13/04/2022 15:25 View: 523

Sự thật về những bí ẩn và hồn ma trong Tháp London

Nói đến các sự kiện siêu nhiên ở Anh thì phải kể đến Tháp London. Nó nằm trong một lâu đài cổ kính bên bờ sông Thames ở London, Anh.

Tòa tháp này đã đóng vai trò then chốt trong lịch sử nước Anh. (Ảnh minh họa).

Trên thực tế, tòa tháp này đã đóng vai trò then chốt trong lịch sử nước Anh, trong hơn 900 năm, nó là nơi diễn ra các vụ hành quyết các tù nhân nổi tiếng. Chúng ta đều biết rằng những nơi có nhiều người chết thường có âm khí nặng, và việc xảy ra một số sự việc kỳ lạ là điều không thể tránh khỏi.

Tháp London được xây dựng vào thế kỷ 11 sau Công nguyên bởi Vua Anh lúc bấy iờ là "William the Conqueror". Quần thể lâu đài với Tháp Trắng làm cốt lõi này đã được sử dụng như một cung điện hoàng gia, nhà tù, xưởng đúc, bãi hành quyết và kho vũ khí cho đến ngày nay nó là một viện bảo tàng lưu trữ các kho báu của hoàng gia.

Vô số người đã chết bên trong lâu đài kể từ khi thành lập. Trong ngục tối, có đủ loại dụng cụ tra tấn dã man, và bên ngoài pháo đài là một máy chém nổi tiếng. Kể từ đó, vô số bóng ma dường như đã ám ảnh Tháp London, và điều kỳ lạ hơn nữa là nhiều du khách khẳng định đã chứng kiến những hồn ma lang thang.

Nhiều du khách khẳng định đã chứng kiến những hồn ma lang thang ở đây.

Hồn ma nổi tiếng nhất trong Tháp Luân Đôn là nạn nhân đầu tiên tại tòa tháp, Nữ hoàng Anne Boleyn, người vợ thứ hai của vua Henry VIII, người chết vào ngày 19 tháng 5 năm 1536 vì tội phản quốc và ngoại tình. Trước khi bà qua đời, Henry VIII đã chấp thuận điều ước cuối cùng của bà - thực hiện cái chết bằng kiếm thay vì rìu. Ngay sau khi bà qua đời, một số người đã nói rằng nhìn thấy hồn ma của bà đi lại trong lâu đài - một người mặc áo choàng trắng đi lang thang trong trên hành lang của tòa tháp

Bóng một người mặc áo choàng đi lang thang trong trên hành lang của tòa tháp.

Một hồn ma nổi tiếng khác là nữ bá tước Magritte, để quét sạch những kẻ thù chính trị, vua Henry VIII đã tuyên bố xử tử họ vì tội phản quốc, ngày 28 tháng 5 năm 1541, vị chủ nhân già của lâu đài bị đưa ra pháp trường hành quyết, nhưng bà có một cá tính mạnh mẽ và không chịu quỳ xuống trên máy chém, không những thế, khi đao phủ đến bà còn cố tình bỏ chạy, nhưng nhanh chóng bị chém và chết trong tích tắc. 

Vì vậy, hàng năm vào ngày 28 tháng 5, những người bảo vệ trong tháp nói rằng có thể nghe thấy tiếng rên rỉ của nữ bá tước hấp hối.

Trong nhiều đêm, lính canh trong tháp báo cáo rằng đã nhìn thấy hai đứa trẻ trong bộ đồ ngủ gần "Tháp Máu" ở phía tây nam của lâu đài. Những người am hiểu lịch sử Anh Quốc hiểu rằng điều này chỉ xác nhận một vụ giết người kỳ lạ đã xảy ra ở đây hơn 500 năm trước: sau cái chết của Vua Edward IV vào năm 1483, hai người con trai của ông là Edward V và công tước Richard sau đó đã bị giam lỏng trong Tháp London (Tower of London). Và kể từ đó, không còn ai trông thấy họ nữa.

Hai trăm năm sau, vào năm 1674, các công nhân đã tìm thấy hài cốt của hai đứa trẻ trong khi đang cải tạo cầu thang của tòa tháp, và gần như chắc chắn rằng chúng chính là hai hoàng tử nhỏ đã biến mất khi xưa.

Năm 2003, các học giả từ Đại học Hertfordshire đã mang những thiết bị cảm ứng điện từ vật lý tiên tiến nhất đến khảo sát nhiều khu vực thường xuyên có "ma" ở Tháp London, mặc dù cuộc khảo sát không tìm thấy dấu vết của ma nhưng họ lại tìm được nhiều bằng chứng quý giá.

Trước hết là từ trường ở một số nơi trong tháp cực mạnh, ngoài ra kiểu kiến trúc của một số nơi trong tháp khiến luồng khí đi qua với tốc độ cao, sẽ phát ra những âm thanh kỳ lạ và có phần kinh dị. Ngoài ra, ánh sáng mờ bên trong tòa tháp về mặt khách quan có thể gây ra những sự tưởng tượng trong tâm lý cho khách du lịch.

 Cái gọi là "bóng ma" chỉ là sự phản ánh hiện tượng do não bộ con người tạo ra?

Vì vậy các nhà khoa học đã đưa ra kết luận: Những sự việc "ma ám" đều do môi trường gây ra. Cái gọi là "bóng ma" chỉ là sự phản ánh hiện tượng do não bộ con người tạo ra. Hiện tượng ma quái là do từ trường, luồng khí lạnh, thay đổi ánh sáng, v.v. Nghiên cứu khoa học cũng phát hiện ra rằng sóng hạ âm thường xuất hiện ở những nơi "ma ám" đó, và sóng hạ âm có thể khiến con người cảm thấy bất an.

Các dị thường từ trường, chuyển động không khí và sóng hạ âm tại một số địa điểm nhất định trong Tháp London, kết hợp với ánh sáng mờ, đặc biệt có khả năng khơi dậy cảm giác sợ hãi ngột ngạt sâu sắc ở mọi người và khách du lịch có thể dễ dàng tin rằng họ đã tìm thấy một bóng ma.

Chưa bao giờ có bất kỳ bằng chứng nào về hình ảnh có thể tạo thành một hình bóng ma rõ ràng.

Mặc dù các báo cáo nhìn thấy ma vẫn tiếp tục xuất hiện, nhưng chưa bao giờ có bất kỳ bằng chứng nào về hình ảnh có thể tạo thành một hình bóng ma rõ ràng. Mãi cho đến cuối năm 2003, lời giải thích khoa học có vẻ vững chắc này đã lần đầu tiên bị lung lay - vào đêm giao thừa năm 2003, hệ thống giám sát an ninh tại Cung điện Hampton Court đã bắt được một "con ma" trong chiếc áo choàng! Báo cáo cũng chỉ ra rằng một cánh cửa phòng cháy trong khu triển lãm thường được mở ra một cách khó hiểu.

Trong khi kiểm tra đoạn băng của hệ thống giám sát, họ đã phát hiện ra một nhân vật bí ẩn mặc áo choàng đang đẩy cửa phòng cháy và bước ra ngoài. Người này hầu như ở trong bóng tối, nhưng gương mặt thì trắng lạ thường.Phát hiện này khiến nhiều học giả Anh bị sốc, họ cho rằng có ai đó đang cố tình chơi khăm! Vì vậy, tất cả các hướng dẫn viên du lịch của cung điện đều được triệu tập, nhưng không ai có quần áo giống với "con ma" xuất hiện trong video! Bà Wood, phát ngôn viên của Cung điện Hampton Court, khẳng định với các phóng viên: "Đây chắc chắn không phải là chuyện hoang đường, cũng không phải là một trò đùa Giáng sinh, và chúng tôi cũng thực sự muốn biết thứ này là gì".

Nếu hồn ma trong video là có thật thì những lời giải thích như từ trường, sóng hạ âm sẽ bị lật tẩy hoàn toàn, nhưng nếu thực sự hồn ma này chỉ là một trò đùa thì tại sao phận điều tra lại không tìm ra kết quả? Những hồn ma trong tháp London là thật hay giả? Có lẽ tòa lâu đài sừng sững ở tháp London không chỉ ẩn chứa lịch sử xa xưa của hoàng gia Anh, mà còn là những bí ẩn mà khoa học mắc phải vẫn chưa thể hiểu được.

Nguồn: NS