối hạ) và chia thế giới thành 5 khu (bắc, nam, đông, tây và trung tâm).

Mỗi sinh vật trong Tứ Linh này này chịu trách nhiệm đối với một phần năm tạo hóa, trong đó chim phượng hoàng làm chủ lửa (hỏa), mùa hạ và phía nam. Lưu ý là 05 mùa chứ không phải 4 và chính Phượng Hoàng Lửa là sinh vật chia mùa Hạ làm đôi Hạ (đốt cháy) và cuối Hạ (tái sinh).
PHƯỢNG HOÀNG LỬA là biểu tượng hồi sinh từ đống tro tàn.

Trong truyền thuyết thì loài phượng hoàng này có tuổi thọ 500 năm và bất tử bằng cái TÁI SINH. Cho nên Phượng Hoàng Lửa là sinh vật bất tử. Vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. Và, từ trong đám tro tàn, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một cánh chim rực lửa đang bay lên. Vì khả năng tái sinh này mà phượng hoàng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết...

Điềm báo từ hiện tượng đám mây phượng hoàng lửa xuất hiện tại Sài Gòn

Hình ảnh chiều ngày 30/7/2020 có để xem hoàn toàn phù hợp từ thời gian đến địa điểm là một điềm trời tái sinh từ những bĩ cực khó khăn lâu nay.

Với kiến thức Phong thủy và Kinh dịch hạn chế của mình thì người viết có thể khẳng định rằng: MỌI THỨ SẼ BÌNH YÊN VÀ TIỀN HUNG HẬU KIẾT khi biểu tượng may mắn và tái sinh xuất hiện đúng thời điểm dịch bệnh căng thẳng.

Các bạn có thể tin hoặc không tin cho sự kiện này. Nhưng đợi xem vì Phượng hoàng lửa là sinh vật thứ 4, cung Ly là cung thứ 4, Phương nam là phương thứ 4. Cho nên:

  • 1) Sau đúng 03 ngày sẽ có 1 tin tốt.
  • 2) Sau đúng 03 tháng sẽ có 1 tin hay.
  • 3) Sau đúng 03 năm sẽ có 1 chuyển biến mới.
  • 4) Sau đúng 30 năm sẽ có một nước Nam hùng cường..

Tác giả: Trần Nguyễn Bảo Nhân / Trạng Tèo

******************************

Cũng có những ý kiến khác cho rằng

"Phượng hoàng biểu tượng tái sinh là đúng. Nhưng cơ trời hủy diệt, thời mạt pháp chỉ mới bắt đầu. Đây là biểu tượng của chết, chút hơi tàn cuối cùng của phượng hoàng, 50 năm sau mới tái sinh. Biến động dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai hiện nay trên thế giới là điều rõ ràng nhất, sự hủy diệt chỉ mới bắt đầu. Lần này phượng hoàng xuất hiện vào lúc hoàng hôn đó là chút hơi tàn mà thôi." - Nguyễn Bảo Ý

"Nếu thật sự là Khổng tước xuất hiện thì nó là Thần chiến tranh đấy các bạn ạ. Đừng ảo tưởng mà vui mừng vớ vẩn. Đã thiên tai, dịch bệnh lại còn chiến tranh thì chỉ người dân là khổ đầu tiên ! Hãy vững tin vào chính phủ. Họ vẫn đang điều hành và kiểm soát tốt !" - Nguyễn Anh Tuấn

"Đây là khí chu tước. Khí dương ở mặt đất bốc lên trời, khí dương mất thì khí âm thịnh (corona), chu tước là hoả khí bị mất đi thì thuỷ khí sẽ về. Sắp tới cảnh giác lũ lụt, dịch bệnh và chiến tranh. Chỉ cần mỗi người chúng ta đồng lòng, đoàn kết, có ý thức tự phòng dịch và làm nhiều việc thiện, tu tập thì cũng có thể hóa giải phần nào.' - Trần Thanh Tâm

"Đừng hi vọng vào phượng hoàng lửa vì chính ta phải cháy thành tro bụi nó mới xuất hiện. Chỉ cần bảo vệ mình & xung quanh; giúp đỡ khi làm được; chia sẻ nếu có thể; cùng nhau, chúng ta có thể vượt qua, thậm chí có thể bay cao & tốt đẹp như một cánh bồ câu mà không cần phải cháy rụi lông như mẹ phượng hoàng. Hãy để kẻ tạo ra truyền thuyết phượng hoàng & cuộc chiến với Covid này cháy trụi thành tro cùng nó rồi mọc lại hay biến mất luôn, kệ m* nó đi ha." - Vi Nguyễn

"Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ".
Ở dưới quê mà thấy vậy các ông bà toàn bảo bão to sắp tới. Vậy nên các gia đình, đặc biệt vùng ven biển phải cẩn thận, khéo sắp có bão to ngập lụt đấy ạ"
- Tài Trương

"Ôi trời, mọi người giờ thấy thế đã kêu là phượng hoàng, chứ lúc mình còn nhỏ sống ở quê ngày nào trên trời chả có các đám mây vần vũ đủ màu, đủ hình thù các con vật, hình như này cũng đầy ra. Chỉ là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và trùng hợp ngẫu nhiên thôi chứ có gì mà phải mừng với sợ. Cứ bình tĩnh đi các bạn ạ." - Trung Thanh

**********************

.....Tuy nhiên, tất cả những nhận định trên đều chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người vẫn không ngừng thích thú và xôn xao bàn tán.

Tất cả thông tin chỉ mang tính chất tham khảo