04/06/2021 11:40 View: 2625

Mạn Đà La: Kết giới đặc biệt trong tôn giáo

Mạn Đà La từ một đồ hình trận pháp thể hiện các cảnh giới khác nhau trong vũ trụ trở thành các loại pháp thuật, bùa chú, kết giới hỗ trợ cho người tu trên bước đường học Đạo. Nhưng theo thời gian thì có một số tu sĩ đã ngã theo con đường Tà Đạo

do hinh man da la, ket gioi, vong tron ma thuat

Các nhà sư Tây Tạng tạo đồ hình Mạn đà la cát

Nguồn gốc Mạn Đà La

- Mạn Đà La hay còn được gọi là Maldala, Mandala, là những đồ hình trận pháp được thể hiện theo hình chiếu bằng, từ trên nhìn xuống, có nguồn gốc từ Tây Tạng, Ấn Độ.

- Hình ảnh không gian của Mạn Đà La thường là các hình vuông, bên trong các hình vuông thì có các hình tròn, là những trung tâm của các gian. Mỗi gian chính là một không gian, cảnh giới có ý nghĩa riêng biệt nhau nhưng lại có một mối tương quan mật thiết, bổ sung cho nhau tạo nên sự hài hòa và diễn đạt đầy đủ ý nghĩa của Mạn Đà La ấy.

Hình dạng, tính chất đặc trưng Mạn Đà La

- Các Mạn Đà La nguyên thủy thường được vẽ bằng cát. Những thầy tu có đạo hạnh cao thâm, uyên bác về Đạo Học và Đạo Pháp sẽ dựa trên những kinh điển mà vẽ nên các Mạn Đà La bằng những hạt cát với nhiều màu sắc khác nhau trong nội điện của đền thờ hoặc là giữa sân của chùa.

- Ban đầu thì Mạn Đà La được dùng để thể hiện ý nghĩa, mối tương quan của các cảnh giới trong vũ trụ và giải thích về kinh điển cho các tu sĩ dễ dàng học hỏi. Về sau, khi hình thức đồ hình trận pháp kết giới này phát triển mạnh thì Mạn Đà La trở nên phổ biến hơn trong thế giới tôn giáo, nó thể hiện nhiều ý nghĩa hơn như: Cảnh giới của chư Phật, các tiền căn của chư Phật, các loại pháp bảo, thủ ấn của từng Vị Phật, hình dạng biến hóa của chư Phật đã từng xuất hiện trong cuộc sống, mối tương quan giữa người tu và Đạo Pháp…

- Sự phát triển của các đồ hình Mạn Đà La không những về ý nghĩa mà còn đa dạng và phong phú về chất liệu, hình học. Các Mạn Đà La không chỉ được thể hiện bằng tranh ghép cát mà được thể hiện trên giấy, vải, da, khắc trên đá, gỗ và đặc biệt là khắc trên da người. Mọi hình ảnh mà con người có thể hình dung ra trong trí tưởng tượng của mình đều có thể được thể hiện trên Mạn Đà La chứ không còn ràng buộc chặt chẽ bằng những hình ảnh mang tính đối xứng như thuở ban đầu là các hình vuông, tròn, chữ nhật.

- Mạn Đà La từ một đồ hình trận pháp thể hiện các cảnh giới khác nhau trong vũ trụ trở thành các loại pháp thuật, bùa chú, kết giới hỗ trợ cho người tu trên bước đường học Đạo. Nhưng theo thời gian thì có một số tu sĩ đã ngã theo con đường Tà Đạo và trở thành những thuật sĩ sử dụng Mạn Đà La như một công cụ giúp ích cho mình để gầy nên danh vọng, địa vị trong cuộc sống. Có những thuật sĩ với công phu tu luyện lâu năm và trí tuệ siêu việt đã tạo nên các đồ hình Mạn Đà La vô cùng phức tạp, biến chúng thành những trận pháp dữ dội để cản trở và tiêu diệt những gì gây bất lợi cho họ.

- Ngày nay, hình thức đồ hình trận pháp kết giới Mạn Đà La trong tôn giáo không còn phổ biến nữa vì các bậc Chân Tu có đạo hạnh cao thâm không còn nhiều. Trái ngược với các bậc Chân Tu thì những thuật sĩ lợi dụng đồ hình này để kiếm lợi cho bản thân mình và gây bất lợi cho người khác lại ngày càng gia tăng.

Một số kiến trúc Mạn Đà La - kết giới đặc biệt trên thế giới

* Stonehenge

Stonehenge là một dạng cấu trúc các tảng đá to lớn được sắp xếp một cách đặc biệt, thường là theo hình vòng tròn. Dạng kết giới này xuất hiện rải rác khắp nơi trên thế giới, nhưng nổi tiếng và gây chú ý nhất là Stonehenge ở Anh Quốc.

Đây cũng chính là một kết giới rất bí hiểm mà người xưa để lại, tạo nên sự lôi cuốn đối với tất cả mọi tầng lớp như: tôn giáo, khoa học, thám hiểm, sử học, địa chất… Nhưng cho đến nay thì bí ẩn của Stonehenge vẫn còn nằm trong bóng tối.

Theo tư liệu của các nhà địa chất học và sử học thì công trình này có thể được xây dựng từ khoảng thế kỷ 14 - 16 trước Công Nguyên. Nhưng một số giả thuyết khác thì cho rằng các công trình đá này xuất hiện từ thời kỳ đồ đá và tồn tại cho đến nay. Các trụ đá này được đục đẽo rất công phu từ các loại đá san hô, đá nham thạch, đá vôi rất đặc biệt, được chuyển từ nơi khác đến vùng này.

Theo các nhà nghiên cứu tôn giáo thì đây là một khu vực tế lễ đặc biệt của một nền tôn giáo cổ xưa, bên trong kết giới và giữa những trụ đá được sắp xếp giống như những cánh cổng có tồn tại những luồng sóng điện trường rất đặc biệt khiến cho người ta có cảm giác lâng lâng thoải mái như đang ở trong thế giới khác. Có thể đây chính là những luồng năng lượng của các pháp sư, phù thủy đã từng thực hiện nghi thức tế lễ để lại.

Theo một giả thuyết khác thì thời buổi lúc ấy loạn lạc, nội cung sát phạt lẫn nhau để giành quyền lực, kết giới này được tạo ra để làm nơi ẩn náu cho một số người trong hoàng tộc để chờ đợi cơ hội giành lại chính quyền.

Theo những khám phá gần đây thì bên dưới một số trụ đá còn có hài cốt và các đồ dùng của người được chôn như búa, rìu… Vậy một giả thuyết khác được đặt ra: Đây chính là những ngôi mộ đá được xây dựng trong thời kỳ cổ đại.

Đối với các nhà thám hiểm và điêu khắc, nghệ thuật thì quần thể kiến trúc đá này tạo nên một vẻ đẹp đặc biệt gây hứng thú cho họ, làm cho họ cảm thấy hưng phấn khi ở gần nó.

Đã có rất nhiều giả thuyết đưa ra nhưng cho đến nay thì các giả thuyết này đều không vững vàng, rất nhiều câu hỏi được đặt ra:

  • - Kết Giới này được xây dựng từ khi nào?
  • - Ai đã dựng nên chúng?
  • - Mục đích để làm gì? Dùng trong nghi thức tế lễ hay để chôn cất người quá cố?
  • - Sức mạnh tiềm ẩn trong đó là gì?

Các giả thuyết đưa ra dựa trên một khía cạnh nào đó của các nhà nghiên cứu trong từng lĩnh vực nên các giả thuyết không thống nhất với nhau về ý nghĩa tồn tại của Stonehenge. Chính vì thế mà bí ẩn của nó vẫn còn thu hút rất nhiều người từ nhiều tầng lớp khác nhau đến để được tiếp cận với nó và tìm cho mình những lời giải đáp thích hợp.

* Kim Tự Tháp Ai Cập

Kim Tự Tháp ở Ai Cập có hình chóp ở đỉnh, là công trình được xây dựng để làm nhà mồ cho các Pharaoh của Ai Cập. Các Kim Tự Tháp này được xây dựng từ khoảng 3000 năm trước Công Nguyên, được xây dựng bằng hình thức ghép các khối đá lớn lại với nhau. Các khối đá này được tính toán, đục đẽo một cách khéo léo, tỉ mỉ và hết sức chính xác sao cho mỗi một phiến đá khi đặt vào cấu trúc thì ăn khớp với các phiến đá xung quanh, không sai lệch một tí xíu nào. Chính nhờ vào sự chuẩn xác tuyệt vời này mà các khối đá của các công trình vĩ đại như thế không cần đến bất kỳ một chất kết dính nào để tạo nên hình khối của Kim Tự Tháp.

Ngày xưa, khi các công cụ để phục vụ cho việc xây dựng còn rất thô sơ, không hề có máy móc nào để giúp nâng các khối đá này lên. Những người thợ đã dùng hình thức ván trượt để kéo các khối đá từ dưới thấp lên cao. Một nhóm người sẽ lo việc kéo đá và một người sẽ múc nước để đổ lên trên đường di chuyển của ván trượt này, chính nhờ có nước làm trơn con đường nên lực ma sát cũng trở nên yếu đi mà thuận lợi cho việc di chuyển.

Sự đặc biệt của các kiến trúc Kim Tự Tháp này chính là sự tính toán của các nhà thiên văn, chiêm tinh học. Vị trí của các Kim Tự Tháp được tính toán sao cho tương ứng với vị trí của các vì sao đặc biệt trên bầu trời. Kết cấu bên trong của Kim Tự Tháp có một con đường dẫn thông ra bên ngoài bằng một lỗ nhỏ ở bên trên Kim Tự Tháp.

Theo quan niệm của người xưa thì việc ướp xác của các Pharaoh chính là làm cho Pharaoh có được một thân xác mới, bất tử mà hòa mình vào vũ trụ, từ Kim Tự Tháp thì linh hồn của Pharaoh sẽ đi lên trời, theo đường dẫn của các vì sao.

Chẳng ai thấy được cuộc sống bất tử sau khi chết của các Pharaoh. Nhưng chính việc ướp xác và chôn cất nhiều của cải châu báu trong Kim Tự Tháp đã làm cho giấc ngủ của các Pharaoh chẳng bao giờ được yên bình bởi những tay trộm lăng mộ. Lăng mộ thì bị xâm nhập và phá hoại, xác ướp thì bị đục khoét để lấy đi các món trang sức chôn theo. Chính khát vọng được bất tử, được thần thánh hóa của các vị vua này đã làm cho sự tồn tại sau khi chết của các vị ấy chẳng được an lành. Nếu muốn bất tử, chỉ có cách duy nhất là biết tu, biết làm cho cuộc sống của nhân dân được hạnh phúc thì sau khi chết, hình ảnh tốt đẹp của họ mới được lưu truyền mãi cho đời sau mà trở nên bất tử.

Của cải là vật ngoài thân, chỉ làm cho thân xác thêm vướng bận chứ đâu thể mang theo về thế giới vô hình mà còn gợi nên lòng tham cho kẻ sống. Việc xây dựng Kim Tự Tháp thì công trình đồ sộ ấy là thành quả lao động của biết bao nhiêu con người đã cùng nhau góp sức làm nên, từ những người thợ đến những người thiết kế nên Kim Tự Tháp. Sự đóng góp của Pharaoh là ý tưởng muốn được thần thánh hóa, còn tiền bạc thì lại là của dân chúng đóng góp.

Khi ướp xác, nội tạng của Pharaoh phải bị cắt bỏ, não thì bị phá hủy bằng một cây đục nhỏ khoét từ mũi lên rồi quậy cho não chảy ra theo đường mũi, thân thể thì bị ướp muối cho khô, sau đó mới được quấn băng và mang lên một cái mặt nạ bằng vàng. Trong suốt quá trình ướp xác thì cái xác đã phải chịu nhiều sự hành hạ chứ không hề được an nghỉ.

Như vậy thì giá trị của việc ướp xác ở đâu? Nếu như xác của vua mang để ra bên ngoài xã hội, liệu có ai muốn đến để lấy không?Có chăng sự quan tâm của mọi người là vàng bạc, của cải được chôn theo vua chứ bản thân cái xác được ướp kia chẳng mang lại lợi ích gì cho cuộc sống xã hội, nó chỉ có giá trị về mặt kỷ niệm mà thôi.

Điều đó thật là đáng tiếc cho ước mơ của các Pharaoh khi muốn được trở nên bất tử mà chưa làm được nhiều điều mang lại hạnh phúc cho xã hội. Sau này, các nhà khảo cổ đã tham gia khám phá các Kim Tự Tháp thì bị chết vì những nguyên nhân không rõ ràng, bệnh tật, tai nạn. Đó có phải chăng là lời nguyền của các Pharaoh như truyền thuyết và những dòng chữ được khắc trong lăng mộ?

Không khí u ám trong lăng mộ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn độc hại trong suốt mấy ngàn năm, khi những người đầu tiên đặt chân đến thì họ không hề biết sự tồn tại của các căn bệnh tiềm ẩn này trong lăng mộ. Về sau thì người ta mới tìm hiểu được nguyên nhân của những cái chết vì bệnh do các loài vi khuẩn này gây ra, còn các tai nạn chỉ là một sự tình cờ.

* Kim Tự Tháp của người Maya ở Mexico

Kim Tự Tháp này khác với Kim Tự Tháp của Ai Cập ở chỗ trên đỉnh là một mặt phẳng, một bệ tế lễ chứ không phải là một chóp nhọn.
Mục đích của Kim Tự Tháp này được xây dựng để tế lễ, cầu xin với thế giới vô hình những ước vọng của con người về hòa bình, mùa màng, sự sung túc của dân tộc. Đối với người Maya thì Thần Mặt Trời và Thần Mặt Trăng là các vị thần tiêu biểu của thế giới vô hình. Quyền lực của các vị ấy sẽ mang lại hạnh phúc cho con người.

Sự hiểu biết về Kim Tự Tháp này còn rất mơ hồ. Ngay đến việc cả một thành phố rộng lớn với các công trình kiến trúc độc đáo, phát triển rực rỡ của người Maya, một nền văn minh cổ đại huy hoàng tại sao lại trở thành một vùng đất tiêu điều, còn rất ít người sinh sống cho đến nay vẫn là một bí mật. Tất cả những gì thể hiện nền văn minh của con người nơi đây đều chìm vào bóng tối để lại vết tích rất mờ nhạt. Con cháu của người Maya ngày nay họ sinh sống bằng những nghề thủ công và trồng trọt, không có các phương tiện vật chất hiện đại. Họ vẫn hay lui tới những đền thờ này để tưởng nhớ về tổ tiên của mình.
 

Tamlinh.org (tổng hợp)