Nhiều câu chuyện bi kịch đằng sau chiếc ghế này vẫn còn lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Chiếc ghế rồng hay còn gọi là Ngai vàng vốn được coi là bảo vật quỷ dị còn lưu lại trong Cố Cung ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Bên cạnh đó, có nhiều câu chuyện bi kịch đằng sau chiếc ghế này vẫn còn lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Chiếc ghế rồng trong Cố Cung
Vốn dĩ chiếc ghế rồng trong Cố Cung, Tử Cấm Thành được xem là biểu tượng của sự quyền lực ở thời cổ đại, chỉ có hoàng đế mới đủ tư cách ngồi lên đó và ra lệnh cho các triều thần.
Trong lịch sử, có nhiều hoàng thân vì muốn ngồi lên chiếc ghế này mà để lại nhiều bi kịch bí ẩn. Đặc biệt là vào thời nhà Thanh, vài người con trai của vua Khang Hy vì muốn ngồi lên chiếc ghế này đã đấu đá lẫn nhau. Sau khi vua Ung Chính lên ngôi, ông đã lo lắng rằng huynh đệ cướp ngôi nên đã giam cầm họ. Có một số người không nhìn thấy được mặt trời cho đến khi chết và gặp kết cục vô cùng đau khổ.
Từ những câu chuyện này, chiếc ghế rồng trong Cố Cung đã trở nên bí ẩn hơn bao giờ và được người đời truyền tai nhau từ đời này sang đời khác. Các chuyên gia không thể giải thích được những bí ẩn đằng sau chiếc ghế rồng này.
Ngày nay, chiếc ghế rồng trong Cố Cung đã trở thành bảo vật quỷ dị còn lưu lại. Về cơ bản là không ai dám ngồi. Đã từng có 3 nhân vật nổi tiếng được cho là mất mạng bí ẩn sau khi ngồi lên chiếc ghế này.
Người đầu tiên chính là Lý Tự Thành.
Người này sau khi lật đổ nhà Minh đã lên ngôi hoàng đế, bá chủ thiên hạ. Thế nhưng, Lý Tự Thành chỉ làm hoàng đế được hơn 40 ngày thì bị Ngô Tam Quế cướp ngôi. Sau này, Lý Tự Thành đã qua đời một cách bí ẩn.
Theo sử Trung Quốc ghi lại, Lý Tự Thành mất vào năm Thuận Trị thứ ba (1645) và không ai rõ ông qua đời như thế nào. Minh sử viết lại rằng, Lý Tự Thành là người tự cao tự đại và hung ác, hoàn toàn không xứng đáng với ngôi vị Hoàng Đế nên phải chịu lời nguyền của chiếc ghế rồng. Những ngày cuối đời, Lý Tự Thành bỗng dưng bị bệnh lạ, tâm trí cuồng dại và chết bí ẩn trong núi.
Người thứ hai chính là Viên Thế Khải.
Sau khi uy hiếp được hoàng đế nhà Thanh và tìm mọi cách đăng cơ làm hoàng đế (lúc đó gọi là Đại tổng thống lâm thời), nhưng chỉ trị vì trong 83 ngày đã qua đời một cách bí ẩn.
Cái kết bi thảm của Viên Thế Khải được cho là giống với Lý Tự Thành bởi lẽ từ ngày tạo phản cướp ngôi đã phải chịu lời nguyền của chiếc ghế rồng. Sử học ghi lại, hành sự trái ý trời là đại nghịch bất đạo, Viên Thế Khải mỗi lần ngồi vào Ngai vàng đều rối loạn, đêm mất ngủ và hay gặp ác mộng.
Vì ông cảm thấy tức giận với những thứ ảo ảnh không có thật và không thể tự mình giải quyết nên đã suy kiệt mà qua đời.
Người thứ ba là thủ lĩnh đứng đầu Liên quân 8 nước - Waldersee
Người thứ ba qua đời một cách bí ẩn chính là thủ lĩnh đứng đầu Liên quân 8 nước - Waldersee.
Tương truyền rằng, khi liên minh 8 nước vào xâm chiếm Trung Quốc, Waldersee đã ngồi trên Ngai vàng với cảm giác tò mò. Không lâu sau, thủ lĩnh này cũng đã chết một cách bất minh.
Truyền thông quốc tế cho rằng, ông qua đời vì bệnh tật nhưng cái chết này lại khiến mọi người nghi ngờ chính ông cũng chịu lời nguyền từ chiếc ghế rồng. Bởi lẽ, chiếc ghế rồng ấy không phải là nơi mà người thường có thể ngồi được, nó chỉ dành cho những chân mệnh thiên tử đích thực.
Kết luận
Cho đến ngày nay, các chuyên gia vẫn không thể lý giải được lời nguyền về chiếc ghế rồng này. Theo quan điểm của nhiều người, 3 nhân vật nổi tiếng kia đều sống trong thời đại chiến tranh, đều là thủ lĩnh của các lực lượng tham chiến nên việc họ bỏ mạng bí ẩn cũng là một điều dễ hiểu.
Mặt khác, nhiều người vẫn tin rằng chiếc ghế rồng trong Cố Cung vẫn mang một ý nghĩa đặc biệt. Trên thực tế, chiếc ghế rồng này vốn dĩ thuộc về những vị Hoàng đế thực thụ, những người mang mệnh thiên tử để trị vì giang sơn.
Do đó, họ tin rằng chiếc ghế rồng luôn tồn tại một lời nguyền. Những ai cố tình trái mệnh trời thì đều chịu kết cục bi thảm.
Nguồn: DV