04/06/2021 11:39 View: 1975

So sánh khả năng phòng cúm Corona của khẩu trang y tế & khẩu trang N95

Trước nguy cơ bùng phát dịch cúm Vũ Hán do virut corona tại Việt Nam, ngoài cách phòng tránh bệnh thì "nên đeo khẩu trang loại nào" cũng là câu hỏi của rất nhiều người. Các bác sĩ khuyến cáo nên dùng khẩu trang y tế, nhưng rất nhiều trang mạng và người bán lại cho rằng khẩu trang N95 tốt hơn. Vậy khả năng phòng cúm corona của hai loại khẩu trang này thực tế ra sao? 

khau trang y te va n95 nen dung loai nao, corona, cum vu han

Virus Corona to hay nhỏ?

Một nghiên cứu từ Viện Khoa Học Trung Quốc năm 2004 đăng trên tạp chí Antiviral Therapy (1) cho thấy kích cỡ của Virus Corona trong dịch SARS năm 2003 là 150nm-200nm (1 phần tỉ mét). Để so sánh, virus cúm Influenza A (Cúm Flu) là 80nm-120nm (2). Như vậy, con Corona hơi mập hơn con Influenza A tí xíu, vì vậy những nghiên cứu khẩu trang trên con Influenza A có thể áp dụng vào con Corona. Để quý vị dễ hình dung, một chuỗi DNA ở người trung bình dài khoảng 2.5nm cho thấy kích cỡ 2 con virus này rất nhỏ.

Virut Corona có khả năng lây từ người sang nguời trong vòng 15 phút 

Ngày 30/1, Bộ Y tế bang New South Wales của Australia đã đưa ra cảnh báo virus corona mới (2019-nCoV) có thể lây từ người sang người trong vòng 15 phút nếu có tiếp xúc gần, như trò chuyện trực tiếp với người bệnh, hoặc sinh hoạt trong một không gian kín với người bệnh trong vòng 2 giờ.

Các cơ quan y tế Trung Quốc vừa xác nhận người nhiễm bệnh có thể truyền virus ngay cả trước khi họ có các triệu chứng nhiễm bệnh.

Cho đến nay, virus corona được cho là lây lan tương tự cách lây truyền bệnh cúm, khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Theo các bác sỹ, mặc dù loại virus này không dễ lây lan như bệnh sởi, nhưng nó có thể lan truyền theo nhiều cách.

Khác với các virus lây trong không khí có thể di chuyển xa, virus corona lây lan khi người nhiễm virus ho hay hắt hơi bắn nước bọt trong phạm vi 1-2m, người khác có thể nhiễm virus này nếu chạm tay vào bề mặt dính nước bọt của người bệnh sau đó đưa tay lên gần mũi hoặc miệng.

Hãy cùng đọc qua tóm tắt Tóm tắt nghiên cứu "N95 Respirators vs Medical Masks for Preventing Influenza Among Health Care Personnel - A Randomized Clinical Trial" đăng trên JAMA September 3, 2019  - của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương). 

TẦM QUAN TRỌNG:

Nghiên cứu lâm sàng đã không thuyết phục về hiệu quả của khẩu trang N95 hơn khẩu trang y tế trong việc ngăn ngừa nhân viên chăm sóc sức khỏe (HCP) khỏi nhiễm trùng đường hô hấp do virus tại nơi làm việc.

MỤC TIÊU:

Để so sánh hiệu quả của khẩu trang N95 với khẩu trang y tế để phòng ngừa cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus khác trong HCP.

THIẾT KẾ, THIẾT LẬP VÀ NGƯỜI THAM GIA:

Nghiên cứu phân cụm ngẫu nhiên về hiệu quả thực tế được thực hiện tại 137 địa điểm khám bệnh tại 7 trung tâm y tế Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2015, và theo dõi dọc đến tháng 6 năm 2016. Trong 4 năm, mỗi năm lấy 12 tuần đỉnh của bệnh virus đường hô hấp, Ghép cặp các phòng khám ngoại trú (cụm) trong mỗi trung tâm và được chỉ định ngẫu nhiên cho nhóm khẩu trang N95 hoặc nhóm khẩu trang y tế.

CAN THIỆP:

Tổng thể, có 1993 người tham gia trong 189 cụm được chỉ định ngẫu nhiên đeo khẩu trang N95 (2512 kỳ quan sát HCP) và 2058 trong 191 cụm được chỉ định ngẫu nhiên đeo khẩu trang y tế (2668 kỳ HCP) khi tiếp xúc gần bệnh nhân mắc bệnh hô hấp.

ĐẦU RA CHÍNH VÀ CÁCH ĐO LƯỜNG:

Kết cục chính là tỷ lệ mắc cúm được phòng xét nghiệm xác nhận. Các kết cục thứ phát bao gồm tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cấp tính, nhiễm trùng đường hô hấp xác định bằng xét nghiệm, bệnh hô hấp được xác nhận bằng xét nghiệm và bệnh ảnh hưởng. Đánh giá tỷ lệ tuân thủ.

CÁC KẾT QUẢ:

Trong số 2862 người tham gia ngẫu nhiên (tuổi trung bình [SD], 43 [11,5] tuổi; 2369 [82,8%]) là phụ nữ), 2371 đã hoàn thành nghiên cứu và chiếm 5180 kỳ HCP. Có 207 trường hợp nhiễm cúm được xác nhận trong phòng xét nghiệm (8.2% các kỳ HCP) trong nhóm N95 và 193 (7.2% các kỳ HCP) trong nhóm khẩu trang y tế (chênh lệch, 1.0%, [95% CI, -0.5 % đến 2,5%]; P = 0,18) (tỷ xuất chênh hiệu chỉnh [OR], 1,18 [95% CI, 0,95-1,45]). Có 1556 trường hợp mắc bệnh hô hấp cấp tính ở nhóm N95 so với 1711 ở nhóm khẩu trang y tế (chênh lệch, -21,9 /1000 kỳ HCP [95% CI, -48,2 đến 4,4]; P = 0,10); 679 nhiễm trùng đường hô hấp được phát hiện trong phòng xét nghiệm ở nhóm N95 so với 745 ở nhóm khẩu trang y tế (chênh lệch, -8,9 / 1000 kỳ HCP, [95% CI, -33,3 đến 15,4]; P = 0,47); 371 trường hợp bệnh hô hấp được xác nhận trong phòng xét nghiệm ở nhóm N95 so với 417 ở nhóm khẩu trang y tế (chênh lệch, -8,6 /1000 kỳ HCP [95% CI, -28,2 đến 10,9]; P = 0,39); và 128 có hội chứng cúm trong nhóm N95 so với 166 trong nhóm khẩu trang y tế (chênh lệch, -11,3 /1000 kỳ HCP [95% CI, -23,8 đến 1,3]; P = 0,08). Trong nhóm N95, 89,4% người tham gia báo cáo "luôn luôn" đeo so với 90,2% trong nhóm khẩu trang y tế.

KẾT LUẬN VÀ SỰ LIÊN QUAN:

Trong số các nhân viên chăm sóc sức khỏe ngoại trú, khẩu trang N95 và khẩu trang y tế được đeo bởi những người tham gia thử nghiệm này không dẫn đến sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ mắc cúm được xác nhận trong phòng xét nghiệm.

****************

Những ưu điểm/hạn chế của khẩu trang N95 và khẩu trang y tế

Sau đại dịch cúm 1918 Spanish Flu, khẩu trang y tế được dùng rộng rãi như một cách ngăn ngừa cúm. Đây là loại khẩu trang không đeo khít mặt, mỏng, bán đại trà, thường có hai màu (xanh dương hay xanh lá cây) mỗi mặt. Đeo khẩu trang y tế nên đeo có mặt màu ra bên ngoài (do có tính chống nước), mặt trắng (có hút ẩm) bên trong, và che hoàn toàn miệng và mũi. Khẩu trang này khi tháo ra chỉ nên dùng tay tháo dây, không dụng vào phần che mũi miệng, và ném khẩu trang thẳng vào thùng rác. Giá bán của khẩu trang y tế tại Mỹ là $6 cho 10 cái tại Target (60c/ cái).

N95 là khẩu trang đeo khít mặt dành cho công chúng và cho nhân viên y tế làm việc và tiếp xúc trong môi trường có khả năng lây nhiễm cao. Chữ 95 trong N95 nghĩa là khi dùng đúng cách, mặt nạ có khả năng ngăn ngừa đến 95% các hạt có kích cỡ 0.3 micro (300 nm) (4).

Do kích cỡ của Influenza A (120nm) và Corona virus (200nm) đều nhỏ hơn kích cỡ lọc của N95 nên hiệu quả lọc của N95 không cao (khoảng 20% như nói phía trên). Một điểm khác là khẩu trang N95 không dùng cho trẻ em và người có nhiều râu. N95 dùng cẩn thận với người có các bệnh về suyễn, tim mạch, hay hô hấp mãn tính.

Có hai loại khẩu trang N95, một loại dành cho mọi người và loại khác dành cho nhân viên y tế. Tại Hoa Kỳ, khẩu trang N95 được FDA quản lý. Mặt nạ N95 dành cho mọi người có chữ "Not for occupational use": (Trên thị trường tên là 3M Particulate Res 8670F, 8612F, Pasture Tm F550G và A520G) trong khi loại dành cho nhân viên y tế có để chữ "For occupational use". Giá bán N95 tại Mỹ khoảng $1.2 một cái (mắc gấp 2 lần so với khẩu trang y tế).

Nhiều nghiên cứu tìm hiểu hiệu quả của khẩu trang y tế và N95 trong việc ngăn ngừa các hạt kích cỡ nano (cỡ virus). Nghiên cứu do BS Balazy năm 2005 về N95 (5) cho thấy ở tốc độ thổi 30L/phút, khẩu trang N95 có 0.5 % đến 2.5 % hạt nano vượt qua. Khi tăng tốc độ thổi lên 85L /phút, N95 có đến 0.5%-5% hạt nano xuyên qua. Với khẩu trang y tế, tỉ lệ xuyên qua là 2%-15% (có loại 20-80%) ở tốc độ thổi 30L/phút, tỉ lệ xuyên qua tăng lên 5-21% (có loại 30-85%) khi tăng tốc độ thổi lên 80L/phút (6).

Rõ ràng là N95 có thể tốt hơn trong việc ngăn ngừa khả năng xuyên qua so với khẩu trang y tế nhưng cả hai đều không thể bảo vệ hoàn toàn các hạt nhỏ nanoparticle (như kích cỡ virus). Điểm quan trọng nhất của việc đeo mặt nạ không phải là ngăn ngừa xuyên qua mà là giảm lây lây do bệnh hô hấp do kiểm soát và kiềm chế cơn ho ngay từ đầu. Do đó, đeo khẩu trang y tế là cách tốt hơn, hiệu quả hơn, và dễ sử dụng hơn.

Mỗi người trong chúng ta cũng nên thật bình tĩnh, đừng làm cho mọi người hoang mang. Hãy theo dõi các nguồn tin chính thống của các bác sĩ và trang y tế rồi làm theo khuyến cáo. Sự sợ hãi chẳng giúp ích được gì khi có bất kỳ một bệnh dịch nào xảy ra. 

AI NÊN ĐEO KHẨU TRANG?

Nhiều người cho rằng chỉ có người bệnh mới cần đeo khẩu trang để hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Thật ra không phải vậy.

  • Người bệnh thì chắc chắn là cần đeo khẩu trang vì mỗi lần ho hay hắt hơi là phát tán hàng chục ngàn con virus vào không khí, phải đeo khẩu trang hay ho có che chắn.
  • Còn người không bệnh nên đeo khẩu trang khi phải làm việc hay đi vào môi trường có nguy cơ nhiễm bệnh cao, khẩu trang giúp ngăn chặn các chất tiết như nước bọt bắn vào mặt hay vào không khí xung quanh khi người bệnh xung quanh ho khạc. Vì không ai biết được người ngồi kế bên mình đang có bệnh hay không.  

Nguy cơ cao khi:

  • - Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh truyền nhiễm.
  • - Trong một môi trường có khả năng tiếp xúc virus gây bệnh qua đường hô hấp, vùng dịch vì nguy cơ gặp người bệnh xung quanh cao, nếu thật đang ở Vũ Hán thì lúc nào cũng có thể gặp người bệnh.
  • - Phải sống, sinh hoạt trong một không gian kín trong thời gian kéo dài như xe bus, máy bay.
  • - Đám đông trong vùng dịch.

Vì vậy, chúng ta cũng cần hiểu rõ: không có khẩu trang nào ngăn cản hoàn toàn mầm bệnh. Tóm lại

  • - Khẩu trang N95 có hiệu quả hơn khẩu trang y tế khi so sánh về hiệu quả ngăn ngừa và lây lan bệnh cúm
  • - Nếu không có N95, quý vị vẫn có thể đeo khẩu trang y tế đúng cách (mặt có màu ra ngoài, mặt trắng đeo vào trong) và tháo ra đúng cách (cầm dây khẩu trang, không tiếp xúc vào chỗ che mũi miệng)
  • - Tốt nhất là đeo khẩu trang đúng cách kết hợp rửa tay, uống nước, ăn ngủ đầy đủ, và tập thể dục để bảo vệ ngăn ngừa cúm.

Dù cho đeo loại nào đi nữa, cũng phải biết cách đeo sao cho đúng, nếu không biết cách đeo thì còn tệ hơn là không đeo.  Khẩu trang N95 chỉ đeo một ngày rồi bỏ, chúng ta không nên tiếc tiền rồi đeo tới đeo lui, lúc đó không phải ngừa bệnh mà là nuôi một đống vi trùng trong đó rồi hít đi hít lại.

Khẩu trang, dung dịch rửa tay... tăng giá chóng mặt 

Giữa lúc cả thế giới hướng về Trung Quốc, về những bệnh nhân đang mắc cúm Vũ Hán, lòng nhân đạo toả sáng muôn nơi thì một số người Việt lại trục lợi trên nỗi lo của người Việt.

Tăng giá khẩu trang, nước rửa tay, cồn sát khuẩn, xịt vệ sinh hay đủ thứ có thể ngăn ngừa bệnh tật.

Người ta nói sống ở đời, không làm được việc thiện, ít nhất cứ đừng làm ác. Không nói được điều hay, thì ít nhất hãy cứ kiệm lời.

Dĩ nhiên thị trường là việc thuận mua vừa bán, các bạn tăng giá các bạn cũng chẳng lừa đảo ai. Nhưng giữa chữ pháp, chữ lí, cạnh chữ đúng và chữ sai, còn chữ tình và chữ đạo. Làm người, nên có lòng thương cảm. Ít nhất cho đồng bào Việt Nam.

Tamlinh.org (tổng hợp)