04/06/2021 11:47 View: 10642

Cách kêu gia tiên khi con HƯ hỏng, ngỗ ngược, không nghe lời?

Với cha mẹ, con cái luôn là tài sản vô giá và ai cũng muốn bảo vệ con mình, nuôi dạy trẻ thành người tử tế. Nhưng đôi khi, phương pháp giáo dục không phù hợp cộng với việc “cha mẹ sinh con trời sinh tính”, khiến thực tế không phải đứa trẻ nào cũng ngoan ngoãn, vâng lời. Nhiều đứa trẻ thậm chí đã trở nên hư hỏng. Vậy làm thế nào để con cái hư hỏng trở nên ngoan ngoãn? Con cái phá phách có phải do tâm linh? .. Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu. 

con cai hu hong

Duyên nghiệp giữa cha mẹ và con cái 

Vì sao đứa trẻ lại chỉ muốn đầu thai vào nhà bạn, mà không phải là đầu thai vào một gia đình nào khác? Phật nói rằng, nếu bạn và đứa trẻ không có bất kỳ mối nhân duyên nào thì chúng sẽ không tới nhận bạn làm cha mẹ. Trong 4 loại duyên phận của con cái với cha mẹ thì loại báo oán và đòi nợ sẽ rất dễ sinh ra những đứa con hư hỏng. 

Loại duyên thứ 2: Báo oán

Đời trước bạn và con của bạn là oan gia ngõ hẹp, đến chết cũng từ mặt không qua lại. Đời này con bạn sở dĩ sẽ đầu thai nhận bạn làm cha mẹ, là vì nó tới để báo oán, thậm chí là báo thù bạn.

Có thể bạn sẽ không tin. Làm gì có chuyện trẻ con tới báo thù?

Nếu bọn trẻ nhà bạn từ nhỏ đã không biết nghe lời, lớn hơn một chút, khi có chủ kiến của riêng mình lại chạy đi khắp nơi sinh chuyện thị phi, khiến tiền của bạn khánh kiệt, tan cửa nát nhà. Những đứa trẻ như vậy chính là tới báo oán.

Có lẽ bạn sẽ cho rằng đây là kết quả của việc giáo dục trẻ nhỏ không tốt. Những đứa trẻ không biết vâng lời bây giờ quá nhiều. Lẽ nào chúng đều tới để báo oán hay sao?

Điều này bạn cần phải tự hỏi bản thân mình  xem trong cuộc sống bạn vui vẻ làm việc thiện, vui vẻ bố thí nhiều hơn hay thường nghĩ cách chiếm lợi của người khác nhiều hơn, đối với tiền bạc, bạn có kỳ kèo thêm bớt hay không. Đạo lý chính là như vậy.

Loại duyên thứ 3: Đòi nợ

Đời trước bạn nợ tiền của con bạn còn chưa trả hết, thì đời này chúng sẽ tới đòi nợ bạn, đòi đủ rồi thì nó sẽ tự rời bỏ bạn mà đi. Bạn nợ càng nhiều thì chúng đòi bạn càng nhiều. Thông thường bạn nợ ít thì những đứa trẻ ấy sẽ rời bỏ bạn khi mới 3, 4 tuổi vì một lý do nào đó như ốm đau, tai nạn. Nếu bạn nợ nhiều, thì đứa trẻ sẽ rời bỏ bạn khi nó được 11, 12 tuổi, thậm chí là khi vừa mới tốt nghiệp đại học xong, khiến bạn đau khổ không thiết sống trên cõi đời này nữa.

Để loại trừ các vấn đề về tâm linh, cha mẹ cũng có thể kêu cầu gia tiên và hãy làm thật nhiều việc thiện, không ngừng làm tấm gương sáng để con cái nhìn theo và học tập. 

Kêu cầu gia tiên để tránh những chếch lệch về phần âm

Văn khấn thổ công, gia tiên khi con hư hỏng, ngỗ ngược:

Con nam mô a di Đà Phật ( 3 lần, 3 lễ)

Con xin kính lạy:
Hoàng Thiên, hậu thổ, Chư vị tôn thần (1 lễ)
Ngài đương cái Thái tuế.... Vương Hành khiển, chí Đức tôn thần (1 lễ)
Bản cảnh thành hoàng đương xứ đại vương
Bản xứ thổ địa
Định phúc táo Quân,
Đông Trù Tư mệnh, phúc đức chính thần
Ngũ phương long mạch tiếp dẫn tài thần
Thần linh, Chúa đất, tiền hậu địa chủ, cùng các chư vị cai quản nơi này (1 lễ )

Con xin kính lạy:
Hội đồng gia tiên họ.. ( 1 lễ)
Cao tằng tổ khảo
Cao tằng tổ tỷ
Bá, thúc, huynh, đệ
Cô di, tỷ muội ....(1 lễ)

Con xin kính lạy:
Hội đồng bà cô, ông mãnh (1 lễ)
Bà cô, ông mãnh tổ, Cửu Huyền thất tổ
Các các bà cô, ông mãnh, các chi, các phái, các ngành, cùng cô cậu bé đỏ tại gia (1 lễ)
..........
Hôm nay ngày... Tháng.... Năm...
Con ( chúng con) là... ..tuổi...
Thành Tâm tu lễ.... Huơng hoa, .....
Thắp nén nhang thơm, quỳ trước bàn thờ gia tiên, tiền tổ, kính xin hội đồng thổ công, hội đồng gia tiên dẫn lối, Chỉ đường cho chúng con...con xin một việc như sau 

Nhớ các cụ đã dạy câu

Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư

Nay cháu...... Tuổi....
Mải chơi hư đốn, không chịu nghe lời khuyên bảo của cha mẹ, thầy cô, đã có những biểu hiện hư đốn, như.....

Nay cháu cũng là con là cháu các cụ.... Là người Trần mắt thịt, còn ăn chưa sạch, còn bạch chưa thông, sơ tâm, lầm lỗi vẫn còn, chưa biết đường mà lội, biết lối mà tu....

Hoặc giả động địa nơi đâu, hoặc còn sai sót với cụ nào cúi xin được gia ân phù hộ

Xin hội đồng thổ công, hội đồng gia tiên, bà cô ông mãnh dẫn lỗi chỉ đường cho con, khai thông, khai sáng....xếp nết, bảo ban, dạy dỗ cho cháu.....

Cho cháu được yên bản thân, mát bản mệnh, cho gia đình được trên thuận dưới hòa, trên bảo dưới nghe, trên đe dưới sợ

Cho cháu.... Được gặp chúng gặp bạn, gặp vạn sự lành, gặp ông có Đức, gặp bà có Nhân.... Ngoan ngoãn, biết vâng nghe lời cha mẹ, thầy cô, để sau này thành người có ích cho xã hội, thành đứa con hiếu thảo với cha mẹ, tôn kính với tổ tiên (muốn gì thì xin thêm nữa)

...Nay con Chẳng biết nói chi, chẳng biết nói gì... Chỉ biết giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám....

Con Nam mô a di Đà Phật ( 3 lần 3 lễ )

Tại sao con hư hỏng?

Trước khi đổ lỗi cho con, hãy xem các nguyên nhân khiến trẻ trở nên hư hỏng 

  • Thiếu sự quan tâm từ các bậc cha mẹ: Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc con cái trở nên hư hỏng. Những đứa trẻ sinh ra luôn cần nhận được sự quan tâm từ những người sinh ra chúng. Cha mẹ là người tiếp xúc, gần gũi hằng ngày với trẻ. Hơn nữa, con cái luôn mong muốn được chia sẻ, tâm sự những điều trong cuộc sống với cha mẹ. Vì vậy, việc thiếu sự quan tâm từ cha mẹ sẽ làm cho cảm xúc của con cái trở nên tiêu cực. Dần dần, khi gặp phải những tác động xấu từ bên ngoài xã hội, trẻ sẽ dễ trở nên hư hỏng.
  • Sự quan tâm quá nghiêm khắc từ các bậc cha mẹ: Việc quan tâm quá mức, kiểm soát chặt chẽ và độc đoán từ các bậc cha mẹ cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc con cái hư hỏng. Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ ở tuổi thiếu niên, luôn có tâm lí được làm những điều mình thích, làm chủ cuộc sống. Những bậc phụ huynh lại luôn sợ con cái dễ sa ngã, bị ảnh hưởng tiêu cực nên quan tâm chúng quá mức, khiến chúng cảm thấy cuộc sống ngột ngạt, bức bối. Vì vậy chúng sẽ tìm cách thoát ra khỏi sự kiểm soát của cha mẹ. Tâm lí những đứa trẻ ấy sẽ dễ trở nên “nổi loạn” và đi theo hướng tiêu cực, trở nên hư hỏng.
  • Sự nuông chiều con cái của các bậc cha mẹ: Cha mẹ thương yêu, chiều chuộng con cái là điều dễ hiểu. nhưng việc nuông chiều trẻ quá mức sẽ làm cho trẻ sinh ra tâm lý muốn gì được nấy. dần dần trẻ sẽ dựa dẫm vào cha mẹ, thiếu tính tự lập trong cuộc sống. Ngoài ra, việc nuông chiều, dỗ dành trẻ bằng cách cho trẻ xem TV, điện thoại quá nhiều một cách không có chọn lọc, trẻ ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ làm chúng tập nhiễm các hình ảnh bạo lực, hành động tràn lan trên internet. Điều này sẽ dễ hình thành tâm lý bạo lực trong trẻ em một cách vô thức.
  • Ảnh hưởng trực tiếp từ suy nghĩ, lối sống của cha mẹ: Trẻ em không tự dưng sinh ra đã trở nên hư hỏng. Nếu trẻ em được sinh ra trong một gia đình chỉ toàn tiếng chửi rủa, dùng đòn roi để dạy dỗ hay dính vào các tệ nạn xã hội thì việc con cái lớn lên hư hỏng là một điều dễ hiểu. Một trường hợp khác, nhiều bậc phụ huynh hay so sánh con mình với “con nhà người ta” như một cách để dạy chúng. Nhưng việc làm này rất dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực đối với trẻ. Chúng sẽ hình thành suy nghĩ trong đầu rằng mình thấp kém, không bằng người khác. Lúc này, nếu trẻ có suy nghĩ tiêu cực, chúng sẽ chọn cách buông xuôi và dễ dàng trở nên hư hỏng.
  • Kết giao với bạn bè xấu: Con cái chịu ảnh hưởng lớn nhất là từ cha mẹ, sau đó là bạn bè. Khi bắt đầu đi học, chúng sẽ giao tiếp nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè. Đặc biệt những người bạn thân thiết của trẻ sẽ dễ ảnh hưởng tính cách lẫn nhau. Nếu bạn bè của trẻ có tính cách hung hăng, bạo lực, trẻ cũng sẽ dễ bị học theo hoặc ngược lại sẽ trở nên nhút nhát, sợ sệt.
  • Bản thân trẻ: Đôi khi, việc trẻ tiếp xúc với những thứ tiêu cực của xã hội thông qua internet hay cách hành xử của những người xung quanh khiến trẻ trở nên nóng nảy, bạo lực, ích kỉ. Khi đó, trẻ đã trở nên lệch lạc trong suy nghĩ, thậm chí còn lôi kéo bạn bè xung quanh.
  • Biến cố trong cuộc sống ảnh hưởng đến tâm lý trẻ: Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của con người. Chính vì vậy, nếu trẻ có tâm lý không tốt, nhiều suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến hàn vi xấu, trở nên hư hỏng. Các biến cố có thể gặp trong cuộc sống như cha mẹ li hôn, trẻ sinh ra không có đầy đủ cha lẫn mẹ, bị bạn bè chê bai về ngoại hình, thầy cô thiên vị các em học sinh,… đều ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ em.

Con cái hư phải làm sao?

Cha mẹ nên xem lại cách giáo dục con cái của mình

  • Dành sự quan tâm đúng mức cho con cái: Hãy dành cho con bạn sự quan tâm đúng mực. Bạn không thể thờ ơ với con cái, nhưng cũng đừng nên cho trẻ thấy bạn đang quan tâm quá mức khiến chúng cảm thấy gò bó, ngột ngạt, bị kiểm soát quá chặt. Hãy quan tâm trẻ một cách khéo léo để chúng cảm nhận được tình yêu của cha mẹ dành cho chúng. Không nên quá nuông chiều con cái, hãy để trẻ có thể tự lập, không dựa dẫm vào cha mẹ.
  • Lắng nghe, quan sát con cái: Mỗi giai đoạn, trẻ em đều có những tâm lý khác nhau. Hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn, để con bạn có thể tâm sự mọi thứ trong cuộc sống. Từ đó, bạn sẽ gần gũi với con cái hơn, dễ dàng nắm bắt tâm lý cũng như có sự điều chỉnh hành vi cho bé kịp thời.
  • Cha mẹ hay là tấm gương sống cho trẻ noi theo: Cách học nhanh nhất chính là bắt chước. Đó cũng chính là bản năng ngay từ khi sinh ra của mỗi con người. Vì vậy con cái sẽ dễ bắt chước theo hành vi của cha mẹ. Hãy là tấm gương sống tốt đẹp để trẻ tự học theo. Đây chính là chìa khóa để cha mẹ dạy con theo cách họ muốn.
  • Tạo môi trường lành mạnh để trẻ học tập, vui chơi: Khi con có nhiều bạn bè hơn, hãy quan sát bạn bè của con bạn và cả hành vi của bé khi chơi với bạn bè. Nếu bạn bè của bé có tâm lý tiêu cực, hãy tách bé ra một cách khéo léo bằng cách đưa chúng đi nơi khác chơi, tạo thêm nhiều bạn bè mới để chúng quên đi bạn bè cũ. Hoặc nếu bản thân trẻ đang có xu hướng hành vi tiêu cực, hãy nghiêm khắc để trẻ nhận ra sai lầm của bản thân.
  • Nhờ người giám sát quản lý con cái nếu bạn bận rộn: Hãy nhờ dịch vụ quản lý giám sát con cái nếu bạn là người bận rộn với công việc để  biết những sự việc đang xảy ra xung quanh cuộc sống của con và ngăn chặn kịp thời nếu có những sự việc tiêu cực tác động lên con bạn.

Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình

Vẫn biết chúng ta là những người yêu thương con cái nhất, vẫn biết rằng chúng ta đều đang cố gắng đem đến những điều tốt nhất cho con. Nhưng đừng bao giờ vì điều đó mà cho rằng ta có quyền quát mắng con trẻ, đừng bao giờ cho rằng cách dạy con của mình là hoàn toàn đúng đắn, bởi chúng ta đều đang học cách làm cha mẹ mà thôi!

Cách tốt nhất dạy trẻ em làm sao thực hiện một lối sống đạo đức là gì?

Ngài bảo: "Ở tuổi ấy, những gì bạn bảo chúng làm chẳng có gì quan trọng. Chúng sẽ nhìn và bắt trước bạn; chúng sẽ làm những gì bạn làm, và do đó bạn phải đối mặt với một công việc khó khăn nhất - chính bạn phải đạo đức."

Xin trích lại thông điệp rất hay từ Đức Đạt-lai Lạt-ma trong chương 14, Năng Đoạn Kim Cương.