04/06/2021 11:33 View: 11644

Chết là hết: Điều này có đúng không?

Chết có phải là đã hết? Đằng sau cái chết là gì? Tại sao nhiều người nói "chết không phải là đã hết?" Vậy điều này đúng hay sai? Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu nhé.

chet la het

Tản mạn về sự nhầm lẫn và không khách quan trong tư duy của một bộ phận không nhỏ người có kiến thức nền không vững, khi tiếp xúc với vấn đề "tâm linh". Cần làm rõ các khái niệm: Nơi tập kết của các linh hồn sau khi chết, các tôn giáo, các quan niệm của các tôn giáo về đời sống sau khi chết, quan niệm của người Việt.

Trước hết, cơ sở để làm quen với kiểu tư duy "Chết chưa phải là hết" đã.

  • Chết là hết thở, là dạng dừng sống của một cơ thể sinh học. Điều này có thể nhìn thấy bằng các giác quan thông thường của con người, tất nhiên rồi.
  • Phần hồn, cái phần mà ta hay nói tới, mà không thấy được, chỉ cảm nhận được bằng Uẩn giác ( suy nghĩ) ấy, nó có chết theo xác sinh học hay không? Cần tách bạch rõ ràng phần xác và phần hồn ra để nghiền ngẫm.

Trước hết, là phần xác. Khi một sinh vật tắt thở, là đã chết về mặt sinh học. Điều này là tất nhiên, không thay đổi được. Chết là chết, ta nhắm mắt xuôi tay và ngự đâu đó trong lòng đất, thân xác tan ra thành cát bụi. Sinh ra từ cát bụi, chết lại về cát bụi, đó là chân lý, không thay đổi được.

Có những trường hợp ngoại lệ, thân xác không tan biến như thường thấy, mà trở thành thứ vật chất kì lạ. Phải, tôi đang nói tới các Xác còn nguyên của các thiền sư, xá lợi, hoặc các xác được ướp để còn nguyên, như ở Ai Cập, như "tượng" thiền sư Vũ Khắc Minh cà Vũ Khắc Trường ở chùa Đậu, Việt Nam. Các xá lợi của Thân người lúc còn sống tu tập theo Phật Giáo, không phân huỷ hay bị đốt cháy ở nhiệt độ cao, gần nhất là trái tim xá lợi của Bồ Tát Thích Quảng Đức, hay các xá lợi Phật ở chùa Thắng Nghiêm ( Khúc Thuỷ, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây cũ), chùa Hưng Kí ( Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chứ chưa cần nói tới Xá lợi Thái, Tàu, Ấn Độ... Những dạng vật chất ấy, là vật chất đơn thuần, không còn là nơi chứa Hồn nữa. Nó tồn tại trong tinh thần của người khác, khi người ta "nhớ" đến. Về mặt vật chất, chết là mất xác, không thể sống lại hay sống tiếp. Triết học, kể cả Duy Vật lẫn Duy Tâm đều công nhận việc này.

Thực ra, các bạn cần hiểu rõ, thế nào là Triết học cái đã. Như tôi đã trình bày ở trước, không thể tách rời Duy Tâm hay Duy Vật một cách thô sơ, thuần tuý khi dùng Triết học để nhận định, đánh giá và khảo nghiệm một sự vật, hiện tượng, sự việc cụ thể. Đừng lầm lẫn và đồng nhất Khoa học với các tư tưởng triết học về Xã Hội. Khoa học đứng riêng rẽ, là một bộ phận riêng biệt dùng để nhận thức thế giới. Cũng đừng lạm từ Khoa học khi không hiểu rõ nghĩa. Cùng là sự chết, khoa học xã hội có cách tiếp cận khác khoa học tự nhiên. Trước đây, khoa học khẳng định chết là hết. Giờ đây, khoa học đã thay đổi quan niệm, với các nghiên cứu về "hạt", về lượng tử, những dạng sóng, và "từ trường", nhưng tựu chung, chết là chết. Khoa học có nghiên cứu tiếp về "sau cái chết". 

Vậy có thể kết lại, cái chết về mặt sinh học là chấm dứt quá trình trao đổi chất, các phân tử xác thịt tan ra, giải trừ nhau, tách nhau ra, từ nhìn được bằng mắt thường cho đến lúc không nhìn được bằng mắt thường nữa, hoà vào không khí. Vậy là hết một đời sống. Quá trình phân huỷ đó tạo thành mùi. Kể cả bạn có là Vua, hay kẻ ăn mày, khi phân huỷ, xác bạn đều thối như nhau. Công bằng nhỉ. Nhưng bạn không nhìn thấy không khí, vậy không khí có thực ở đó không? 

Khoa học, là sản phẩm tuyệt vời mà loài người tạo ra để nghiên cứu thế giới. Nhưng, bình tĩnh lại, nghĩ thử, khoa học đến từ đâu? Phương Tây. Khoa học phát triển dựa trên nền móng của Triết học phương Tây, từ cổ đại. Triết học là khởi nguồn của tư duy, tư duy là động lực phát triển đời sống văn hoá, đời sống văn hoá thể hiện sự toàn diện quá trình sống của con người. Triết học Tây Phương và Đông Phương khác nhau. Tôi chọn ra hai đại diện nhé!

  • Phương tây, tôi chọn Heraclitus, với vai trò ông tổ của tư duy biện chứng, người có ảnh hưởng tới Plato, Aristotle, Heghel, Nietzsche... Tư duy biện chứng của ông phát triển dựa trên cơ sở "cảm giác và dùng lý trí để nhận thức chân lý".
  • Phương Đông, tôi chọn Đức Phật Thích Ca. Triết học Phương Tây thiên về các Triết thuyết, lý trí, khoa học, thực nghiệm. Triết học phương Đông minh triết, suy tưởng, trải nghiệm về các trạng thái ý thức... Tôi xin phép, không nói về vấn đề này nữa, xin mở một ý ngỏ để các bạn tư duy, tìm đọc về sự khác nhau giữa Phương Đông và Phương Tây, trong phạm vi triết học.

Dài dòng vậy, tôi muốn các bạn hãy hiểu, cần chủ động tách biệt tư duy khi nhìn nhận vấn đề. Thứ nhất, ta không thể nhìn một vấn đề thuộc về Ý thức theo cách của Vật chất. Khi tiến hành nghiên cứu về đời sống sau cái chết sinh học, khoa học thực nghiệm dừng lại ở mức độ Sóng, từ trường và các "hạt", phân tử rồi hạ phân tử, quark này nọ, rồi tới cả Hạt nhân, gia tốc lượng tử...cũng vẫn vấp phải các bức tường liên tiếp, không thể tiến lên. Vì chiều dương đó sẽ dẫn tới phá huỷ mọi thứ nếu không biết cách dung hoà giữa khoa học công nghệ và khoa học nhân văn.

Phương Tây, khoa học là Dương, Phương Đông, minh triết là Âm. Cái chết, là chấm dứt sự vận động đi lên tính Dương, lại bắt đầu sự đi xuống, hoà vào phía Âm. Tất nhiên, Âm tính như phương Đông, sẽ dẫn tới trì trệ và nặng về suy tưởng, ưa hoà mình vào tự nhiên, và thực sự châu Á đã bị bỏ xa trong các thế kỉ trước. Thiên niên kỉ mới này là Kỉ nguyên của Tâm linh, bởi sự tìm nhau giữa Khoa Học phương Tây và Minh Triết phương Đông. 

Tamlinh.org