04/06/2021 11:39 View: 10881

Ông Công, ông Táo là ai?

Lễ Tiễn Ông Táo là lễ thờ ba vị thần bếp, hay còn gọi là Ông Táo Bà Táo. Vậy ông Công ông Táo là ai? Chức vụ và quyền hạn của các vị thần này là gì? 

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm theo lịch Âm, các gia đình Việt Nam tỏ lòng tôn kính bằng cách cúng tiễn đưa ông Táo về trời, để các ngài tấu bẩm với Ngọc Hoàng về những việc làm của gia đình trong năm vừa qua.

ong cong ong tao, ba vi dau rau, than bep

Theo văn hóa dân gian Việt Nam, Táo Quân [灶君] bao gồm ba vị thần như sau:

- Phạm Lang:

Thổ Công [土公], phụ trách căn bếp của gia đình, nơi được xem là trái tim ngôi nhà. Danh hiệu đầy đủ của ngài là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân [東廚司命灶府神君]. Trong bức tranh, ông mặc áo màu xanh lá, đại diện cho hành Mộc, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, trù phú, bội thu. Ông cầm chiếc hốt trong tay để bẩm báo với Ngọc Hoàng.

- Trọng Cao:

Thổ Địa [土地], phụ trách nhà và đất. Danh hiệu đầy đủ của ngài là Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần [本家土地龍脈尊神]. Ông mặc áo vàng, đại diện cho hành Thổ, tượng trưng cho đất đai màu mỡ, thịnh vượng phát triển. Ông cầm một cuốn sổ để ghi lại những việc tốt, việc xấu của các thành viên trong gia đình.

- Thị Nhi:

Thổ Kỳ [土 ...], phụ trách việc chợ búa. Danh hiệu đầy đủ của bà là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần [五方五土福徳正神], còn được gọi là Ngũ Thổ Vạn Phúc Phu Nhân [五土萬福夫人]. Bà mặc áo đỏ, đại diện cho hành Hỏa, tượng trưng cho căn bếp ấm cúng, lúc nào cũng đỏ lửa đủ đầy. Bà cầm một cái quạt để gia giảm ngọn lửa, giữ cho gia sự trong nhà được bình yên, gia đạo thuận hòa.

Ý nghĩa bức tranh Táo quân

Ba vị thần bếp gồm 2 nam 1 nữ cũng đại diện cho quẻ Ly [離] trong Bát Quái [八卦], quẻ của Lửa. Quẻ Ly gồm hai vạch đơn trên dưới và một vạch đứt ở giữa. Trong Bát Quát, vạch đơn có đặc tính Dương và vạch đứt mang đặc tính Âm.

Bức tranh ông Công ông Táo truyền đi thông điệp rằng "khi các Ngài về Trời [...] con người nên nhìn lại chính mình, quay về với đạo lý lẽ phải, sửa mình trong sạch, như dọn bụi bặm nơi bếp. Quay về nơi nguồn cội, cũng chính là đạo lý ẩm thủy truy nguyên."

Sự tích táo quân

Ông Công,ông Táo hay dân gian còn gọi là Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa,Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc

Tuy nhiên, sang đến Việt Nam ba vị thần đó đã được Việt hóa thành sự tích "Hai ông một bà" và ba vị thần đó là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. Sự xuất hiện của ba vị thần dưới con mắt dân gian được miêu tả lại rằng:

"Xưa kia, nàng Thị Nhi có chồng tên là Trọng Cao Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc nhưng mãi mà hai người không có con

Chính vì lí do đấy, Trọng Cao trở nên cọc cằn, hay kiếm chuyện để dằn vặt người vợ của mình. Một hôm, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ, cộng dồn với những ức chế đã chất chứa từ lâu, Trọng Cao đã ra tay đánh Thị Nhi và đuổi nàng đi.

Nhi bị chồng đuổi, đã lang thang đến một xứ khác và sau đó nàng gặp Phạm Lang. Hai người phải lòng nhau rồi sau đó kết thành vợ chồng, sống hạnh phúc bên nhau.

Sau khi vợ bỏ đi, Trọng Cao nguôi giận và cảm thấy quá ân hận vì hành động của mình nên đã bỏ đi tìm vợ. Ngày này qua tháng nọ, anh chàng rong ruổi khắp các nẻo đường để tìm vợ. Đến lúc hết gạo, hết tiền, Trọng Cao bất đắc dĩ phải làm kẻ ăn xin dọc đường.

Duyên số run rủi, Trọng Cao lại vào ăn xin đúng nhà của Thị Nhi và Phạm Lang.

Ngay khi chồng cũ của mình bước vào, Thị Nhi sớm nhận ra nên nàng đã mời vào nhà, nấu cơm mời chồng cũ ăn.

Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về nhà - Nhi sợ chồng nghi oan, nên đã bảo Trọng Cao ra trốn dưới đống rạ sau vườn

Đêm hôm ấy Phạm Lang đã đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng, thật không may là Trọng Cao vẫn đang nằm trong đó.  Thấy lửa cháy bùng bùng, Thị Nhi hốt hoảng lao vào đám lửa để cứu chồng cũ ra.  Thấy Nhi nhảy vào đống lửa Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo, sau đó cả ba đều chết cháy

Sau khi họ chết, Ngọc hoàng thượng đế thấy cả ba người đều sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Táo Quân. Ba vị Táo quân có nghĩa vụ định đoạt may rủi phúc họa của gia chủ đồng thời giữ bình yên cho những người trong gia đình."

Tại sao phải cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp?

Theo dân gian ngày 23 tháng Chạp được xem là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm.

Vì thế, vào ngày này, người dân thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được ông Công, ông Táo thưa với Ngọc Hoàng.

Giáo sư Trần Ngọc Thêm đã lí giải rõ ràng về mối quan hệ giữa Thổ Công với ông bà tổ tiên trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Cụ thể, Giáo sư cho biết, Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất nhưng ông bà tổ tiên được tôn kính nhất.

Để không làm mất lòng ai người dân xếp cho tổ tiên ngự tại bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, còn Thổ Công ở gian bên trái (theo Ngũ hành, bên trái - phương Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm).

Cúng ông Công, ông Táo mấy con cá chép?

Ngày nay nhiều người lựa chọn cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo cho tiện dụng Tuy nhiên các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam lại cho rằng nên mua ba con cá chép sống để cúng

Ngoài ý nghĩa thờ cúng để dâng các Táo quân lấy phương tiện đi lại, thì tục lệ phóng sinh cá chép cũng có một ý nghĩa văn hóa nhất định, thể hiện tinh thần nhân đạo của người Việt.

Cá chép được chọn để thắp hương nên là cá chép đỏ Khi chọn cá nên chọn những chú cá còn khỏe mạnh Sau khi mang về nhà nên thả ba chú cá vào một bát nước sạch nên tránh không thả vào nước máy.

Xem ngay: 

Tamlinh.org (tổng hợp)