04/06/2021 11:33 View: 13338

Truyện ma: Cây gạo có ma, cây đa có thần

Cây gạo có ma, cây đa có thần

Đây là câu nói của các cụ từ xa xưa chỉ dạy con cháu. Nhưng có lẽ chỉ áp dụng tại đồng bằng bắc bộ. Vô tình nhìn thấy bức ảnh chụp cổng làng Mía, Đường Lâm của Thị Xã Sơn Tây. Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện thật 100% mà tôi đã chứng kiến.

cay gao co ma cay da co than

Gần nhà tôi có một ông lão...

Cụ sinh năm 1924, nhưng tính khí rất trẻ con, vui vẻ, nghịch ngợm và với nhiều người có khi gọi cụ hâm hâm. Năm 2010 cụ đạp xe đi thể dục, cũng là do tuổi già nên rảnh rỗi thời gian nên cụ hay đạp xe lang thang đây đó.

Một chút sơ qua để giới thiệu: cụ già này lúc trẻ đã từng đi bộ đội ở trường Lục quân, lại là một võ sư khá nổi tiếng. Là cận vệ cho tướng Bằng Giang (hiệu trưởng trường lục quân) những năm đầu thành lập trường. Cụ vô thần và có phần còn hay đả kích chuyện tâm linh, mê tín dị đoan.

Sáng hôm đó cụ đạp xe lên đến gốc đa cổng làng Mía...

Thấy bóng mát, cảnh đẹp cụ ghé gốc đa ngồi chơi. Cùng lúc đó có một đám ma đi qua, đám ma rước từ trong làng ra ngoài và đi qua cổng này. Họ rải tiền âm phủ, tiền đô la âm phủ (kiểu như tiền qua sông, qua ngã 3 ngã 4 cho người chết nộp tiền hành sai). Khi đám ma đi qua, cụ này vốn nghịch ngợm bèn lượm luôn mấy tờ đô la âm phủ đút vào ví, có lẽ khi đó cụ chỉ nghĩ đem về chơi.

Đến chiều cụ về qua chỗ tôi làm, cụ ghé chơi và bảo: Hôm nay bố đạp xe lên mía nhặt được một đống đô la mà đéo tiêu được con ạ ! ( trích nguyên văn ) Tôi hỏi: Bố nhặt tiền gì con xem. Cụ mở ví lấy một xấp đô la âm phủ và cười khà khà ... Tôi biết cụ vui tính nên trêu: Bố nhặt tiền này để dành xuống dưới đó tiêu à ?

Cụ cứ khà khà cười ....

Nhưng ngay đêm đó thì cụ không thể cười được nữa. Cụ đang ngủ, một bóng người hiện về dựng ngược giường cụ dậy và đòi tiền. Cụ này cũng cứng, cụ vác dao chém và đuổi bóng người kia.

Nhưng ta hãy tưởng tượng một người đang đêm vùng dậy vác dao chém quanh nhà, thì người sống chung sẽ khiếp sợ đến mức nào. Cụ chém, cụ đuổi vòng quanh nhà... Cứ thế, đêm không ngủ, ngày thì không ăn...

Cụ cứ ngồi chửi một mình, cứ vác dao đuổi vòng quanh nhà, đôi lúc cụ còn lao cả ra đường. Mặt cụ hằm hằm, tay cầm dao chém, đâm tới tấp vào không khí. Một tuần trôi qua trong cảnh đó, không ăn, không ngủ được tử tế và tinh thần điên loạn. Dao lúc nào cũng sẵn trên tay để đâm để chém.

Vô tình hôm thứ 8, cụ tá khẩu trong lúc nửa tỉnh nửa mê nói với các con và cụ bà: Tao lấy tiền của con ma trên gốc đa đó và nó về trêu tao.

Vợ con cụ mang lễ lên gốc đa và nhờ thầy ra xin thần cây đa, đốt vàng mã trả lại thì tới trưa cụ tỉnh bình thường trở lại. Hôm sau gặp cụ tôi còn trêu:

"Con với bố lên đó nhặt tiền tiếp đi, sợ *o gì mấy con ma đó." Cụ lắc đầu ngoay ngoảy: 

Thôi, bố sợ rồi !

---------------HẾT CHUYỆN--------------

Thêm về làng Đường Lâm: Làng Đường Lâm của thị xã Sơn Tây tuy bé nhỏ nhưng nhiều kì bí vì nó sản sinh ra 2 vị vua. Mẹ tôi kể năm 1971 khi còn chiến tranh, miền Bắc bị ném bom, gia đình tôi sơ tán lên Mía, ở gần Chùa Mía. Đêm cả gia đình mất ngủ vì cứ có tiếng bước chân rầm rập đi ở đầu giường. Bố tôi dậy đốt đèn lên để soi xem có chuột không thì chả hiểu sao khi đó tôi mới hơn 1 tuổi, tôi nói vọng ra: Không có chuột đâu Bố ạ, chỉ toàn Ma họ đi đấy. Gia đình tôi choáng luôn, vì một đứa trẻ hơn 1 tuổi biết gì về Ma mà nói chỉ có ma đi trên đầu...

Thắc mắc tâm linh sau khi đọc câu truyện này:

Nhiều người nghe kể đến đây thì lại sợ, không dám vào thăm làng, không dám vào chùa Mía. 

Nhưng sao mà phải thôi, đây là đất địa linh nhân kiệt. Mình đi du lịch, tới để tìm tòi học hỏi về nguồn gốc tổ tiên. Đừng mạo phạm các đấng thần linh thì họ đâu có quở trách gì.

Nếu đến chùa Mía, chùa cổ kính ở Đường Lâm thì phải nói đó là ngôi chùa cực kì linh thiêng, các bạn đến đó phải ngiêm túc và thành kính.

Năm ngoái thôi, có anh bạn tôi chở vợ đến chùa đi lễ, vì là dân Sơn Tây nên tuần rằm mùng 1 hay lên đó. Anh bạn đó chở vợ lên chùa xong thì có điện thoại gọi đến. Lang thang đi ra ngoài vừa nói chuyện vừa đứng cho thoáng, vô tình đến bên cái giếng cổ trong chùa. Cậu ta gác 1 chân lên thành giếng, đứng chống tay nói chuyện điện thoại. Cũng thật tình cờ đúng giờ các quan hành binh đi, vậy là sau cuộc điện thoại đó về nhà thì điên loạn. Gia đình và vợ con định đưa lên viện tâm thần vì cậu ta suốt ngày lảm nhảm chửi bới. Sau tôi hỏi mãi nhà nó mới kể lại chuyện đi chùa.

Vậy là cô vợ mua ngay lễ lên chùa nhờ sư ông xin cho. Chỉ một lễ nhỏ tại chùa nhờ sư trụ trì lễ, cậu bạn tôi trở lại bình thường. Do đó, các vị đi lễ chùa chớ đứng lên thành giếng ở đền chùa mà mạo phạm vào long thần. 

Tại sao Thánh lại phạt người trần?

Hãy nhớ: Phật thì từ bi, Thánh một li cũng chấp. Cái chấp của nhà Thánh là để quở mắng răn dạy con người, để biết mà sửa đổi chứ họ không vật chết đâu. Biết mà ăn năn hối cải, xin sám hối họ lại tha ngay.

Trừ ra đẳng cấp Thiên là đã bớt gần hết sân si rồi, còn từ cấp Atula (thần) trở xuống thì tham sân si chẳng khác gì người trần cả. Không nên cười nhạo hay bình luận phỉ báng.

Tiếp đến là chuyện phân biệt nơi thờ tự.

Chùa thờ Phật và những vị tu đạo Phật (tu Phật gia hay tu Tục gia đều vậy, thể hiện chủ yếu ở quan điểm và việc làm của họ khi sinh thời). Các chùa cũng có Thần binh nhưng cấp này chỉ đứng ngoài thôi chứ chưa có vị trí trong chùa. Nói nôm na vẫn là kẻ phụng sự (nhưng có năng lực để phụng sự), chưa phải người được thờ chính. Vì chỉ ở ngoài nên mới có chuyện ngụ gốc đa (cây cối xum xêu) hay ngụ tượng. Đền là nơi thờ Thánh (theo quan niệm tôn giáo đạo Lão), họ không thờ Phật mà chỉ chú trọng các vị Tiên, Thánh trên "cõi Thiên" mà thôi. Miếu mạo thì là nơi thờ thổ địa, thần cấp thấp, những vong linh trực tiếp chăm lo, quan tâm tới cuộc sống của dân cư địa phương.

Có thờ sẽ có thiêng, (mùi hương trầm thường có tính dẫn dụ vong) nên những nơi thờ phụng dù là thờ ai thì cũng dụ vong về, tuy nhiên về đến những nơi ấy đều là vong đã lành tính, hiền hòa rồi, vong dữ thường bị những vong mạnh (thần giữ cửa) trục xuất đi ngay.

So sánh sự linh thiêng của các ngôi chùa

Còn nói chuyện chùa nào thiêng hơn chùa nào thì thực không chắc chắn lắm.

Vì sự hiển linh của các vị Phật thực ra không cố định một nơi nhất định mà có thể nói dựa trên quan điểm của họ thì là trải rộng khắp bốn phương rồi (riêng bên Phật mới có hạnh nguyện này). Thế nên các chùa thờ chủ yếu là nơi giãi bày hạnh nguyện của chúng sinh đệ tử thôi, còn có thiêng hay không là tùy vào các yếu tố khác (như duyên, nghiệp, cốt cách, nhân phẩm, tư duy, v..v...) của chúng sinh. 

Tôi cũng nhặt tiền âm mà chả thấy ai đòi?

Chuyện nhặt tiền âm mà bị vong theo về đòi là có thật nhưng hiếm vì không phải vong nào cũng cần đòi (tùy vào cách "tư duy" của vong ấy), và cũng không phải đòi ai cũng được. Cá biệt có những người dương khí mạnh hoặc có đạo hạnh hay phước đức lớn quá, vong cũng không dám lại gần chứ nói gì đến chuyện đòi hỏi.

Thế nên gặp những người trót nhặt tiền lễ đi kiếm ăn mà không bị đòi cũng chẳng lấy gì làm lạ, không biết chừng chính vong kia thấy thương, nổi tâm từ bi mà bố thí, thông cảm cho người ta chứ chẳng phải chuyện tài giỏi gì.  

Về trầm, vòng trầm...

Không phải cứ dó bâu mới có trầm. Thông cũng có khả năng cho Trầm. Hay Xương rồng cũng có khả năng tạo trầm. Điều này mở ra hướng mới cả về tâm linh lẫn khoa học về bức màn huyền bí trầm hương kỳ nam. 

Trầm hương - kỳ nam vô giá ..

Làm vòng thì tùy theo. Có bạn làm hạt nấu một nồi nước roồi cho chút tinh dầu trầm vô hạt gỗ được hấp hút hơi nước bốc lên. Hay còn gọi đi qua làn nước là cũng có một hạt gỗ trầm hay vòng hạt trầm giá 600-1 triệu. Tất nhiên là mùi vẫn thơm. Nhưng lửa thì thử vàng, trầm cũng có cách thử.

Chỉ cần quẳng vòng hạt trầm đó vào nước đun sôi lên. Nếu thấy phai màu loang ra là trầm giả. Còn nước trong đó vẫn trong thì là trầm hịn

Tamlinh.org

Chú Tuấn (Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn)