Rất nhiều bạn quan tâm đến chuyện cúng ông công ông Táo năm 2021 trùng với ngày lập xuân. Vậy nên, bài viết này Tamlinh.org xin chia sẻ đôi điều thờ cúng trong năm mới 2021 đón Vượng Khí và Tài Khí.
Phong tục thờ cúng Táo quân của dân tộc ta đã có từ lâu đời, đây là một hình thức tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc khi sang Việt Nam đã được bản địa hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” đó là các vị Thần đất, Thần Nhà, Thần Bếp.
Cứ đến ngày 23 tháng chạp, mỗi gia đình thường chuẩn bị một mâm lễ là các sản phẩm nông nghiệp và vật phẩm dâng cúng để 3 vị thần, hồi quy tiên giới báo cáo công việc ở chốn nhân gian cho Ngọc Hoàng
23 Chạp: Ngày lập xuân năm 2021
Nguyên tắc, khi thờ cúng chuẩn bị đón năm mới ngày Lập Xuân, thường bỏ chân nhang cũ, thay cát hay tro cắm nhang, lau dọn bàn thờ và thay đổi một số đồ cũ.
Năm nay ngày 23 tháng chạp trùng với ngày lập Xuân đầu tiên của năm 2021 là ngày rất quan trọng của đầu năm mới.
Giờ lập xuân từ 21h59 phút đêm 22 tháng 12 tức ngày 3.2 dương lịch. Để đón Lập Xuân trùng ngày này các bạn nên: Lau Dọn Ban Thờ và Rút Tỉa Chân Nhang trước giờ này. Có nghĩa nếu gia đình nào cúng ông Công ông Táo sớm vào các ngày 19, 20, 21, 22 tháng Chạp (ngày 22/12 âm lịch phải cúng sáng hoặc cúng chiều không cúng tối) thì nên rút tỉa chân nhang, bao sái, dọn dẹp tổng vệ sinh ngay sau khi cúng.
Các gia đình cúng ông Công, Táo trong ngày 23 mà chưa thể lau dọn trước giờ lập Xuân thì nên để yên bát nhang, tránh di động, vẫn cúng kiếng bình thường. Sau ngày 23 hãy rút tỉa chân nhang, tránh ảnh hưởng đến vận khí của năm mới.Có thể để sang sáng ngày 24 hay 25 mới được rút tỉa chân nhang.
Giờ đẹp ngày lập Xuân: 7h, 9h, 14h, 16h.
Khi rút tỉa chân nhang, gia chủ phải một tay giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút dần chân nhang. Lau dọn bàn thờ phải lau mặt nhật nguyệt của bát hương đầu tiên, lau bát hương trước rồi mới lau đến các đồ thờ khác.
- Nếu nam nhân làm chủ khí trong nhà, để lại 17, 27, 37 chân nhang.
- Nếu nữ nhân làm chủ khí trong nhà (trường hợp mẹ góa con côi hay bà mẹ đơn thân) để lại 19, 29, 39 chân nhang.
Khi lau dọn tổng vệ sinh bàn thờ, tối kị mở toang các cửa phòng thờ khiến ánh nắng chiếu rọi vào bàn thờ gây tổn hại linh khí...
Phòng thờ quanh năm nên được buông rèm tối, phía trong bật 2 cây đèn đỏ hoặc đèn vàng. Đề phòng hỏa hoạn, nếu dùng bàn thờ gỗ nên đặt kính trên bàn thờ tránh tàn rụng gây cháy, tuy nhiên phải dán đề can mờ để không phản chiếu hình ảnh đồ thờ đổ xuống kính..
Những kiêng kỵ ngày lập Xuân:
- 1/ Không được tổng vệ sinh, quét dọn nhà cửa vào ngày Lập Xuân đầu tiên của năm.
- 2/ Không đổ rác ngày Lập Xuân đầu tiên của năm.
- 3/ Không cho nước vào ngày Lập Xuân đầu tiên: Người Việt quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi "tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành.
- 4/ Không tranh cãi, bất hòa vào ngày Lập Xuân đầu tiên của năm: Vào ngày này, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.
- 5/ Kiêng quan hệ nam nữ, sinh hoạt vợ chồng vào ngày Lập Xuân đầu tiên của năm: Trong ngày Lập Xuân đầu tiên của tiết Lập Xuân, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào ngày này sẽ dẫn đến những vận hạn đen đủi, thậm chí là đại hạn.
- 7/ Không vay tiền, mượn tiền, trả tiền vào đêm 22/12 âm lịch đến hết ngày Lập Xuân đầu tiên 23/12 âm lịch: Ngày này tư gia đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ. Theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt. Tuy nhiên, riêng khối ngân hàng, tài chính thì khác, càng cho vay được nhiều thì lại càng tốt.
- 8/ Kiêng nói những điều xui xẻo vào ngày Lập Xuân đầu tiên: Những phát ngôn trong ngày Lập Xuân sẽ ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo. Thay vào đó, bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.
- 9/ Kiêng mặc quần áo đóng bộ gồm cả 2 màu trắng, đen trong ngày Lập Xuân đầu tiên: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen kết hợp cùng lúc là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy vào ngày Lập Xuân đầu tiên nên mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ, tăng cường may mắn. Nếu vì công việc hay đó là gu thời trang thì nam mặc vest có thể dùng cà vạt hay cài áo màu đỏ, xanh lá, xanh lam nữ dùng khăn quàng cổ hoặc cài áo màu sắc tươi tắn...
Sắm lễ cúng ông Công ông Táo:
Không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp kể từ ngày tiễn Táo quân về chầu trời vào 23 tháng chạp. Đồ cúng gồm bánh, kẹo và nước trà. Lễ vật cúng Táo công thường có 3 chiếc mũ ông công (2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà). Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo.
Ngoài ra, để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người miền Bắc hay cúng một con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước. Sau đó, cá sẽ được phóng sinh ra ao hồ hay ra sông. Tuy nhiên, tục phóng sinh ngày nay cũng bị lạm dụng, nhiều người mua hàng trăm con cá để phóng sinh, thậm chí phóng sinh tôm, cua, ếch, nhái, rùa với số lượng lớn. Tôm cá chết gây ô nhiễm môi trường.
Theo tục xưa, những nhà có trẻ con còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải là gà trống mới tập gáy (tức gà mới lớn), ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ. Theo truyền thống cúng Táo quân chỉ cần mâm cơm, chè ngọt, trầu cau, hoa quả đơn giản không quá cầu kỳ.
Ở miền Trung, người dân hay cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn miền Nam, các nhà chỉ cúng mũ, áo và đôi khi bằng giấy là đủ.
Các bạn có thể tham khảo đồ lễ như sau
- – 3 cây nhang trầm hương hoặc hổ phách (loại nhangnàycó mùi thơm đậm,cúng thần rất tốt, truyền thuyết nói rằng mùi thơm của nó có thể bay thấu lên trời)
- – 3 chén rượu hâm nóng (vì trời lạnh)
- – 2 cây đèn cầy đỏ
- – 3 chén hồng trà
- – 3 đôi đũa
- – 3 cái chén
- – 1 dĩa rau
- – 8 miếng mức hoặc một bình mạch nha.
- – 8 dĩa trái cây hay đường miếng (phương đường)
- – 1 khổ thịt luộc (Nếu là Phật tử cúng thần tiên.thì miễn cúng thịt, giới sát vì rất nhiều phật tử thường niệm Phật nhưng đều khấn cầu thần tiên)
- – 8 miếng xôi vị (thang hoàn (tương truyền khi ông Táo ăn xôi vị thì tiếng nói không còn trong trẻo, nên Ngài ngại không dám nói nhiều để tâu xãnh Ngọc Hoàng)
- – Áo mão Táo Quân, giấy tiền vàng bạc , giấy vàng khối …
Nghi thức cúng:
- – Bày phẩm vật trước bàn thờ Táo Quân hoặc ban thờ gia tiên
- – Đốt đèn lên bàn.
- – Đốt nhang, cắm lên lư hương
- - Quì xuống chấp tay lên ngực, miệng khấn vái ba ý: - Cảm tạ ơn Ngài phù hộ suốt năm.
Văn Khấn cúng ông Công ông Táo:
Khi khấn, đa phần không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay. Từ 30 Tết đến mùng 5 Tết, các nhà lại dán ảnh Táo quân để mời ngài quay trở lại (tục này bây giờ đã không còn)
Bài 1: Văn khấn theo các cụ xưa
Tuế thứ ........... niên Đông thiên khánh thiết chư vị bản xứ Thần Linh, Táo Quân chầu thiên tấu đối thượng giới. Kim vì tín chủ đầu thành đỉnh lễ.
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Phật (3lần)
Nam mô đại từ đại bi linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Cung duy thượng tấu
Hiệu Thiên Chí Tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền Cung Cao Thượng Đế Ngọc Bệ Hạ.
Đại Thánh Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh Quân
Đại Thánh Bắc Đẩu Cửu Hoàng Giải Ách Tinh quân
Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị đẳng thần
Đương niên đương cai Thái Tuế Lỗ Vương hành khiển chí đức tôn thần
Đương Cảnh Thành Hoàng Bản Thổ Đại Vương tối linh tôn Thần
Cung thỉnh
Tôn thần bản gia thổ công ngũ phương vạn phúc phu nhân
Bản gia đông trù tư mệnh táo phủ thần quân
Bản xứ thổ địa phúc đức chính thần, ngũ phương long mạch, tiền hậu địa chủ tiếp dẫn tài thần, Liệt vị chư vị tôn thần bản gia.
Họ.... môn đường thượng lịch đại nội ngoại đẳng đẳng chư vị chân linh cô tổ, mãnh tổ họ... anh linh. Đồng lai giáng phó bản gia chứng minh công đức.
Kim nhật 23 tháng chạp năm Mậu Tuất niên. Đông thiên khánh tiết chư vị bản gia thần linh, thổ địa táo quân chầu thiên tấu đối thượng giới kim vì tín chủ kim cư tại Việt nam quốc Hà Nội thành...quận...phường...phố...gia số....Y vu gia xứ thượng phụng.
Kim thần tín chủ con tên là; ..................................................................................
Vợ (chồng) con tên là.....tuổi,Nam tử (nữ tử) con tên là.... tuổi .
Hiệp đồng gia dương môn quyến đẳng đầu thành ngũ thể tịnh tín nhất tâm tu thiết lễ nghi lục cúng phu trần, kim ngân sớ điệp, mã mũ, y phục, hia hài, đẳng vật, lễ vật tâm thành. Chí tâm tiến cúng chư vị bản sứ Thần Linh Thổ Công Táo Quân, đồng lai giáng phó chứng minh công đức, chấp kỳ bạc lễ tâm thành. Phù trì gia hộ cho gia chung chúng con, tứ thời bát tiết gia nội bình an, nhân khang vật thịnh, hưng môn cát khánh.
Hiệp đồng gia dương môn quyến đẳng nhất tâm kính lễ.
Nam Mô A Di Đà Phật (3lần).
Bài 2: Văn khấn nôm, dễ nhớ, dễ thuộc
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Con kính lạy:
- - Chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- - Đông trù từ mệnh táo phủ thần quân, ngũ phương long mạch, tiền hậu địa chủ, tiếp dẫn tài thần.
Hôm nay nhân ngày ông công, ông táo về trời, tín chủ con tên là...., ngụ tại........cùng toàn gia thành tâm sửa soạn hương hoa, đăng trà, quả thực, xiêm hài áo mũ, tịnh cúng phu trần, biện lên trước án, dâng hiến Tôn thần, đốt nén hương tâm, dốc lòng bái thỉnh.
- Xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân, Táo công muôn vàn chư vị thân linh đang cai quản nơi này.
- Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ cậu bé đỏ.
- Giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, soi xét lòng trần, thùy từ chứng giám.
Kính thưa các ngài, các cung các cõi linh thiêng, cả năm vừa qua, Ông Công, Ông táo đã hết lòng chăm lo săn sóc về sức khỏe, lộc tài, sự an lành cho gia đình chúng con. Trước hết chúng con xin được tạ ơn, tấm lòng quảng đại, vị tha, sự quan tâm chu đáo của các ngài.
Là người trần nên còn nhiều tham, sân si. Chúng con đang ngày đêm, cố gắng tu sửa, bớt dần, thói hư, tật xấu.
Cầu xin các ngài về Trời, mở lòng từ bi, thương lấy chúng con. Báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Dù chưa được đức hạnh, nhưng chúng con vẫn đang đêm ngày, cố gắng tu sửa, đức, hạnh, hiếu nghĩa. Các ngài xin cho gia chung được âm phù, dương trợ, được trên kính, dưới nhường, được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh. Có lộc, có tài, có điều kiện, có phương tiện, để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức. Là những điều kiện để chúng con tu sửa, được nhanh hơn, tốt hơn. Mong các ngài đi đường, vui vẻ, mát lành.
Chúng con sớm mong được đón các ngài trở về đón Tết với gia đình.
Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Bài 3: Văn khấn táo quân cho các gia đình theo đạo Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Hộ Pháp Chư Thiên Bồ Tát
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm………
Tín chủ (chúng) con……………………….
Ngụ tại:……………………………………………
Chúng con thành tâm thiết lễ hương hoa, lễ vật dâng cúng. Chúng con thành tâm thỉnh mời Mười Phương Chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng các bậc Thánh hiền cùng chư vị thiện thần Hộ Pháp và chư vị Thổ thần, Táo Quân lai lâm chứng giám cho chúng con.
Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, ngưỡng nguyện Mười phương Tam Bảo, Long Thần Hộ Pháp, Chư vị Thổ Thần, Táo Quân từ bi gia hộ gia đình chúng con nhân dịp năm mới được bình an và ổn định trong cuộc sống.
Chúng con cũng nguyện Mười Phương Tam Bảo phóng ánh sáng bảo liên phù hộ cho những chú cá này cùng bao loài vật khác sớm thoát khỏi thân phận cầm thú, thoát khỏi cảnh bị giết hại, chờ duyên phúc tái lai, một lòng theo Phật pháp.
Nguyện hồi hướng công đức này cho Ông bà Tiên linh nội ngoại, cửu huyền thất tổ được ấm no an lạc; cho gia quyến bệnh tật tiêu tan, ách nạn qua khỏi.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
***********************
-->Sau đó mang các chúng sinh ra sông, hồ, ao, rạch... (môi trường sống tốt ) để thả, vừa thả vừa niệm Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Một số điều kiêng kỵ trong khu bếp:
Người Việt quan niệm ba vị thần Táo định đoạt phúc đức cho gia đình. Phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Tuy vậy, ngoài Bắc có xu hướng thờ chung là thổ địa, thổ công.
Trên thực tế, bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống, nếu không chú ý thì khả năng "Bệnh tòng khẩu nhập" khó đảm bảo bình an cho gia đình. Bếp là nguồn nuôi sống con người, vạn vật sống được là nhờ ăn uống, vì thế rất coi trọng bếp nấu.
- - Bếp không quay ra cửa chính (có nghĩa là người nấu không quay lưng ra cửa).
- - Cửa bếp không hướng ra cửa, tránh tà khí xông thẳng vào.
- - Phía sau bếp phải là tường kín, không nên đặt ở cửa sổ.
- - Đặt bếp tránh "Thủy hỏa xung khắc", không đối diện vòi nước hay tủ lạnh.
- - Cửa bếp không đối diện phòng ngủ, bếp không gần phòng ngủ đặc biệt là đặt giường gần bếp.
- - Cửa bếp không đối diện khu vệ sinh.
Việc bài trí, sắp xếp của khu bếp ngăn nắp, đúng phong thủy sẽ làm cho chất lượng cuộc sống nâng cao. Khu bếp trong một gia đình phản ánh toàn bộ sinh hoạt, văn hóa của ngôi nhà đó, nhìn vào khu bếp ta có thể đánh giá được tính cách của chủ nhân. Dù việc bài trí có như thế nào, có đúng phong thủy hay không, thì làm đẹp cho khu bếp phản ánh nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội hiện đại.
Tamlinh.org