04/06/2021 11:39 View: 1894

Lễ cúng Táo quân nên kiêng kỵ gì để không mất tài lộc, may mắn?

Theo phong tục, ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo - vị thần cai bếp lên trời để báo cáo công việc của gia đình trong một năm. Vì thế, để được thần bếp “phù trợ” cho gia đình được nhiều may mắn, nhân dân ta thường làm lễ tiễn ông Táo về chầu trời rất trọng thể và có một số điều kiêng kỵ bạn nên biết để tránh mất tài lộc trong năm mới.

kieng ky khi cung ong cong ong tao

Truyền thuyết kể lại rằng: "Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.

Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người". Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Bởi thế cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị 2 hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem "phóng sinh" ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời.

Bao sái ban thờ, tỉa chân hương sau khi cúng ông Táo

Không bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi làm lễ cúng. Các gia đình phải cúng xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang. Bởi vì

  • Ngày 23 tháng chạp là ngày ông công ông táo nên trời nên trong gia chung sẽ không còn các vị thần ngự nữa. Khi đó việc bao sái ban thờ sẽ không làm ảnh hưởng đến các vị Thánh thần. Do vậy, việc bao sái phải làm sau khi cúng Táo Quân.
  • Bao sái vào ngày 23 tháng chạp cũng là dọn dẹp, lau chùi để chuẩn bị việc cúng cấp cho những ngày Tết sắp tới.

Cúng lễ đúng ngày, không để sau 23 tháng Chạp

Như chúng ta đã biết, ngày 23 tháng Chạp là thời điểm đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo. Các gia chủ có thể tiến hành làm lễ cúng trước ngày này từ 1 - 2 ngày. 

Tuy nhiên không nên cúng lễ sau ngày 23 và cũng nên cúng trước 12h trưa ngày 23. 

Người chủ lễ cúng ông Công ông táo phải chỉn chu, sạch sẽ

Người thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Trước hôm cúng ông Công ông Táo tránh sinh hoạt vợ chồng, kiêng không quan hệ ân ái.

Phụ nữ nếu trong chu kỳ kinh nguyệt nếu có thể nên để cho người thân trong nhà lễ cúng.

Trong lúc khấn cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ vui vẻ để tạo ra năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.

Khi hành lễ ăn mặc chỉn chu sạch sẽ kín đáo tránh hở hang.

Toàn gia đình phải thực hiện với sự nghiêm trang, kính cẩn và lòng thành. 

Thả cá chép ở sông có dòng chảy

  • Cá chép sau khi cúng xong phải thả vào nguồn nước sạch rộng lớn tránh việc thả xong có người bắt mất.
  • Cũng không thả ở sông không dòng (sông không có nước ra vào lưu thông, vd sông Tô Lịch)
  • Không ném cá từ trên cao xuống, cá sẽ dập bụng mà chết
  • Không để cả bịch nilong quăng xuống sông. 

Làm lễ cúng Táo quân đúng nơi, đúng chỗ

Hiện nay, có 2 quan điểm về vị trí cúng Táo Quân ngày 23 tháng Chạp. Một số nơi lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được tiến hành tại bếp của gia đình. Bởi họ cho rằng, bếp chính là nơi Táo Quân cư ngụ và là nơi quan trọng của căn nhà. 

Tuy nhiên, một số địa phương lại làm lễ cúng Táo Quân trên bàn thờ Thần linh gia tiên. Sở dĩ cúng ở đây vì ban thờ chính là nơi trang nghiêm nhất đồng thời là nơi giao tiếp tâm linh giữa các đấng bề trên với người trần.

Việc đặt mâm lễ cúng ở đâu trong căn nhà có thể tùy vào từng vùng, từng địa phương quan niệm mà thực hiện.

Cúng Táo quân không cầu tài lộc, tình duyên

Phần lớn các gia chủ khi khấn ông Công ông Táo không quên xin tài lộc, may mắn, sung túc.  Thế nhưng đây là việc làm không đúng bởi Táo Quân khi lên thiên đình là để báo cáo các công việc lớn, nhỏ trong nhà với Ngọc Hoàng thế nên gia chủ chỉ nên khấn xin các vị Táo báo cáo điều tốt và hạn chế nói điều xấu với thiên đình mà thôi.

Không xin các ngài chỉ tấu toàn chuyện tốt 

Ý nghĩa cúng Táo Quân là để cảm tạ thổ công đã ở gia đình mình trong một năm, làm việc và phù trợ cho toàn gia và tiễn ngài lên trời tấu đối công việc gia chủ.  Qua đó bày tỏ tâm tư và nguyện vọng của gia chủ lên các ngài để các ngài soi sét tâu đối với thiên đình. Chứ không phải việc cúng táo quân là để cầu xin các ngài tấu toàn chuyện tốt và xóa đi chuyện xấu của gia đình.

Đó là điều hoang đường và phi lí vì táo quân được suy tôn là thông minh chính trực tri thần.

Không dâng cúng các món ăn lạ

Trên mâm cỗ cúng ông Công ông Táo, ngoài vàng mã, hương hoa, trà quả thì gia chủ cũng nên sắm thêm lễ mặn. Mâm lễ này thường có: Thịt gà luộc, canh miến/canh bóng thả, giò/chả, xôi/bánh chưng, món xào thập cẩm...

Tùy thuộc vào từng vùng miền mà có sự thay đổi của các món ăn. Tuy nhiên, gia chủ cần nhớ kỹ, tuyệt đối không dâng cúng các món như: Thịt vịt, thịt chó, thịt chim... bởi đây là những món ăn bị cho là sẽ đem đến vận xui đen đủi.

Tamlinh.org