Vận mệnh con người vốn dĩ được định sẵn từ khi sinh ra, nhưng nếu quyết tâm, người ta vẫn có thể thay đổi được vận mệnh của mình.
Một con người biết thay đổi vận mệnh là biết ngay lập tức ra sức thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ, chí thành làm thiện, nhất tâm niệm Phật là trợ duyên lớn bổ sung cho việc làm này, cuối cùng có thể phá được trói buộc nghiệp cảm của kiếp trước và mở đầu một cuộc sống mới nhất cho tương lai, thành một người xây dựng vận mệnh đúng đắn nhất. Khiến cho vận mệnh vốn có được thay đổi, dần dần phước đức trí huệ tăng trưởng và đạt đến quả vị thánh hiền, cảnh giới hoàn hảo đạo đức chí thiện.
Người xưa nói rằng: “con người không phải thánh hiền làm sao không lỗi? Biết lỗi mà sửa là điều thiện lớn nhất”. Đó là khích lệ những người có ý chí sửa lỗi hướng thiện và thay đổi vận mệnh, đối với những sai lầm đã qua không nên nản lòng lùi bước.
Tất cả những quả báo gặp phải trong cuộc sống chúng ta dựa theo lý nhân quả của Phật pháp mà nhìn, tất cả quả báo là do “nghiệp nhân quá khứ” cộng thêm “nghiệp duyên hiện tại” sẽ thành “quả báo hiện tại”.
Thông thường mà nói, nhân vốn có ở quá khứ (đã tạo thành sự thật rồi) thì khó mà thay đổi nhưng quả báo của vị lai chúng ta có thể như lý như pháp mà cải đổi, mấu chốt của chuyển biến này là chuyển biến “duyên hiện tại” mà chuyển biến duyên hiện tại tức là thay đổi hai duyên nội ngoại, cái gọi là hai duyên nội ngoại tức “nội Ý nghiệp”, ”ngoại Thân Khẩu nghiệp”, nếu ba nghiệp nội ngoại thân khẩu ý đã được thay đổi thì quả báo hiện tại sẽ dần dần được thay đổi.
Chúng ta đã hiểu rõ lý này, nếu có thể như lý như pháp mà thực hành thì tất cả quả báo vận mệnh nằm ở trong tay ta.
- Tiến bộ của người học Phật là xem xét phiền não, tập khí của mình có giảm bớt hay không?
- Trí huệ có tăng trưởng hay không?
- Xử lý sự việc có đúng đắn hay không?
- Có cái nhìn xa trông rộng cho tương lai hay không?
Đó tức là trí huệ và cũng là chổ quay về y theo đó tu hành sửa đổi cho chính mình về sau. Dưới đây là 5 bước Phật chỉ để thay đổi vận mệnh từ khổ sang sướng mỗi người cần nhớ.
1. Sám hối
Hãy sám hối những tội lỗi đã gây tạo trong đời này và những đời trước đồng thời ngăn bản thân tuyệt đối không được nghĩ, nói, hoặc làm việc ác.
Nếu không thì nghiệp cũ thì chưa trả hết, nghiệp mới thì đã tạo thêm, sẽ không có ngày thoát khổ.
2. Chấp nhận và vượt qua
Hãy biết hoan hỷ chấp nhận những quả báo khổ đau đang nhận lấy và cố gắng vượt qua bằng những hành động tích cực, thực tế.
3. Tu dưỡng tâm tính
Hãy từng bước tu dưỡng tâm tánh theo lời bằng cách nghe lắng nghe các lời hay nhiều hơn và thực hành những lời dạy đó để tạo dựng an lạc thân tâm cho bản thân và mọi người xung quanh, cùng hướng tới bến bờ giác ngộ, an vui, giải thoát thật sự.
Nếu bạn xa lìa ác tâm, nuôi dưỡng thiện tâm, tu dưỡng tâm tánh thì chư long thiên, hộ pháp chắc chắn sẽ tùy duyên âm thầm gia hộ, dẫn dắt cho bạn trên từng bước đường đời, đạo.
4. Làm việc thiện lành
Hãy thành tâm làm những việc thiện lành trong đời sống và để tích lũy phước và công đức, làm nguồn cội cho tròn vẹn hạnh phúc thế gian và xuất thế gian của ngày nay và mai sau.
5. Hãy lưu giữ “khẩu đức” cho mình:
Biết rõ về một người, không cần phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình.
Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.
Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhường cho mình. Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.
Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút nội hàm cho mình.