04/06/2021 11:33 View: 15680

Tâm là gì? Tâm linh là gì?

Có Tâm thì mới thấy linh. Đâu có cảm thì nơi đó mới có ứng. Nếu ai tin có tâm linh mới nhận thấy sức mạnh của tâm linh, nếu ai không tin có tâm linh thì có lẽ sẽ không cảm nhận được nguồn sức mạnh của tâm linh. Nên trong tâm linh quan trong nhất là có tâm và chánh tín...

tam la gi, tam linh la gi

Vậy tâm là gì?

Ta đã biết khi tuệ linh chính là tâm. Trước đó tuệ linh là một tồn tại ở dạng năng lượng. Về bản chất tâm chính là một trạng thái năng lượng giao động giữa một bên là chân tâm và một bên là ngã quỷ.

  • Một người buổi sáng có thể là chân tâm nhưng buổi chiều có thể trở thành ngã quỷ.
  • Một người từ cả đời là chân tâm mà lúc già đi lại trở thành ngã quỷ và ngược lại cả một thời trai trẻ là ngã quỷ mà về già lại có được chân tâm.

Chân tâm tức là từ bi, hỷ, xả

Vậy thế nào là từ bi, hỷ, xả?

Từ bi là gì?

Từ bi là lòng yêu thương, nhưng là lòng yêu thương vô điều kiện chứ không toan tính gì cả. Để biết một người có từ bi hay không hãy nhìn vào mục đích của hành động chứ đừng nhìn vào hành động.

  • Nếu ai làm từ thiện, phóng sinh với mục đích nổi tiếng, cầu được 1 cái gì đó thì không được gọi là từ bi.
  • Tiền từ làm ăn bất chính mà làm từ thiện hay xây chùa cũng không phải là từ bi.
  • Một ông bố nghiêm khắc với con để nó không hư hỏng, nghiêm khắc quát mắng để nó không nghịch đồ vật sắc nhọn thì lại chính là từ bi.
  • Pháp luật phương Tây có hình phạt tù hàng trăm năm nhưng không có tử hình cũng là tiêu biểu của sự từ bi và tiến bộ.

Hỷ là gì?

Hỷ ở đây là sự an vui trong tâm. Tức tâm luôn an vui trong các hoàn cảnh khác nhau.

Ví dụ như có bị mất tiền có buồn thật nhưng đừng có bù lại bằng cách ăn trộm của người khác. Còn giác ngộ rồi thì cần hiểu do đâu mà mất, do sự bất cẩn hoặc do duyên nghiệp, coi như mình trả nghiệp mà an vui.

Xả là gì?

Xả là buông xả cái không thuộc về mình. Một cô hoa hậu xinh đẹp không phải của mình, một chức vụ mà mình không đạt tới thì đừng dùng thủ đoạn để có được nó, cũng không ganh ghét với người có chức vị cao hơn. 

Ngã quỷ là chấp, là sân, là hận

Chấp là gì?

Chấp là do tâm khổ đau (4 khổ đau theo quy luật tự nhiên và 10 khổ đau theo quy luật tại tâm). Khi chấp vào một cái gì đó sẽ rất dễ tạo nghiệp.

  • Một người chấp vào địa vị giàu có mà kinh khi người nghèo.
  • Một người xe đẹp đi ra ngoài đường coi thường người đi xe cà tàng.
  • Một kẻ đầu gấu liều mạng sẵn sàng thách thức người hiền lành....

Sân si là gì?

Sân hay sân si là tính hỏa, khi sân lên là bắt đầu tạo nghiệp rồi. Khi va chạm giao thông 2 người cùng sân thì là hỏa gặp hỏa, như lửa gặp lửa, rất dễ đánh nhau. Muốn diệt bỏ tính sân thì phải dùng dòng nước mát để loại bỏ tính hỏa, khi xin lỗi một câu cũng như dòng nước làm hạ hỏa. Khi hạ hỏa rồi mới có thể nói chuyện tiếp được.

Một người hằng ngày niệm Phật mà vẫn dễ sân thì là không hiểu đạo. Khi đã tạo nghiệp thì niệm Phật hay cầu nguyện không bao giờ giảm được nghiệp.

Hận là gì?

Hận là cảnh giới cao nhất của ngã quỷ. Cái hận có thể kéo dài nhiều đời nhiều kiếp nhiều năm. Hận như tảng băng chìm 7 phần dưới nước, ta không thể dùng dòng nước mát đổ vào tảng băng mà làm nó tan được, ta phải dùng hỏa để cái hận bộc lộ ra. Khi đó người ta sân lên thì lại dùng dòng nước mát để hóa giải. Những người hiền lành nhưng cục cằn là vì thế, họ hận nhưng không nói ra, đến một lúc nào đó sự hận thù lên đến đỉnh điểm, sẽ tạo nghiệp. Họ sẵn sàng giết chết một người, nhiều người. Mọi người đọc báo có thể thấy một vài vụ án như vậy. 

Không ai tránh khỏi chấp ngã và sân hận

Một người sống trong cõi trần nhân sinh có sự phức tạp về gia đình, công việc, giao tiếp sẽ không tránh khỏi chấp ngã sân hận. Nhưng khi ta hiểu tâm làm gì thì cần kéo tâm về chân tâm ngay tức khắc. Đôi khi cũng từng sân hận để hiểu nó là cái gì, khi sân hận xuất hiện ta biết rằng sắp tạo nghiệp thì cần vượt qua nó để về chân tâm. Nên nhớ rằng nó luôn giao động và giao động. Chân tâm không phải là sự nhẫn nhịn mà là tâm an vui thực sự. Đó là sự đối mặt và vượt qua khổ đau chứ không phải chạy trốn khổ đau.

Nhưng khi tâm về chân tâm thì chưa đủ, mà nó mới là điều kiện cần. Chân tâm mới chỉ là độ chi mình. Khi tâm về chân tâm ta cần tìm một điểm cân bằng mới cao hơn, đó là dùng tâm từ bi mà đi cứu giúp chúng sinh, làm từ thiện cũng là cứu người. Lan tỏa giáo lý để người khác cũng thấu hiểu thì còn cứu được nhiều người hơn.

Một giáo lí đúng giúp một người từ ngã quỷ trở về chân tâm là hóa đi được tính quỷ của họ. Đó là con đường mà đức phật Thích ca đã chỉ ra: CỨU ĐỘ, PHỔ ĐỘ, HOÁ ĐỘ CHÚNG SINH

Vậy còn tâm linh là gì?

Chúng ta hiện nay hay nói về chuyện tâm linh. Có người tin là có đời sống tâm linh, có người theo chủ nghĩa duy vật thì phủ nhận tồn tại tâm linh. Câu trả lời chắc còn rất lâu hoặc đến bao giờ nhắm mắt ra đi mới biết được nó có hay không.

Có ý kiến cho rằng: Tâm linh không phải là huyền bí, là khó hiểu, là xa rời con người. Chỉ có con người cố tình làm cho nó thêm bí ẩn mà lừa gạt bằng những lễ lạt, lễ nghi tốn kém và gây thêm khổ đau mà thôi. Tâm linh chính là tuệ linh an trụ trong chân tâm. Khi một người đưa tâm về chân tâm thì đó chính là tâm linh. Cha mẹ dạy dỗ con cái thành người, người lính bảo vệ tổ quốc, va chạm giao thông xin lỗi người ta một câu là tâm đã trở về với chân tâm thì đó chính là tâm linh. Tuy nhiên, nếu hiểu theo nghĩa này thì chưa hẳn đã đúng.

Đức Phật xưa có một câu chuyện với dụ rằng:

"Đức Phật giống như ánh trăng trên trời, ánh sáng của trăng chiếu rọi khắp nơi, không phân biệt thấp cao, sang hèn. Còn chúng ta như thau nước, dù đục dù trong thì ánh sáng của Phật vẫn được chiếu rọi, nhưng chỉ có thau nước trong mới thấy ánh trăng chiếu vào, còn chỗ nước đục tuy được ánh trăng chiếu nhưng vẫn không thấy được trăng trong nước. Như vậy có thể là tâm linh vẫn tồn tại nhưng người thấy người không thấy."

Tâm linh: có Tâm thì mới thấy linh. Đâu có cảm thì nơi đó mới có ứng. Nếu ai tin có tâm linh mới nhận thấy sức mạnh của tâm linh, nếu ai không tin có tâm linh thì có lẽ sẽ không cảm nhận được nguồn sức mạnh của tâm linh. Nên trong tâm linh quan trong nhất là có tâm và chánh tín. Niềm tin tuyệt đối, niềm tin đúng đắn thì sẽ giao cảm và tiếp xúc được với tâm linh.

Người tin có tâm linh khi làm một việc gì đều suy nghĩ thấu đáo trước sau. Họ không chỉ nghĩ mối quan hệ người với người mà họ còn nghĩ mối quan hệ con người với đất trời, với vạn vật sinh linh, với tương lai và quá khứ.

Tâm linh nếu hiểu đúng và làm đúng nó như một chiếc gậy để chúng ta bám víu vào đó đi vào đời với sự từ bi và tình thương. Còn nếu hiểu tâm linh là sự vụ lợi, cầu xin tiền tài danh vọng, là nơi kiếm chác đồng tiền bát gạo thì chính tâm linh lại dẫn chúng ta vào con đường mê tín dị đoan, tà kiến. 

Dùng trái tim để hiểu về tâm linh hay dùng con mắt vật lý để hiểu?

Mạch ngầm tâm linh cứ thế mà chảy âm ỉ trong đời sống. Dòng năng lượng ấy chưa bao giờ ngưng lại, thậm chí đang ngày một mạnh mẽ hơn, khi mà con người đang tiến dần vào một thời đại của mâu thuẫn đỉnh cao giữa giá trị vật chất và tinh thần. Nhưng tâm linh không phải là điều gì đó huyền bí, mê tín dẫn dắt con người đi sâu vào bóng tối mê man, mà đó là những điều ta tin bằng trái tim. Những linh cảm đẹp đẽ đến từ tâm hồn, cuối cùng, sẽ có vị trí xứng đáng trong mọi hình thức của sự sống.

Khó có thể định nghĩa hoặc diễn tả đầy đủ về hai từ tâm linh, vốn là thế giới của mơ hồ vô hình dạng. Thế giới ấy có mà không, không mà có. Không thấy bằng con mắt vật lý nhưng có thể cảm nhận rất gần và mạnh mẽ bằng mọi giác quan và vượt ra khỏi con người vật chất.

Tamlinh.org