Thần tài và Thổ địa là hai vị thần thường được thờ chung, họ cai quản tài lộc, tiền bạc và phù hộ sự may mắn, làm ăn thuận lợi. Chính vì thế, việc thờ cúng, bài trí ban thờ Thần tài rất được xem trọng. Tết đến xuân về, ngay khi lễ tạ Thần Tài Thổ Địa xong thì mọi người lại bắt tay vào chuẩn bị bày mâm ngũ quả. Vậy bày mâm ngũ quả trên ban thờ thần tài như thế nào cho đẹp và tụ lộc?
Ban thờ thần tài thổ địa vào ngày Tết
Bát hương thổ công thờ những ai?
Người Việt Nam từ xa xưa vẫn có bát hương thờ Thổ công ở giữa nhà (người miền Bắc). Nhưng đôi khi chính những gia chủ thờ kia cũng không hiểu bát hương thổ công thờ gì vì nôm na chỉ hiểu Thổ Công - là 3 vị thần bếp (2 ông -1 bà ) ở đó để trông coi bếp núc gia đình.
Về bản chất bát hương thờ thổ công có những ai cũng rất ít người biết vì họ không nằm trong số những người hành Pháp để hiểu.
Để các bạn hiểu rõ hơn, Tamlinh.org sẽ nói vào chi tiết: Bát nhang thổ công khi người thầy (hành pháp) hô triệu thỉnh và khai quang để bốc thì phải gọi:
- Tôn thần bản gia, bản trạch, bản xứ.
- Thổ công, thổ địa, thổ thần, thần tài, chúa đất, ngũ phương long mạch, phúc đức chính thần, tiền chủ hậu chủ, hoàng thiên hậu thổ đông trù tư mệnh táo phủ thần quân phu nhân thần vị !
Như vậy là hoàn toàn có đủ các vị thần linh trong đó. Trừ một số nhà do đất dữ (có ông tiền chủ linh thiêng) họ không muốn thờ chung ở đó mà đòi lập riêng một ban ra ngoài (cây hương thờ bản thổ - tiền chủ). Còn đa số chỉ một ban là đủ.
Vì sao có ban thờ thần tài?
Vì khi xưa dải đất miền Nam (Sài Gòn Gia Định) chỉ là vùng đất hoang vu và khi đó có nhiều người Trung Quốc chạy di cư chính trị thời nhà Thanh, bỏ xứ đi phiêu bạt tới Sài Gòn theo đường biển. Họ tới đó an cư và lập nghiêp.
Do điều kiện khi đó chưa có nhà cửa vững chắc nên họ lập ban thờ thần tài - chúa đất và họ đặt ở dưới đất. Rồi thì người Việt ta theo phong trào bắt chước vì thấy họ thờ như vậy có vẻ làm ăn tốt.
Mà đúng là người Hoa họ làm ăn tốt thật. Tốt vì họ chịu khó, tốt vì họ đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Điển hình như khu người Hoa chợ Lớn - Quận 1 và Quận 5 số người Hoa rất đông.
Nên người Việt cũng bắt chước lập ban Ông tài và Ông địa, nhà nhà đua nhau mua ban thần tài về thờ mà ít người hiểu là trên ban thổ công kia cũng đã có 2 vị này. Như vậy, tập tục thờ thần tài không nằm trong tín ngưỡng truyền thống của người Việt.
Nếu các gia đình đã có ban thờ thổ công thì không nhất thiết phải lập thêm ban thần tài. Tuy nhiên, với các cửa hàng, văn phòng hoặc nhà đi thuê - không có ban thổ công thì thờ thần tài rất tốt.
Vì sao lại thờ Thần tài và Thổ địa chung?
Theo giân gian, Thần tài là vị thần cai quản tiền tài, vàng bạc còn Thổ địa (Ông địa) được xem là vị thần hộ mệnh, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ cho mùa màng tươi tốt, con người và cả gia súc. Một vị gắn liền với đời sống kinh tế, buôn bán; một vị mang đặc trưng của kinh tế nhà nông.
Vì thế, hai vị thần thường được thờ cúng chung với nhau và việc thờ cúng cũng được thực hiện quanh năm. Tuy nhiên, việc cúng lễ hai vị thần này được coi trọng hơn cả là vào ngày Thần tài về trời (10 tháng Giêng âm lịch hàng năm).
Ban thờ thần tài thổ địa hàng ngày, luôn có hoa tươi quả tốt
Mâm ngũ quả bàn thờ Thần tài gồm những gì ?
Cũng giống như mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên thì anh/ chị các bạn cũng có thể sử dụng mâm ngũ quả trên bàn thờ Thần tài – thổ địa tương tự như sau:
- - Lê (hay mật phụ): là quả có vị ngọt thanh, thờ cúng với ý nghĩa làm việc gì cũng suôn sẻ, trơn tru.
- - Đào: Thể hiện sự may mắn, thăng tiến.
- - Lựu: Có nhiều hạt bên trong tượng trưng cho ý nghĩa về gia đình sung túc, con đàn cháu đống.
- - Quả phật thủ: với đặc điểm khá giống bàn tay Đức phật, luôn chở che cho con người được bình an vượt qua mọi sóng gió trong cuộc sống
- - Táo: với ý nghĩa là giàu sang phú quý – thịnh vượng
- - Hồng, quýt: là 2 quả tượng trưng cho sự phát triển thành đạt
- - Na (tên khác là mãng cầu): tượng trưng cho chữ cầu với ý nghĩa cầu được mong muốn, ước mong.
- - Thanh long (rồng mây hội tụ xung quanh) với mong muốn thể hiện phát tài phát lộc
- - Nải chuối xanh với thể bàn tay ngửa : ý nghĩa may mắn, bao bọc, chở che.
- - Quả trứng gà (trong nam gọi tên khác là Lê-ki-ma): lộc trời.
- - Bưởi, dưa hấu: biểu tượng căng tròn, mát lành hứa hẹn mang tới ngọt ngào, may mắn.
- - Sung : biểu tượng cho sự sung mãn may mắn
- - Đu đủ: tượng trưng cho chữ đủ mang tới thịnh vượng đủ đầy
- - Xoài có âm na ná như “xài”: mong cầu cho việc tiêu xài không thiếu thốn
Ban thờ thần tài thổ địa hàng ngày, luôn có hoa tươi quả tốt
Cách bày trí mâm ngũ quả bàn thờ Thần tài – Thổ địa ngày Tết như thế nào?
- Với các ban thờ Thần tài – thổ địa kích thước nhỏ thì khi không thể đặt được mâm ngũ quả lên ban thờ, các bạn hãy đặt mâm ngũ quả ở dưới đất, chính giữa và sát với khám thờ Thần tài – thổ địa.
- Với những ban thờ to và rộng, chúng ta hoàn toàn có thể đặt mâm ngũ quả của ban thần tài lên ban gọn gàng và nghiêm chỉnh.
Ban thờ thần tài thổ địa hàng ngày, luôn có hoa tươi quả tốt
Top 4 điều cần nhớ khi lập ban thờ thần Tài - Ông Địa
Sạch sẽ, sáng sủa, thơm mát:
Tuy thờ cúng, bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho ban thờ luôn gọn gàng sạch sẽ, không để tàn hương rơi vãi lung tung.
Các bạn có thể tắm rửa thường xuyên cho tượng bằng nước sạch, vd khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Có nhiều bạn làm vậy thấy rất linh diệu
Nên cúng đồ ngọt
Khi cúng Thần Tài - Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt. Thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi….
Nếu ở TP HCM, nên mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài - Ông Địa, người ta làm sẵn cả một bộ, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương - Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt). Loại tiền này không bán ở miền Bắc.
Cách thắp nhang ở ban thần tài
Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần.
- Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang.
- Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang.
- Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập.
- Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất tốt.
Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
Hoa quả trên ban phải tươi tốt
Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn. Nên thay hoa quả thường xuyên, tươi tốt để thêm may mắn.
Tamlinh.org