04/06/2021 11:33 View: 77089

Âm binh là gì ? Âm binh có thật không ?

Âm binh là gì ? Âm binh có thật không ? Họ là ai? Khi nhắc đến Âm binh mọi người đều dè chừng & kinh hãi. Vậy Âm binh có đáng sợ ? ... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu những bí ẩn về Âm binh nhé.

Âm binh nghĩa là gì ?

Trong lịch sử, câu chuyện truyền thuyết Âm binh mở đường cho Diêm Vương đi tuần có lẽ là câu chuyện lâu đời nhất viết về âm binh.  Hoặc như lịch sử huyền thoại Trung Quốc, các binh lính chết trận của nhà Thương nhà Chu (âm binh) được về trời ...

  • Theo các vị Thần tiên phục vụ trên Trời, gọi là binh thiên hay thiên binh. Nhưng thực ra cứ ở cõi bên kia đều gọi là âm binh Cửa đình Thần Nam việt cũng vậy.
  • Theo Thánh Thiên phủ gọi là thiên binh hay Âm binh hay binh Thiên đều được. 

am binh va nhung dieu bi an dang sau

Âm binh có thực sự đáng sợ ?

Thiên hạ này nói chung cứ nghe thấy hai chữ "Âm binh" là lắc đầu lè lưỡi hoặc tìm cách lánh xa và sợ hãi.  Vì hai tiếng ấy thường gợi đến điều gì đó cực kỳ ghê gớm, ma quái, dị thường. Thậm chí là tai họa. 

Thế nhưng, người dân đâu biết rằng, không có Âm binh - sợ rằng họ không sống nổi. Nói chung, việc hai từ này bị hiểu nhầm tai hại khiến ai ai cũng cứ nghe đến nó là mọi người dị ứng và sợ hãi là không nên. 

Xét về nghĩa Hán Việt của “Âm binh”:

  • Âm: Cõi âm, thế giới âm, thế giới bên kia hay thế giới người chết…Nếu dịch sát nghĩa của hai từ này ghép lại, thì “âm binh” có nghĩa là: Binh lính, binh sĩ của cõi âm, của thế giới âm .... người đã khuất.
  • Binh lính, binh sĩ trong quân đội: " Những người được huấn luyện dành cho chiến tranh, bảo vệ đất nước làng xóm .... Thực thi pháp luật..." Âm binh cũng có nhiều toán binh nhiều loại.

Như vậy, ta đã biết được nghĩa của hai từ Âm binh. 

Âm binh đã có từ rất lâu đời

Trước nhất, đã là binh lính thì phải: 

  • Được huấn luyện, có kỷ luật.
  • Chịu sự chế tài đặc biệt
  • Tuân thủ theo quy định của các đội binh lính
  • Chịu sự chỉ huy trực tiếp của cấp trên.  
  • Và luôn tuân thủ theo điều luật của cửa đình Thần và cửa nhà Trần Nam Việt

Âm Binh có nhiều loại: "Các đội, các cơ ". Mỗi loại lại có cơ cấu phân cấp và năng lực cũng như những chức năng riêng biệt.  Trong quá trình tìm hiểu tâm linh, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Tam Tứ Phủ ta cũng bắt gặp rất nhiều tài liệu nói về âm binh. VD như sau: 

  • Trong câu hát văn hầu Quan lớn Tuần Tranh có đoạn: "Quyền ngài cai quản tướng Âm binh nhà Trời " hay "Thiên binh nhà trời ".
  • Hoặc trong hịch sai văn Nhà Trần cũng có đoạn: "Lệnh sai văn võ đôi hàng, thiên tiên lực sỹ, vạn vạn hùng binh, âm binh các đội các cơ...Lập thành chỉnh túc thủy bộ chư dinh, binh trận bố giáp... Tróc phọc bắt nhốt tà tinh ...."
  • Hoặc trong khoa khao luyện quan tướng (khao luyện quan bản đền ) cũng có câu: "Lệnh sai quan tướng đáo lai hộ trì, lệnh sai hành các đội các cơ thiên tiên lực sỹ vạn vạn tinh binh ....trấn đàn duyên..... 
  • Hoặc một số câu văn như: "lệnh sai thủy bộ đôi hàng ....

Vậy có nghĩa, Âm binh có rất nhiều và chủ đạo làm việc theo lệnh của nhà Thánh. Phần trên ta có thể gọi là Binh nhà Thánh quản lý. (binh trung ương). Bao gồm: 

Binh thiên, binh thủy, binh bộ, binh nhạc, binh cơ động, binh trấn giữ các nơi, binh thực thi luật lệ ....

Binh lính này Thường khi còn sống, lúc sinh thời cũng là những người lính vũ trang (quân đội và nha dịch " như kiểu công an và cán bộ bây giờ " ). Những người anh dũng và tài năng liêm chính (hoặc tu đạo ) hết lòng và chấp nhận hi sinh vì nước vì dân.

Âm binh, họ là ai?

Đa phần họ đều là những người có công với nước, những liệt sỹ anh dũng hi sinh vì dân tộc qua nhiều đời, những người con ưu tú tài năng sống đầy lòng bao dung vị tha và trách nhiệm với dân tộc này của các mặt trong xã hội. Chết được nhà Thánh chiêu về cho phục vụ ở các đội, các cơ. Phụ trách các công việc bảo vệ đất nước xóm làng.....Cửa đình thần Nam Việt.

bua chu, am binh

Binh trấn là gì?

Ngoài những đội cơ trực tiếp nhà Thánh quản lý, trong phần trên có phần gọi là binh trấn. Binh trấn được chia làm nhiều loại, có thể gọi là binh địa phương cũng được. 

  • Binh của Thành Hoàng lý vực cai quản 
  • Binh của thành Hoàng bản cảnh
  • Binh của thành hoàng làng
  • Binh của thổ địa .......
  • Binh của bản đền bản phủ bản tự bản từ (đền công đình công) ....

Họ chủ yếu làm công việc bảo vệ tuần tra và trị an phần âm.

Gia binh và nô binh là gì?

Ngoài ra còn có một loại binh nữa gọi là: Gia binh. Thấp hơn gọi là gia binh và gia nô binh.  Binh này là binh riêng của một số Thầy có Đạo hay hành pháp sự, tu theo cửa nhà Trần hay cửa Tứ Phủ. Những binh này chủ yếu bảo vệ điện thờ tư gia hay giúp việc cho Thầy làm pháp sự.
Hoặc các dòng nuôi ma xó ma then ..... của người dân tộc (việc xuất phát của binh này từ xa xưa: cũng như trò chơi thời trẻ ta hay chơi như trò ma lon ma bát hay trò ngón tay khênh người.... Ai làm thầy mà không muốn có phần âm hỗ trợ trực tiếp) 

Trong hát văn tứ Phủ có đoạn văn của Bà chúa Thượng Ngàn Lê mại Đại Vương như sau.
"Quyền chúa bà cai ba sáu cửa ngàn sơn tinh các động hổ lang về chầu...
Chúa Bà luyện Quân bằng lá luyện phép bằng Môi .
...."
Trong dòng đồng nhà Trần và các dòng đồng tứ phủ, trước đây có đến 95% các dòng đồng lập tĩnh luyện quân. Thường các cụ là các Con Đồng Nhà Thánh Cũ, là những người làm pháp sự ... Đa phần họ đều được các Thầy truyền đạo dậy phép lập tĩnh để thờ và nuôi luyện Âm binh. Họ thường học các Pháp thu nhận và luyện binh của các dòng Đồng.

Những đạo quân và âm binh này là do họ đi mời - chiêu- hay bắt về luyện và sử dụng trong khi hành đạo và thường là ở những điện tư gia.  Binh này khi các cụ đã luyện là buộc phải lập danh sách đăng bạ với cửa đình Thần hay cửa Nhà Trần, danh sách gia binh hay gia nô binh.

Tác dụng của Âm binh

Đối với những vị thầy xưa, âm binh là phương tiện nhanh chóng và đắc lực nhất để thực hiện công việc tức thì. Âm binh làm việc theo lệnh của thầy, tìm rõ căn nguyên.... Giúp đỡ nhanh chóng người dương và chống lại người âm là các vong tà .... Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, binh được cúng lễ đàng hoàng như lính. Được tướng khao thưởng ngày xưa. Lễ vật cúng khao binh từ đơn giản là muối gạo, bỏng nổ, cháo hoa cho đến long trọng với đủ thịt, cá, trái cây, rau quả…

Thời xa xưa, các thầy 90% là nuôi âm binh. Kể cả pháp sư, và Thầy chùa 

Thủ tục nuôi âm binh

Khi bắt đầu lập tĩnh, phải có đàn lễ đăng bạ nhà Thánh. "Theo cơ cánh dòng tổ thờ cửa nào, sẽ cử người xuống quản lý và dẫn dắt luyện Âm hộ các toán binh này. Những vị được cử xuống để huấn luyện âm là các Hành sai Quan tướng của Nhà Thánh cắt cử. Gọi là các quan bản đền bản điện.

Thậm chí, người thủ nhang tu tập có học, đạo pháp cao dầy còn được ân duyên của Nhà Thánh, được nhà Thánh cấp thiên binh ( Âm binh ) của chư Thánh Thờ chính cung làm bản bộ, hỗ trợ giúp việc trực tiếp.  

Còn luyện thuần để sai khiến thì chính người thủ nhang lập tĩnh sử dụng phải tự luyện.  Binh này thường được chia làm vài loại, tùy căn cơ và quả đạo của người luyện. 

Ngàn xưa thuật phù thủy của dân bách việt việc thờ Âm binh không có gì xấu .. Các Bậc Sư tổ truyền lại các phép lập binh bố trận luyện khao....hay các pháp sa man cổ như ...sát phỉ, sát lỉ, sát sa, dắt ra, sà tụ, sát rú.... chủ yếu là để trục vong, bắt tà, trị bệnh, trị thủy, cầu an, cầu mưa…

Các loại Âm binh

A: Binh tổ, binh các cụ, binh nối gót công khanh nghiệp đạo

Có người thì bản thân có binh tổ (binh của các cụ gia tiên có đạo hay trưởng dòng đồng có sẵn chỉ việc kế thừa lại). Là âm binh, nhưng không phải của mấy ông thầy chiêu mộ mà có được, mà là binh của chư vị tổ sư của các đời trước. Hoặc những vị có gia tiên là quan là tướng quân, khi sống có ngai vị có quân lính theo hầu hay theo đi đánh trận ..... Lúc thác thì họ cũng theo về (gọi là binh các cụ, binh nối gót công khanh nghiệp đạo)

B: Binh tự chiêu 

  • Là do đi chiêu mộ về. Những vong hồn không nơi hương khói, chết đường chết chợ, ..... Hoặc những người chết do chiến tranh ,.... 
  • Là do đi bắt về: Trường hợp này là khi người thầy thấy những vong đó có năng lực nên bắt về để huấn luyện sử dụng. Hoặc vong những người tác yêu tác quái cũng bắt về rồi dùng đạo pháp cảm hóa hoặc hàng phục dần dần ....
  • Là do binh tự theo vào: Trường hợp này thường do quả hay nghiệp của người thầy và ngôi điện thờ. Các vong khi trên đường hành đạo tự theo vào. 

C: Binh địa tự chú

  • Loại binh này có sẵn trên đất lập tĩnh điện thờ. Về bản chất, họ là một toán tập hợp những vong linh không nơi hương khói và tụ tập với nhau ở đó. Khi người thầy lập tĩnh đàn điện thờ ở đất đó họ tự theo vào.
  • Cũng có trường hợp nhóm vong đó cố tình (" cơ ") thúc đẩy, để các con đồng lập điện cho họ có chỗ trú, trộm tín ngưỡng của bách gia. Loại này thường dẫn con đồng đến với đồng thầy vô đạo nhờ mở phủ và dẫn đạo. 

Còn nếu như người lập điện hay người Thầy có Đạo, họ sẽ thường lựa chọn: Các vong loại này cho theo vào để sử dụng hay không cho phép theo vào. Tùy từng hoàn cảnh, thậm chí nếu như phải nhận chỉ nhận vài vong còn đuổi đi sạch. 

Lưu ý các thầy :

  • Trong những toán binh đó kiểu gì cũng có người cầm đầu. Thậm chí, trong những vong kiểu này có một số vong đã có pháp lực thần thông (có tà và cũng có chính). Họ bám theo con đồng, buộc con đồng lập điện và lừa lấy khế ước âm với con đồng (vong cộng sinh).
  • Họ ban cho người lập điện một số năng lực nhất định về âm dương (thường là soi bói cấp thấp ...) để dẫn dắt bách gia đến làm lễ, trộm ngưỡng lực nguyện lực.....

Loại này, khi người lập điện bị khế ước hay làm bừa và trái đạo dẫn đến hết phúc quả, sẽ bị vong khế ước bỏ rơi và sẽ có kết cục rất cực khổ.

Thường thì các Thầy xưa kia lập điện sẽ điều chỉnh và xử lý rốt ráo loại binh này. Còn nếu người thờ điện mà không biết trong đất lập điện có loại binh này (hoặc có vong có pháp vực thần thông , bám theo con đồng dẫn dắt khế ước). Khi đó mà người thờ hay các quan thầy lập tĩnh điện cho đồng con mà không biết thì cực rắc rối và rất nhiều hệ lụy. Vì thế, trước khi lập tĩnh điện hoặc nơi thờ cúng nhà Thánh phải hết sức lưu ý việc này. Nó sẽ phản khách vi chủ ngay.

D: Binh tự tìm đến

Đây là loại binh phức tạp nhất hiện nay. Trước đây, các thầy đều là những người trước khi lập điện phải học hành tu tập rất công phu, tôn sư trọng đạo. Họ trước khi lập điện đã là những người nhất nhất như sơn, tâm không tà vấy, trên tôn việc Thánh dưới gánh việc trần. Dù có một số dòng đồng không biết phép lập tĩnh, điểm linh hạ ban nhưng họ cũng không bị những binh này ảnh hưởng.

Bây giờ thì loạn...

  • ĐỪNG NGHĨ MÌNH LẬP ĐIỆN KHÔNG THỜ ÂM BINH MÀ TRONG ĐIỆN CỦA MÌNH KHÔNG CÓ VONG TÀ (""ÂM BINH .""")
  • HAY TÔI RA ĐỒNG NHƯNG KHÔNG LẬP ĐIỆN MÀ VẪN HÀNH ĐẠO LÀ KHÔNG CÓ VONG TÀ THEO. (" ÂM BINH THEO ")

Trừ người tu tập và có đạo Hạnh cao dầy, họ có điện nhưng không cần lập tĩnh thờ Âm Binh ....mà vẫn hành đạo cứu độ bách gia được là có thể: điểm hóa hoặc xua đuổi được loại vong tà ... chúng. 

Còn đâu thì 90% cứ ra đồng là đạo khảo ma tà theo.

Các cụ có câu: "Vật Đồng Tất Tụ "

  • Tâm chính đạo vì bách gia thì vong tà hay binh tà không bao giờ dám xâm phạm đến tĩnh đường điện đài (hay mệnh đồng)
  • Nhưng tâm ma tà, không tuân thủ chữ Đức lại chuyên lừa lọc đơm sai, không vì Đạo và vì Thánh đức thì Ắt sẽ tự chiêu ma tà đến mà không biết (thánh mà tha ma sẽ đến).

Bản thân của người làm thầy hành đạo, hoặc lập tĩnh thờ Thánh nếu anh không thật tâm thật tính thật lính thật đồng. Lấy chữ Thánh Đạo và Thủ Đức thì dù ngôi điện trước đó các thầy lập giúp, có trong sạch hay có linh thiêng đến đâu cũng dần dần bị tà xâm chiếm. 

Ăn lộc gia tiên mà không tu trọn đạo

Còn một loại nữa, ra Đồng lập tĩnh điện hay không lập tĩnh điện, không chịu tu học mà ngu si (loại này tôi ghét nhất): Đó là gia tiên thương xót mà phải bị buộc gia tiên dòng họ làm âm binh cho con cháu mình (loại này mới là cái quân một người làm tám người chịu)

  • Tu học không chịu tu học nhưng thích làm thầy .
  • Đã không có đạo và không học hành tu tập đến nơi đến chốn nhưng lại hay nhận lời làm bừa làm ẩu. Hay đơm sai vì tiền vì danh làm bừa làm ẩu dẫn đến hệ lụy. 

Ví dụ : 

  • Một người non bóng non đạo nhưng thích tiền và oai danh nên tự nhận, mình không gì không thể làm được. Từ cúng lễ, bói toán lung tung đơm sai.... khi có Bách gia đến nhờ....VD:
  • Một người bị vong báo oán sinh đủ thứ chuyện, cơ đủ kiểu.... đến anh lại phán Nợ mã tam tứ phủ phải trả ....
  • Hay một người bị hạn trong số mệnh đến anh lại xui họ làm lễ nọ lễ kia ...vô bổ tốn kém ....
  • Hay một người bị trùng tang chẳng hạn, đến anh lấy một đống tiền ... Nhưng đạo không có, cúng lễ cũng bằng không, làm cũng như không làm ....

Tất cả đều dẫn đến gia tiên gia chủ họ oán trách. Anh lừa người trần, sao lừa được người âm. Gia tiên họ thấy con cháu mình mất tiền nhiều và không được việc ... Thậm chí mất thời gian và cơ hội để nhờ Thầy khác xử lý.... Họ kéo đến điện thờ của anh, gia trung của anh mà bắt vạ ....Tự nhiên gia tiên nhà anh, do thương xót hay cũng tà tính...lại phải ra can thiệp.... Thậm chí còn vì bảo vệ anh mà sinh ra xung đột phần âm với nhà gia chủ ....

Hay là một số người có đồng nhưng không chịu tu tập, tham danh tham tiền.... cậy phúc cậy quả của gia tiên của kiếp trước..... làm bừa. Gia tiên nhà anh toàn là phải đi hót phân do anh ỉa ra.

Khối gia tiên chỉ hi vọng bảo vệ hộ đạo để con cháu tu tốt lên, nhưng tu thì không chịu tu làm bừa bãi .... Đâm ra, họ không khác âm binh cho các đồng nhân kiểu này. Cho nên các cụ mới có câu: Không thầy đố mày làm nên. 

Thời đại tiền danh lên ngôi không quan tâm hậu quả. Bây giờ toàn cao thủ cả biết đâu đang mang gia tiên mình thành âm binh cho mình. 

Hiện nay số lượng đồng nhân hay số lượng các ngôi điện bị vong tà trả dạng âm binh chiếm đóng khế ước cộng sinh trộm phúc quả quá lớn. 
Và một số đồng nhân non bóng non đạo thích thể hiện tham danh lợi thích làm thầy thiên hạ để gia tiên đi hót phân làm âm binh thay mình cũng không thiếu. Vậy lên trước khi ra đồng hay lập điện hay làm việc gì đến phần âm phải cân nhắc kỹ. 

Tôi viết bài này chủ yếu để mọi người có cách nhìn nhận về âm binh và vong tà. Chớ đánh đồng. 

Nếu đã là Âm binh Thì Phải đăng bạ và chịu chế tài của nhà Thánh. Sau là phải làm việc tốt, đúng đạo và Thuận theo luật âm dương. Được các Thầy có đạo cảm hóa tu tập, tự xóa được dây trói nghiệp khi chết không người thờ cúng. Những âm binh này sẽ được độ siêu đi. Nếu tuân thủ và dầy công phục vụ tốt, đúng đạo cũng được siêu đi. Hoặc cao hơn nữa cũng được nhà Thánh thu về cho dưới trướng. 

Chứ không thể đánh đồng, vong nào cũng gọi là âm binh hết.

Âm binh: Con dao 2 lưỡi

Nhưng cũng cảnh cáo: Việc do người chiêu, sự do người làm, trần sao thì âm vậy, tâm sao thì tính thế. Dù là anh có đạo thì Âm binh cũng là con dao hai lưỡi.

Tâm tính chủ sao - Binh theo làm vậy

Anh dù thừa hưởng binh tổ để lại đã trải qua đăng bạ với nhà Thánh và nhiều đời huấn luyện (chứ không nói là binh anh chiêu, anh bắt, anh luyện hay họ theo vào .... Nhưng: Nếu tâm anh không thuận, chỉ dấy tà hay làm trái điều luật âm dương, vì tiền vì danh bất chấp tất cả. Thì bản chất âm binh họ cũng không phải là cao đạo.... họ cũng tà theo. Quen tính đôi khi họ còn tà nhanh hơn anh và thậm chí họ dẫn anh vào đường tà lúc nào không biết. Hệ quả thậm chí vỡ mệnh đồng, cao hơn còn là vỡ tĩnh điện không quản nổi binh. 

Anh cứ nghĩ, nếu anh là thủ trưởng mà tham ô ăn hối lộ đút lót làm sai ...... Họ có học theo anh không? và các thế lực vong tà khác có mượn chuyện này để lợi dụng anh không? Tất nhiên là có. 

Pháp môn kém cỏi - âm binh cũng yếu hèn 

Cũng có dòng Đồng pháp tổ thất truyền.... Hoặc pháp môn cóp nhặt .... kém .! Cũng nuôi cũng luyện.... gọi là Âm binh. Thực ra gọi là âm binh cho oách, chứ kỳ thực chỉ là một vài vong linh cô hồn vất vưởng không nơi nương tựa rồi bị lôi kéo và dụ dỗ về mà làm việc theo sự sai khiến của các ông thầy. 

Có khi chính họ lại bị bắt làm theo lệnh, khi thì làm theo để được hưởng chút lợi ích như là được cúng đồ ăn hay thức uống sau khi nhiệm vụ hoàn thành còn gọi là khao binh. Loại âm vong này thì không có sự huấn luyện, chỉ như bao nhiêu vong âm khác cho nên âm lực rất yếu, chúng chủ yếu chỉ có thể hù dọa, hay phá phách này nọ mà thôi. 

Nói về Âm binh: Đừng đem ra nhạo báng

Viết vậy để mọi người có cái nhìn đa chiều về âm binh. 

Đặc biệt chỉ khuyên ai tín Thánh có đồng có đạo trong đền công Nhà Thánh hay đình làng hay bất cứ nơi đâu: 

  • Đừng có chửi đổng giả hay nói về âm binh thì bớt mồm lại. Chớ vơ đũa cả nắm vì nơi đó cũng có các Đội quân mà gọi chung là Âm binh trú đóng. Họ giúp ngăn chặn vong tà, giữ gìn trật tự âm phần. Nên: Đôi khi nói quá lại bị vạ miệng, đến lúc có tà ra kêu nhờ họ họ không thèm để ý.
  • Ngoài ra, vài người hay ví von "âm binh”, mang một ý nghĩa: Chỉ những người đáng ghét,_hay mang tai họa hư hỏng chọc ngoáy...phá đám việc của người khác…Hoặc ví dụ: Nhìn cái mặt “âm binh” của nó là hôm nay hết bán buôn gì được rồi.... Những câu thế này cũng không mấy hay ho nên tôi khuyên các bạn không nên dùng từ này để nói về người khác.

Kết luận: 

Thực ra thì bản chất của Âm Binh là rất tốt. Dù binh Nhà Thánh hay gia binh, họ đều là những vị chấp hành quy định âm dương và công việc chủ yếu là giúp đỡ bách gia và bảo hộ dân tộc này. 

Nhưng riêng phần gia Nô binh thì không khác gì con dao hai lưỡi. Người sử dụng với mục đích hành đạo lấy tâm lấy đức làm đầu, lấy sự Thánh thiện làm tiêu chí, thì là một việc cực kì có Đức. Thậm chí tạo Phúc cho bản thân và dòng họ cũng như đường tu của mình.

Nhưng nếu lạm dụng và đặc biệt vi phạm nguyên tắc. Cao hơn nữa là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, động chạm vào nhân quả Âm dương thì không chỉ gây hại cho bản thân mà thậm chí con cháu dòng họ sau này đều phải chịu trách nhiệm.

Thậm chí nhiều đời không trả hết nghiệp của một người gây ra. 

 Thầy Trần 

(KHÔNG SAO CHÉP, DIỄN ĐỌC DƯỚI MỌI HÌNH THỨC)