Hỏi: "Mình thường nghe mọi người nói về nhân quả và quả báo thường đến muộn, nhưng không hiểu tại sao mình cứ làm việc gì sai trái một chút là gặp hoạ ngay, trong khi nhiều người làm đủ mọi chuyện xấu xa nhưng vẫn không bị phát hiện ra hay thấy báo ứng gì? Nếu theo nhân quả thì có phải do kiếp trước tội mình to quá nên kiếp này hễ cứ làm sai là bị quả báo ngay không ạ?" - Minh Trang
Để trả lời cho câu hỏi này của bạn, Tamlinh.org xin trích đăng một phần của bài giảng "Quả báo đến ngay TT. Thích Chân Quang biên giảng. Các bạn cùng đọc để hiểu hơn tại sao với nhiều người Quả báo có lúc hiện tiền, có khi đến muộn?
Phước báo đến nhanh do ta không còn nặng nợ
Trong Luật Nhân Quả, phước báo mà đến nhanh đó là do ta không còn nặng cái nợ gì của quá khứ lắm, thì cái phước sẽ đến nhanh với ta, Quả Báo đến nhanh với ta, ví dụ như là: Có cái người đó nào giờ sống cũng hiền thiện, hôm đó cái bạn bè rủ đi chơi, đi câu cá thì ổng đi ổng cũng câu được mấy con cá thì trên đường về ổng bị té xe liền, ổng sực nhớ là hôm nay ông đã câu mấy con cá để ăn, nhậu với bạn bè cho vui trên đường về té. Té chút trầy chút thôi, cũng chẳng sao, nhưng ông có cái linh cảm là cái việc té xe của ông nó liên quan tới con cá vừa mới câu sáng nay thì cái đó gọi là Quả Báo đến sớm, Quả Báo đến sớm là vì ông không có cái nghiệp gì nặng. Cho nên Quả Báo đến ngay để báo cho ông biết, báo cho ông biết cái việc làm của ông là không nên tiếp tục như vậy mà gây nghiệp, chứ còn cái người nghiệp nặng thì câu cá hay là bắt cái đàn cá, chưa có gì xảy ra hết đến kiếp nào rồi mới trả. Chứ chưa trả liền, còn người có phước quá mà mình xảy tay một cái. Quả Báo đến để báo cho mình. Còn trường hơp ông này cũng vậy, tuy ổng nghèo, ổng cũng mắc cái nghiệp nghèo nhưng mà ổng không có cái tội tình gì và tâm nguyện cúng hết những gì mình có nên tạo nên cái phước rất là lớn, rất là nhanh cái ý nghĩa nó là như vậy.
Phước mang qua kiếp sau rất quan trọng
Phước mang theo rất quan trọng nhưng không phải ai cũng có. Để được làm hạng người có phước mang theo, chúng ta phải biết tu, biết làm nhiều việc thiện. Ai cũng cần quan tâm đến điều này, nhất là người trẻ tuổi, vì cuộc đời họ còn dài, còn nhiều cơ hội và thời gian hơn những người lớn tuổi. Người lớn tuổi không biết phước mình còn bao nhiêu, có đủ đem qua bên kia không. Tuy nhiên, dù có nhiều hay ít phước thì chúng ta luôn phải nghĩ là chúng ta không đủ phước để đem theo, như vậy mới là chánh tư duy, là tác ý đúng đắn, vừa giúp ta không bị tổn phước, vừa tạo động lực cho ta làm nhiều việc tốt hơn nữa.
Người già rất khó để làm việc tích phước vì sức khỏe yếu lại sống nhờ cậy vào con cái. Tuy nhiên, nếu biết lấy đức của ông bà, đức cha mẹ để dạy con làm việc thiện thì cả mình và con cùng có phước. Ngoài ra, người lớn tuổi biết dốc hết sức để tu hành thì nhờ cái đức của Phật, khi qua cõi bên kia không bị đọa nơi đói khổ, ác đạo mà có nơi để tu tập.
Thường người trẻ tuổi luôn nghĩ mình có nhiều thời gian nên không lo làm phước, sau này giật mình nhìn lại thì không kịp nữa vì thời gian trôi rất nhanh. Nếu người trẻ tuổi mà ý thức được việc tích phước để đem theo sau này thì rất tốt, rất khôn ngoan. Có ba việc đem lại nhiều phước nhất mà người trẻ tuổi nên làm là: đóng góp cống hiến nhiều cho đời, cho đạo; hưởng thụ ít và tinh tấn tu hành.
Hãy biết Mình Có Phúc.
- 1- Sinh ra được làm người, đầy đủ 6 căn đã là phúc.
- 2- Gặp được Phật pháp, biết tu tập thực hành theo lời Phật dạy đã là phúc.
- 3- Được sống trong quốc gia hòa bình đã là phúc.
- 4- Còn cha mẹ già để phụng dưỡng và báo hiếu đó là phúc.
- 5- Dù giàu hay nghèo, có nhà riêng hay ở trọ, nhưng vẫn có nơi trú mưa nắng ngày đêm, đã gọi là phúc.
- 6- Người tại gia, ông bà, cha mẹ dạy được con cháu điều thiện điều lành, hiểu rõ điều tội điều phước đã là phúc.
- 7- Các bậc xuất gia tu hành, thực hành lời Phật dạy, làm gương lành cho thế gian, đã là phúc của chúng sanh.
- 8- Được gần gũi bậc trí, được lễ lạy bậc từ bi giác ngộ đã là vô lượng phước báu trong cõi thế gian này.
- 9- Buổi sáng thức dậy, mở mắt nhìn thấy ánh nắng mặt trời, biết mình còn.. thở, thấy người thân chung quanh vẫn còn, đã là phúc, vì mỗi ngày trên thế giới này là ngày cuối của một số người trút hơi thở ra đi!
.............
Nhìn lại, chúng ta mỗi ngày đều được sống trong phước báu. Nhưng chúng ta có khi lại cảm thấy đau khổ, mặc dù tất cả phước báu của chúng ta vẫn còn đó.
Và còn bao nhiêu chúng sanh, được sống trong an lành, nhưng tâm bị tham, sân, si não hại, tạo biết bao ác nghiệp. Khi quả trổ thì than ôi...Nặng thì mất mạng, nhẹ thì hao tài tốn của, nước mắt tuôn rơi. Nhưng quả chưa trổ thì chúng sanh không sợ. Hỏi lại xem, có gì gọi là vui khi tạo tội?
BẠN LÀ NGƯỜI CÓ PHÚC!
Hãy biết chia sẻ với người khác!
Đừng than phiền, đừng đòi hỏi quá nhiều
Và xin đừng phí phạm hạnh phúc trong tay!
Khi ta làm những điều Phước thì ta để ý hai điều
- - Một là vấn đề Đạo Đức. Đừng do dự tại vì khi do dự, phước sẽ giảm dần, giảm dần.
- - Thứ hai là phước của ta có thể đến nhanh, có thể đến chậm. Tùy nghiệp Quá Khứ của ta, và ta đừng có trông mong. Việc Quả Báo đến là đương nhiên phải đến.
Tuy nhiên có hai dạng cầu Quả Báo.
- - Dạng thứ nhất là phàm phu nghĩ đến Quả Báo.
- - Dạng thứ hai là Bồ Tát nghĩ đến Quả Báo.
Đừng tưởng Bồ Tát làm phước mà không nghĩ đến Quả Báo. Bồ Tát là người biết rõ về Quả Báo. Còn người làm phước không nghĩ đến Quả Báo là vì không biết Nhân Quả hoặc cũng rất cao thượng, làm mà không cần Quả Báo. Đó cũng là một cái khác. Có một dạng người như phàm phu làm mà họ không biết Quả Báo. Ví dụ như: họ thương người, họ giúp, họ không biết rằng có một Luật Nhân Quả. Việc mà họ giúp người ngày hôm nay về sau sẽ trở thành những điều tốt lành đến cho họ, họ không biết. Có rất nhiều người như vậy, họ không biết. Có những người họ theo Duy Vật, họ không tin Tôn Giáo, họ cũng chẳng hiểu Nhân Quả. Nhưng họ chỉ tốt vì họ nghĩ điều tốt là điều phải làm nên họ cứ hay giúp người, giúp đời. Họ vẫn được những Quả Báo rất là tốt nhưng họ không biết gì về Quả Báo.
Còn hạng người có biết về Quả Báo nhưng họ nguyện với lòng: “Khi con làm việc tốt lành gì, con nguyện không nghĩ tới Quả Báo”. Tức là chỉ gieo Nhân mà không cần Quả Báo thì đây là người rất Đạo Đức, người rất là cao thượng.
Còn người phàm phu thì khi làm phước thì hay nghĩ đến Quả Báo. Cầu mong sẽ được Quả Báo lành đến với mình. Đây là đa phần những người biết Đạo đều bị như vậy. Khi ta làm điều phúc gì, ta đều cầu mong Quả Báo thì điều cầu mong Quả Báo này rất dễ làm cho chúng ta rơi trở lại sự ích kỷ.
Còn Bồ Tát cũng nghĩ đến Quả Báo, mà Bồ Tát nghĩ đến Quả Báo kỹ hơn là người thường chúng ta nữa, là sao vậy? Bởi vì khi Bồ Tát làm được điều gì, Bồ Tát biết Quả Báo đi về đâu và sau này mình sẽ sử dụng Quả Báo đó như thế nào? trí tuệ của Bồ Tát là vậy. Ví dụ như: thấy một người quá nghèo, ta mới đến giúp một số tiền. Ta giúp một số tiền có mấy trường hợp:
- - Thứ nhất: Có người giúp người khác không cần Quả Báo. Miễn người kia họ tốt, được an lành là được. Không cần Quả Báo đó là một người tốt và cao thượng.
- - Thứ hai: là người ích kỷ, giúp người này một số tiền, cầu mong mình được phước này, mai mốt mình giàu có. Đó là người thứ hai là ích kỷ.
Còn Bồ Tát khi giúp người một số tiền thì biết Quả Báo liền với cái người này họ tánh tốt như thế, hoặc họ xấu như thế, khi mình giúp họ thế này, họ sẽ làm được cái gì? Họ sống thế nào? Sau này Quả Báo đến họ lệ thuộc mình, họ mắc nợ mình. Lúc đó mình sẽ nói điều gì cho họ nghe, rồi lúc đó mình sẽ kêu họ làm gì sau này chứ bây giờ thì chưa kêu gì được.
Tức là trong đầu Bồ Tát một loạt chuỗi Nhân Quả xảy ra và các ngài sắp xếp hết liền. Cho nên sử dụng Quả Báo đó để tiếp tục độ chúng sinh. Chứ không phải sử dụng Quả Báo để cầu phước cho mình, hai điều này hoàn toàn khác nhau.
Phàm phu hay nghĩ đến Quả Báo để cầu hạnh phúc cho mình - Còn Bồ Tát là dùng Quả Báo để tiếp tục dùng Quả Báo đó mà làm lợi ích cho chúng sinh. Đây chính là sự khác nhau giữa phàm phu và Bồ Tát là như vậy.
(Có trích dẫn: Quả báo đến ngay - Pháp Cú 40 - TT. Thích Chân Quang)
Tamlinh.org