04/06/2021 11:40 View: 2200

Giữ TÂM AN trong đại dịch

Cùng trong môi trường thiên tai khổ nạn, nhưng có chúng sanh không bị cảm nhiễm bởi hoàn cảnh xung quanh, tránh được kiếp nạn khổ đau lầm than. Nói theo Phật pháp, đây là biệt nghiệp trong cộng nghiệp của chúng sanh.

Danh tiếng có phải là của bạn không?
- Không phải!

Bởi danh tiếng phụ thuộc vào cái nhìn của những người xung quanh, và khi cái nhìn thay đổi thì rất có thể danh tiếng của bạn cũng không còn...

Địa vị, tiền tài có phải của bạn không?
- Không phải!

Vì đến phút cuối bạn cũng chẳng mang được gì cho mình... Nhưng ở đời hiếm ai có thể toát khỏi vòng Danh-Lợi, cho đến khi họ nhận ra rằng tất cả đều trống rỗng hư không thì đã là phút cuối ...!?

niem phat trong dai dich

******************************

Tất cả mọi hiện tượng xấu tốt trong hiện tại đều phát xuất từ nghiệp cảm của chúng sanh. Chúng sanh biết tu tập, hàm dưỡng nội tâm, dùng năng lượng tích cực hướng đến tha nhân, muôn vật, môi trường, thì sẽ chiêu cảm cảnh an lành, tốt đẹp. 

Ngược lại, chúng sanh gây tạo ác nghiệp, sát hại sinh mạng, giết chóc chúng sanh, cướp bóc thiên nhiên, tàn phá môi trường, thì sẽ chiêu cảm thiên tai, nhân hoạ, dịch bệnh lan tràn. Một khi quả báo chín muồi thì không thể tránh khỏi. 

Thế nhưng, trong khi nhận quả báo đó, không phải tất cả mọi chúng sanh đều phải nhận lấy báo khổ như nhau. Bởi, trong chúng sanh thì 

  • Cũng có chúng sanh toàn tạo ác nghiệp
  • Cũng có chúng sanh vừa tạo nghiệp ác vừa tạo nghiệp thiện
  • Cũng có chúng sanh tạo nghiệp thiện nhiều, ác nghiệp ít, có chúng sanh tạo nghiệp ác nhiều, nghiệp thiện ít, nên quả báo cũng sai khác nhau. 

Cùng trong môi trường thiên tai khổ nạn, nhưng có chúng sanh không bị cảm nhiễm bởi hoàn cảnh xung quanh, tránh được kiếp nạn khổ đau lầm than. Nói theo Phật pháp, đây là biệt nghiệp trong cộng nghiệp của chúng sanh. Chúng sanh cùng sanh trong cõi Ta-bà này là cộng nghiệp, thế nhưng mỗi người có phước báo hoàn cảnh sống khác nhau, mà cảm lấy quả báo khổ hoặc vui tuỳ theo túc nghiệp hoặc hiện nghiệp tạo nên.

Nhưng dù là chúng sanh có nhận lấy quả báo vui đi nữa thì vẫn còn luân hồi trong sáu đường nơi ba cõi này. Đức Phật Thích Ca thấu tỏ cảnh tình nhân thế của chúng sanh nơi Ta-bà này nên mới tha thiết dạy bày chúng sanh pháp môn lìa khổ- lìa khổ nơi ba cõi sáu đường, được vui- được thụ hưởng niềm vui niết bàn thành Phật, thoát khỏi mọi sự trói buộc nơi luân hồi, đó là pháp môn viên đốn tha lực, một đời thành tựu, bằng cách xưng niệm sáu chữ hồng danh NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, nương vào bản nguyện từ bi tuyệt đối của Phật A Di Đà mà được vãng sanh Tây phương Cực Lạc, vĩnh đoạn nỗi khổ Ta-bà.

 Người học Phật hãy phước huệ song tu. Có phước, có huệ thì tốt. Giúp đỡ một số người nghèo khó, giúp đỡ một số người khổ nạn, giúp đỡ một số người già yếu, giúp đỡ một số người bệnh tật, toàn tâm toàn lực giúp đỡ họ. Phải thật làm, đem tài vật của bạn bố thí hết thật sạch trơn thì mới tốt, đời sống như vậy mới tự tại, mới tiêu diêu. Bạn phải biết, việc bố thí này chính là đem khổ, tai, nạn của bạn bố thí hết. Cái ý này rất là sâu rộng, các vị nhất định phải tỉ mỉ mà thể hội. 

Một khi chúng ta tiếp nhận pháp niệm Phật này thì chúng ta sẽ có sự an tâm lớn, dù tình hình dịch bệnh đang lây lan khắp mọi nơi, chúng ta vẫn có chỗ tựa nương. Một mặt chúng ta tuân thủ sự khuyến cáo của bộ Y tế, cơ quan chức năng, một mặt chúng ta nhất hướng niệm Phật, lan toả năng lượng tích cực đối với tha nhân, cầu nguyện Phật lực gia hộ cho chúng sanh mau chóng thoát khỏi cơn đại dịch toàn cầu này.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

Đi lễ không phải để xin. Đi lễ để có đức tin. Có đức tin để thành người tử tế. Vì người tử tế sẽ hiểu, người đang sống tất có trời nhìn. Trời đang nhìn sẽ có nhân quả hồi báo, theo thiện ác nghiệp gieo.

Hiểu điều đó thì sẽ biết, sống tốt là cái cốt để được phúc lành an lạc. Chứ không phải lễ cho nhiều, xin cho lắm, rồi tự nhiên được việc.
Nghìn người đi lễ thì 1 vạn lời cầu xin. Nào có hiểu, gieo cái gì thì gặt cái đó. Chứ chẳng có cái gì từ trên trời ban xuống cả.

Dịch bệnh thế này, hiểu điều cốt yếu đó, càng đỡ phải bon chen.

Nhất tu tại gia, nhị tu tại chợ, đến tam tu mới là tại Chùa.

Tại gia chưa đủ tốt, tại tâm chưa đủ thiện, thì chen chân ra Chùa Đền mà làm chi.

Hãy đùm bọc người yếu thế hơn mình

Những người yếu thế, dễ bị tổn thương, những người không có tiếng nói - họ là thước đo cho các loại chính sách, cho độ văn minh, nhân bản của từng cộng đồng người. Đừng tưởng “cho” người thiệt thòi được cái gì, là vui sướng tính ngay vào phúc đức. Đó là từng cơ hội nhỏ để dần trở thành người đáng được sống trong điều kiện tốt hơn mà thôi.

Không chỉ trong cuộc sống thường ngày mà khi có đại dịch diễn ra - chỉ có đùm bọc những người yếu thế thì mới cứu rỗi được cả loài người vì trời đất này vận hành theo nguyên lý ấy.

Tamlinh.org