Hiện nay chúng ta khuyên người khác học Phật, rất nhiều đồng tu nói rất khó khăn! Đặc biệt là khuyên người trong nhà, bản thân học Phật bị cả nhà phản đối, khuyên họ thì không thể tin tưởng, trên thực tế có cần khuyên hay không?
Không cần khuyên, nếu bạn thật sự học Phật, thì dáng vẻ của bạn sẽ thay đổi, sau khi bạn thay đổi rồi họ sẽ hỏi bạn, bạn không giống như trước đây rồi, nguyên nhân nào mà như vậy? Bạn từ từ mà nói cho họ nghe, họ sẽ tiếp nhận, đặc biệt là người hiện nay:
- Có người nào mà không tham tài
- Có người nào mà không muốn được thông minh trí huệ
- Có người nào mà không muốn khỏe mạnh sống lâu?
Không cần nhiều, bạn chỉ cần làm 10 năm cho họ xem, xem thấy những gì?
Mười năm này họ đã già còn bạn không già
Họ trong mười năm này sống rất vất vả, bạn thì sống rất vui vẻ. Ngày ngày pháp hỷ sung mãn, vô cùng vui sướng, khẳng định là họ sẽ đến tìm bạn:
- Bạn vì sao mà lại vui vẻ như vậy?
- Bạn vì sao mà không có phiền não?
- Bạn vì sao mà khỏe mạnh đến như vậy?
- Bạn vì sao mà có phước báo như vậy?
Họ kiếm tiền thật không dễ dàng, bạn kiếm tiền thì rất dễ, đây là việc trong Phật pháp đều có.
Tiền là từ đâu mà đến, từ bố thí mà đến, càng thí càng có nhiều
Nghìn kinh vạn luận Phật thường hay nói, đã nói mà như thế nào? Đã nói mà bạn không tin tưởng, các bạn không chịu xả. Nhưng thật sự là
- - Càng xả càng được nhiều, cho dù bạn chưa xả tâm tham, tôi vì cái gì mà phải bố thí?
- - Bởi vì bố thí là một vốn vạn lời, việc làm ăn này đáng làm, bạn đem nó xem như việc làm ăn buôn bán mà làm
Vậy bạn bố thí thì có được tài phú hay không? Được, mà được ít, vì sao vậy? Tâm của bạn không thanh tịnh, chỉ được ít.
Nếu như tâm của bạn thanh tịnh tâm lượng của bạn rất lớn
Mục đích đều là vì lợi ích cho chúng sanh không có nghĩ đến lợi ích cho chính mình, vậy thì
- Tài phú đạt được sẽ không thể nghĩ bàn, quá nhiều quá nhiều đi thôi
- Tài phú mà bạn đạt được thực tế mà nói đó không phải để bản thân một mình hưởng thụ, hưởng thụ là sai lầm
Được tài phú thì phải nên giúp đỡ những chúng sanh nghèo khổ, phải vì xã hội đại chúng mà tạo phước, thì sự giàu có này mới có ý nghĩa, mới có giá trị.
Xem thêm: Đời người: Thành công càng muộn sẽ càng bền
Nhu cầu cuộc sống của chính mình thì rất có hạn, nếu như thật sự có thể sống được cuộc sống bình thường, cuộc sống bình thường chính là cuộc sống không có phiền não, là cuộc sống không có tự tư tự lợi, là cuộc sống không có danh văn lợi dưỡng, không có tham muốn hưởng thụ ngũ dục lục trần, không có cuộc sống tham sân si mạn thì gọi là cuộc sống bình thường...
Trích từ bài giảng Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác (Tập 283)
Tamlinh.org
(Đăng lại vui lòng dẫn nguồn Tamlinh.org đầy đủ)