04/06/2021 11:34 View: 2731

Phật đản sinh: Điềm cát tường trong ngày Đức Phật đản sinh

Từ ngày hoàng hậu Ma-Gia mang thai, Hoàng Hậu trong lòng luôn hân hoan, vui mừng với tâm lượng luôn từ bi. Sắp đến kỳ sinh nở, theo phong tục của Ấn Độ thì người mẹ khi sinh con sẽ về nhà mẹ đẻ mình để sinh con. Hoàng Hậu Ma-Gia cùng vậy

diem cat tuong trong ngay duc phat dan sanh

Bà cùng tùy tùng cũng đi về quê hương để sinh con.

Đến vườn Lâm Tỳ Ni, vào buổi sớm mai khi mặt trời bắt đầu mọc, thấy cảnh sắc vườn Lâm Tỳ Ni tuyệt đẹp, hoa vô ưu bung nở thơm ngát. Hoàng hậu đi dạo trong vườn, Khi dừng chân ngoạn cảnh trước cây vô ưu to lớn, tươi đẹp bà đưa tay phải vin vào cành hoa Vô Ưu thơm ngát mà ba ngàn năm mới nở một lần, thì thái tử cũng thị hiện ngay cùng lúc từ hông phải của bà.

Ngày đản sinh thái tử, trong thành Ca Tỳ La Vệ, cảnh vật vui vẻ lạ thường.

Khí hậu cây cỏ đơm hoa trổ trái tươi mát; sông, ngòi, mương, giếng nước đều trong đầy; trên hư không chim muông háo hức hót, và những luồng ánh sáng như hào quang tỏa chiếu ánh sáng. Thái tử chào đời có nhiều điều khác thường so với nhân thế như thân thể rực rỡ trong ánh bình minh và không gian kết đầy những những hoa. Rồi mưa hoa ngát thơm ngào ngạt, tuôn từ các vị thiên vương, mây trời kết ngũ sắc cúng dường, hoa ưu đàm bừng nở, gió nhạc êm đềm, ba ngàn thế giới vang động, vạn vật như cúi đầu cung đón bậc Thầy của ba cõi Người, Trời và Thần.

Khi Thái tử giáng trần thì được 4 vị thuộc hàng chư thiên nâng đỡ.

Họ đặt Ngài trước hoàng hậu mà thưa: “Hoàng hậu hãy hoan hỷ, Hoàng hậu sanh một bậc vĩ nhân”. Lại có hai dòng nước một dòng nóng, một dòng lạnh phun từ 9 con rồng trên hư không tắm sạch cho ngài. Sau đó, Ngài đứng vững trên hai chân, bỗng nhiên từ dưới đất mọc lên một đóa sen Thất Bảo lớn như bánh xe để Ngài đứng lên trên.

Thái tử mở mắt hướng về phía Đông, mặt hướng phía Bắc, nhìn bốn phương rôi khoan thai bước đi bảy bước, hoa sen nở đón mỗi bước chân. Tay phải Ngài chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất và ứng khẩu nói: ”Thiên thượng, Thiên hạ duy ngã độc tôn Tam giới giai khổ - Ngã đương an chi” (Trên Trời và dưới trời chỉ có ta tôn quý; Ba cõi đầy khổ đau – Ta làm cho yên ổn). Có nghĩa là trên trời, dưới thế tất cả chúng sinh ai ai cũng đều có chơn ngã là Phật tánh là Chơn Tâm mới thật, là duy nhất của ta.

Tin Hoàng tử chào đời được loan truyền trong nhân gian

Thần dân vui mừng, Vua Tịnh Phạn mời một số đạo sĩ đến coi tướng, vị trẻ nhất trong các vị Bà la môn này là ngài Kiều Trần Như. Các đạo sĩ đều nói Hoàng tử có 32 tướng tốt, trên đời chưa thấy ai có; nếu sau này làm vua sẽ là một Hoàng Đế nhân đức anh minh, còn nếu xuất gia học đạo sẽ là bậc đại thánh.

Ba ngày sau, nhà vua cho mời A Tư Đà - một thân hữu rất được dòng họ Cồ Đàm kính trọng. Trước khi ngài lui về ở ẩn, A Tư Đà đã từng là tế sư hoàng triều của thời thời Tiên vương Sihahanu. Ngài căn cứ vào một số thân tướng mà đoán rằng đây quả là một vị vương tử phi thường sẽ trở thành một vị Phật và sẽ chuyển Pháp Luân.

  • Nếu Thái tử ở ngôi vua sẽ là một đại đế thống nhiếp thiên hạ, đem lại an lành cho trăm họ.
  • Còn nếu xuất gia, thái tử sẽ là bậc đại giác cao cả, trí tuệ tuyệt vời siêu việt, Ngài sẽ phán nhận vũ trụ nhân sinh một cách xác đáng, Ngài sẽ dạy cho con người phương cách xây dựng bản thân, gia định và xã hội được có hạnh phúc đẹp tươi, cao hơn là giác ngộ sự thật của muôn vật, và giải thoát mọi ưu phiền do vô minh, tham ái chấp trước và sinh tử luân hồi.

Giải giảng đến đây thì Ngài A Tư Đà ứa nước mắt vì Ngài biết sẽ không thể sống để được nhìn thấy thái tử Sĩ Đạt Đa thành Phật. Ngài căn dặn cháu trai là Nalaka nhớ rằng: về sau phải làm đệ tử của đức Phật tương lại này. Tịnh Phạn Vương muốn đổi số mệnh của con thái tử, nên đặt tên cho Thái tử là Tất Ðạt Ða (Siddartha) theo tiếng Phạn, nghĩa là: "Kẻ sẽ giữ chức vị mà mình phải giữ".

Cũng theo tục lệ Ấn Độ, thái tử theo họ mẹ là Thích Ca (Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni) Thích ca nghĩa là năng nhân, Mâu Ni là sự tĩnh lặng thấu suốt. Bảy ngày sau thì hoàng hậu băng hà và thăng lên cõi trời Đâu Suất. Em gái ruột của hoàng hậu là Ma Ha Bà Xà Ba Đề (Mahã Pajãpati) lên làm kế mẫu.

Hình ảnh ẩn dụ đức phật đi 7 bước trên toà sen

Ý nghĩa đi bảy bước: Thái tử vừa sinh ra, liền bước 7 bước trên 7 hoa sen. Tại sao là số 7 mà không là số khác?. Điều nầy đã có nhiều bản kinh viết, tuy có khác đôi chút nhưng vẫn là con số 7. Có rất nhiều cách giải thích khác nhau nhưng vẫn cùng chung ý nghĩa:

  • Con số 7 là con số tốt lành của người Ấn xưa.
  • Là con số “Huyền học Đông phương” mà người Ấn rất xem trọng.
  • Bảy bước là vì Ngài là vị Phật thứ bảy, tiếp nối sáu vị Phật đi trước là Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù, Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp.
  • Số 7 tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông,tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, vị lai.
  • Thất Bồ Đề Phần (Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, xả).
  • Theo tư tưởng kinh Hoa Nghiêm toàn thể vũ trụ trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái và chính giữa.

Từ vật nhỏ vi trần đến vật lớn như núi tu di tất cả không ngoài con số 7 như:

  • Thất Đại: là địa, thủy, hỏa, phong, không, kiến, thức.
  • Thất thánh tài: là tín, tấn, giới, tàm quý, văn, xả, huệ.
  • Thất chúng:Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa, Sa di, Sa di ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di.
  • Thất thánh quả: là Tư đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, Ala hán, Duyên giác, Bồ Tát, Phật là quả vị tối cao.

Đi và đứng trên hoa sen: Tất cả các hình tượng Phật, Bồ Tát đều đứng trên hoa sen, vì hoa sen có tính chất đặc thù mà các loài hoa khác không có như: Sen là hoa tinh khiết, biểu tượng cho tinh thần nhập thế của Phật giáo được diễn đặ bằng tư tưởng: “cư trần bất nhiễm trần” ( trong bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn).

Tamlinh.org

Tổng hợp