Hướng dẫn bài khấn và cách khấn khi làm lễ cúng cho vong linh người thân đã mất trong gia đình. Các bạn có thể dùng bài khấn này cho các ngày cúng lễ như: ngày giỗ, ngày cưới cúng tổ tiên, ngày rằm, ngày động thổ xây nhà... hoặc cúng lễ vào rằm tháng 7.
Bài khấn nôm của các cụ thời xưa trong các buổi cúng lễ gia tiên thường không quátrau chuốt về câu từ, nhưng rất thành tâm và thực tế.
Quan trọng nhất vẫn là thành tâm hướng về tổ tiên, một lòng cầu mong tổ tiên ông bà cha mẹ ... được an yên, bình an nơi chín suối. Không cần mâm cao cỗ đầy, không cần quá nhiều vàng mã, không cần bài cúng quá dài dòng và trau chuốt về câu chữ. Hãy thành tâm, mọi chuyện sẽ tự nhiên linh ứng.
Nhà nào thờ Phật, theo đạo Phật thì khấn đoạn này trước:
Ngày hôm nay: ...... (nói rõ ngày âm hoặc dương, cũng có thể khấn nôm mà không cần nói rõ ngày nếu bạn đột nhiên không thể nhớ ra hôm nay là ngày gì.)
Con tên là: ... Tên cha sinh mẹ đẻ, không được lấy tên gọi khác (nếu có).
Pháp danh của con là: ..... (nếu đã quy y và có pháp danh thì khấn, nếu không quy y Phật nhưng vẫn là người theo đạo Phật thì bỏ qua đoạn khấn pháp danh).
Con ở tại địa chỉ: .... ở đâu khấn đó. Nếu ở nhà thuê thì khấn cả địa chỉ nhà ở quê quán của mình và khấn cả địa chỉ nhà đang thuê.
"- Con cầu xin Phật A Di Đà
- Con cầu xin Đức Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
- Con cầu xin Đức Đại Thế Chí Bồ Tát
- Con cầu xin Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
- Con cầu xin Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát
- Xin hãy chứng giám cho con. "
>>> Người nào không thờ Phật, theo Phật thì bỏ qua phần khấn Phật và Bồ Tát (phần trong "") ở trên.
Con cầu xin các Chư Thần, Tôn Thần, cùng các Quan Thần Linh ở khắp mười phương cõi. Cùng các chư Thần, Tôn Thần, cùng các Quan Thần Linh ở cõi âm, cùng Thập Điện Diêm Vương ở cõi Âm. Cùng các Chư Thần, Tôn Thần, cùng các Quan Thần Linh ngự tại nhà của con ở tại mảnh đất này, tại căn nhà này, tại địa chỉ ...
Con cầu xin gia tiên, tổ tiên, cụ kị, ông bà, cha me, cô dì, chú bác, anh chị em, người thân quyến thuộc của hai bên dòng họ nội và họ ngoại của con từ đời quá khứ cho tới đời hiện tại. Xin hãy chứng giám cho con.
Ngày hôm nay là (nếu là ngày giỗ thì khấn ngày giỗ, ngày cưới thì khấn ngày cưới, xây nhà thì khấn xây nhà, đi xa thì khấn đi xa, buôn bán làm ăn thì khấn buôn bán làm ăn...v.v tùy theo mục đích cúng của mọi người là gì thì mọi người tự khấn cầu)
Ngày hôm nay con mua chút (tiền, vàng, quần áo... mua gì khấn đó đúng với thứ mình mua, không được khấn thứ không mua mà khấn cho có).
Con làm cơm cúng gia tiên tổ tiên, cụ kị, ông bà, cha mẹ, chồng vợ, cô, dì, chú, bác, anh, chị, em ( Ai chết thì khấn tên người đó).
Con cầu xin (gia tiên, cụ kị, ông bà, cha mẹ... hay ai thì khấn rõ tên) xin hãy về chứng giám cho con (hay vợ chồng con, hay toàn thể gia đình người thân quyến thuộc của con) và thọ hưởng, nhận đồ con cúng gửi biếu mọi người... (gửi riêng cho ai thì khấn rõ tên người đó).
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT <ít nhiều tùy tâm.>
>>> Chú ý:
Phải chờ hết hương mới được hạ đồ cúng xuống ăn. Tuyệt đối tránh không được hạ đồ cúng xuống ăn khi hương đang còn cháy.
Khi nào muốn hóa vàng mã gửi cho vong người thân của mình thì vào ban thờ thắp hương hoặc không thắp hương cũng được, nhưng phải khấn rõ: Con nay xin mang (mua đồ tiền vàng mã gì thì khấn) đi hóa gửi biếu ... (ai thì khấn rõ) . Khấn xong thì mang đồ ra hóa.
Một số quan niệm cho rằng: Không được rắc gạo muối. Vì việc rắc gạo muối là xua đuổi người âm nhà mình đi. (gạo muối chỉ dành cho Quỷ đói khát chuyên ăn gạo thôi... Quỷ đó miệng nhỏ chỉ nhỉnh hơn hạt gạo nên chỉ có thể ăn gạo). Vứt gạo muối sẽ khiến người âm gia đình sẽ giận và hận con cháu người thân trên dương ví mình, coi mình là Quỷ đói khát. Việc này nếu bạn thấy hợp lý thì làm theo. Không thì có thể bỏ qua vì ad cũng đang tham khảo từ nhiều thầy khác nhau.
Tamlinh.org