Cúng ông Công ông Táo năm 2021 vào ngày nào tốt nhất? Sắm lễ và bài văn khân chuẩn nhất ra sao? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu
Cúng ông Công ông Táo 2021 vào ngày nào?
Theo truyền thống dân gian Việt Nam, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch).
Cúng ông Công ông Táo 2021 năm nay rơi vào thứ Năm, ngày 4 tháng 2.
Tuy nhiên cũng có người chọn cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp. Hoặc cũng có người chọn đúng ngày 23 tháng Chạp để cúng.
Xem ngay: Giờ đẹp cúng ông Công, ông Táo năm 2021
Tết ông Công ông Táo cúng gì tốt nhất?
Mâm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người Việt như: Xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng.
Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.
Quan niệm của người dân, cá chép vàng phải mua ba con. Cúng cá chép để hóa rồng và trở thành phương tiện để các vị Táo Quân lên chầu trời.
Ngoài ra, trong buổi lễ gia chủ phải chuẩn bị 3 bộ mũ áo có hoa văn khác nhau, trong đó có đồ dành cho 2 vị thần nam, 1 vị thần nữ.
Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...
Tại miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Người miền Nam thì gia chủ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Hiện nay, phú quý sinh lễ nghĩa, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo nhiều gia đình sắm sửa mâm cao cỗ đầy, thậm chí sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã… làm “phương tiện” tiễn ông Táo về chầu trời.
Các chuyên gia văn hóa cho rằng đây là quan điểm không đúng với truyền thống. Lễ cúng ông Công ông Táo nên được chuẩn bị, tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.
Sắm lễ cúng táo quân gồm những gì?
Sắm lễ:
- - Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
- - Tiền vàng.
- - 1 chiếc áo, 1 đôi hia bằng giấy và hình cá chép bằng giấy.
Mâm cỗ
- - Thịt heo luộc.
- - Gà luộc hoặc quay.
- - Đĩa rau xào.
- - Hành muối.
- - Xôi gấc
- - Giò heo
- - Canh mọc.
- - Cá chép nướng
- - Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…
Cúng ông Táo trong nhà hay dưới bếp?
Có người quan niệm Táo Quân là thần Bếp núc nên tiến hành cúng dưới bếp. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai.
Mặc dù gọi là cúng Táo Quân nhưng đây là cách nói tắt, chứ thực ra lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp là cúng chung ba vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa, được thờ trên ban thờ.
Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không thể thực hiện ở bếp.
Hơn nữa, bếp là nơi nấu nướng, chế biến thực phẩm nên thường bị coi là nhếch nhác, nếu hành lễ ở đây sẽ thiếu trang trọng.
Văn khấn ông Công, ông Táo
Bài 1: Dành cho các gia đình
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Con kính lạy:
- - Chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- - Đông trù từ mệnh táo phủ thần quân, ngũ phương long mạch, tiền hậu địa chủ, tiếp dẫn tài thần.
Hôm nay nhân ngày ông công, ông táo về trời, tín chủ con tên là...., ngụ tại........cùng toàn gia thành tâm sửa soạn hương hoa, đăng trà, quả thực, xiêm hài áo mũ, tịnh cúng phu trần, biện lên trước án, dâng hiến Tôn thần, đốt nén hương tâm, dốc lòng bái thỉnh.
- Xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân, Táo công muôn vàn chư vị thân linh đang cai quản nơi này.
- Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ cậu bé đỏ.
- Giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, soi xét lòng trần, thùy từ chứng giám.
Kính thưa các ngài, các cung các cõi linh thiêng, cả năm vừa qua, Ông Công, Ông táo đã hết lòng chăm lo săn sóc về sức khỏe, lộc tài, sự an lành cho gia đình chúng con. Trước hết chúng con xin được tạ ơn, tấm lòng quảng đại, vị tha, sự quan tâm chu đáo của các ngài.
Là người trần nên còn nhiều tham, sân si. Chúng con đang ngày đêm, cố gắng tu sửa, bớt dần, thói hư, tật xấu.
Cầu xin các ngài về Trời, mở lòng từ bi, thương lấy chúng con. Báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Dù chưa được đức hạnh, nhưng chúng con vẫn đang đêm ngày, cố gắng tu sửa, đức, hạnh, hiếu nghĩa. Các ngài xin cho gia chung được âm phù, dương trợ, được trên kính, dưới nhường, được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh. Có lộc, có tài, có điều kiện, có phương tiện, để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức. Là những điều kiện để chúng con tu sửa, được nhanh hơn, tốt hơn. Mong các ngài đi đường, vui vẻ, mát lành.
Chúng con sớm mong được đón các ngài trở về đón Tết với gia đình.
Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Bài 2: Dễ nhớ, dễ thuộc
Con nam mô a di Đà Phật (3 lần, 3 lễ)
Con xin kính lạy:
- Hoàng Thiên, hậu thổ,
- Chư vị tôn thần (1 lễ)
- Ngài cai Thái tuế....
- Chu Vương Hành khiển,
- Chí Đức tôn thần (1 lễ)
- Bản cảnh thành hoàng
- Đương xứ đại vương
- Bản xứ thổ địa
- Định phúc táo Quân,
- Đông Trù Tư mệnh,
- Phúc đức chính thần
- Ngũ phương long mạch
- Tiếp dẫn tài thần
- Thần linh, Chúa đất,
- Tiền hậu địa chủ,
- Cùng các chư vị
- Cai quản nơi này (1 lễ )
Con xin kính lạy :
- Gia tiên tộc Đường ( 1 lễ)
- Cao tằng tổ khảo
- Cao tằng tổ tỷ
- Bá, thúc, đệ, huynh,
- Cô di, tỷ muội ....(1 lễ)
Con xin kính lạy :
- Bà cô, ông mãnh (1 lễ)
- Cửu Huyền thất tổ
- Các chi, các phái,
- Cô cậu bé đỏ
- Linh ứng tại gia (1 lễ)
..........
Hôm nay là ngày
23 tháng chạp
Con (chúng con) là... ..tuổi...
Thành Tâm tu lễ....
Huơng hoa, vật phẩm,
Hia hài, áo mũ
Cá chép 3 ông
Kính dâng Thổ công,
Định phúc táo Quân
Nghi lễ cung Trần
Lễ chay lễ mặn .....
Con xin bao sái
Tỉa bớt chân nhang
Để nơi thờ phụng
Sạch sẽ khang trang
Đón năm mới đến
Thắp nén nhang thơm,
Dâng lên trước án
Dốc lòng thành kính
Sám hối hội đồng
Thổ công, gia tiên
Chứng giám lòng thành,
Con xin kính mời:
Kính thỉnh các Ngài
- Đông Trù tư mệnh,
- Táo phủ thần quân,
- Cùng các tôn thần
- Đương cai tại xứ
Con lại Kính thỉnh :
- Gia tiên tộc đường,
- Cao tằng tổ khảo,
- Cao tằng tổ tỷ,
- Bá thúc đệ huynh,
- Cô di tỉ muội,
- Các Chư hương linh,
- Các chi, các phái,
- Cung thỉnh bà cô,
- Cùng ông mãnh tổ
- Cô cậu tại gia....
- Lai giáng gia đường ....
Phỏng theo lệ cũ,
Cứ mỗi hàng năm
23 tháng chạp
Là ngài táo Quân
Lại lên thiên đình
Lộ trình báo cáo.
Ngài là vị chủ,
vị tự gia thần,
Cai quản sinh nhân
Trông coi tội phúc
Sai sót điều chi,
Sai phạm điều gì,
Các lỗi các lầm,
Cúi xin tôn thần,
Gia ân hỉ xả,
Nhầm con xin xá,
Lỗi được xin thương,
Dẫn lối chỉ đường,
Bước sang năm mới
Lộc tài tấn tới
Gia Nội bình an
Hạnh phúc ngập tràn
Người người mạnh khỏe
Gia đình vui vẻ
Cháu hiếu, con ngoan
.......
Dãi tấm lòng thành
Cúi xin chứng giám
Con Nam mô a di Đà Phật ( 3 lần 3 lễ )
Những điều nên làm trong ngày 23 tháng 12-2021: Lập xuân
- 1/ Tham gia các bữa tiệc hỷ, họp mặt vui vẻ để tinh thần lạc quan, sảng khoái (nhưng năm nay dịch Covid-19 nên ta không đến chỗ đông người).
- 2/ Trong ngày Lập Xuân đầu tiên nên dậy sớm để hít thở không khí trong lành, tập luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe.
- 3/ Nên làm nhiều việc thiện, xuất phát từ cái tâm của mình chứ không phải chỉ để mong chờ phúc báo.
- 4/ Trồng hoặc mua thêm cây xanh đặt quanh nhà để tăng thêm sắc xanh, thay đổi vận khí, giúp phong thủy luân chuyển theo hướng tích cực hơn.
- 5/ Nếu trong nhà có thờ cúng nên sắm chút hoa quả mùa xuân để thắp hương ngày Lập Xuân đầu tiên.
Tamlinh.org