04/06/2021 11:39 View: 18993

Triệu chứng bệnh viêm phổi virus corona Vũ Hán

Có thông tin cho rằng virus corona không lây qua không khí mà lây qua nước bọt, môi trường sống của nó khi ra khỏi cơ thể là dưới 7 độ C và với nhiệt độ ở Việt Nam, virus cúm Corona khó có khả năng phát triển mạnh. Điều này có đúng không? Dấu hiệu, triệu chứng mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán là gì?

corona, cum vu han, dau hieu nhan biet

Ảnh: Zing

Virus Corona là gì? 

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (nCoV) của Bộ Y tế thì virus corona (CoV) là một họ virus lớn gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến bệnh nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh, như: hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS- CoV) năm 2012.

Dấu hiệu nhiễm cúm do virus Corona?

Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong; đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Tuỵ nhiên, từ tháng 12.2019, một chủng virus corona mới (nCoV) gây viêm phổi tại TP.Vũ Hán (Trung Quốc) đã được xác định và có nguy cơ lan rộng.

Một ca bệnh được xác định thì sẽ có những biểu hiện lâm sàng như đã nêu trên và được khẳng định bằng xét nghiệm Real time (RT) - PCR dương tính với nCoV.

Theo Bộ Y tế, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh nCoV, vì vậy chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng; phát hiện và xử trí kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác (nếu có). Mặt khác, viêm phổi do nCoV gây ra cần được chẩn đoán phân biệt với cúm nặng (cúm A/H1N1 hoặc cúm gia cầm A/H5N1... ); SARS-CoV và MER-CoV...

Tất cả những người trở về từ thành phố Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) hoặc các tỉnh, thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus Corona trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

  • Bất cứ ai có dấu hiệu sốt (cặp nhiệt độ trên 38 độ C), ho, tức ngực, khó thở, đau nhức xương khớp… cần cách ly với người thân và bạn bè ngay (ở phòng riêng, không nên ra ngoài và tiếp xúc với mọi người). Đeo khẩu trang liên tục, uống nhiều nước, tăng cường ăn uống để kiểm soát và chữa triệu chứng. Song song đó là báo ngay cơ quan y tế gần nhất để xin được tư vấn.
  • Bất cứ ai, ở nơi đâu... khi phát hiện bệnh nhân nghi ngờ (sốt, ho, khó thở, đau nhức xương khớp) cần thông tin cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó, không để dịch bùng phát, lây lan.

dau hieu cum corona, cum vu han, viem phoi

Khi nào cần đi bệnh viện kiểm tra?

Thực ra triệu chứng của bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng khá giống với triệu chứng của nhiều loại virus gây bệnh đường hô hấp khác nên cũng cần chia ra các cấp độ và xem xét nên đi bệnh viện ngay chưa vì thực sự khi có dịch thì bệnh viện là nguồn lây nhiễm nhanh nhất.

  • - Nếu bạn chỉ mắc các triệu chứng như sốt nhẹ, người mệt mỏi, ho, sổ mũi ở thể nhẹ thì có thể là bị mắc những loại virus khác như kể ở trên, nhưng trước hết hãy "tự cách ly" bản thân mình tại nhà và dùng các thuốc hạ sốt, trị các triệu chứng cảm cúm để bảo vệ những người xung quanh đã.
  • - Nếu mắc các triệu chứng nguy hiểm hơn như sốt cao trên 39°C, khó thở, suy hô hấp thì nên đến bệnh viện để lấy mẫu xét nghiệm và được điều trị cách ly ngay và luôn.

Vì đây là virus có tính lây nhiễm cao nên việc lấy mẫu cũng được thực hiện theo những quy chuẩn nghiêm ngặt bởi những người có chuyên môn cao để tránh lây lan nguồn bệnh, việc thực hiện xét nghiệm để xác định xem mẫu bệnh phẩm có nhiễm virus này cũng tiến hành trong 1 phòng thí nghiệm đặc biệt (phòng an toàn sinh học cấp độ 3) nên không phải chỗ nào cũng có thể làm được.

Hiện nay ở Việt Nam những bệnh viện có đủ điều kiện làm xét nghiệm liên quan đến chủng virus CoV mới có thể kể đến là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ở miền Bắc và viện Pasteur ở miền Nam và một số viện khác. 

Ngoài ra, phương pháp duy nhất hiện nay để xét nghiệm ra virus này chuẩn nhất là RT-PCR, đây là phương pháp khá là đắt đỏ và sẽ mất nhiều thời gian để chạy thí nghiệm cũng như phân tích kết quả thế nên sẽ thực sự không cần thiết nếu như bạn chỉ có 1 số triệu chứng nhẹ và không có tiền sử tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch về.

Cách phòng bệnh cúm Corona?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng 1, virus corona rất yếu khi sống trong môi trường nhiệt độ từ trên 20 độ C, đặc biệt là 25 độ C... Bác sĩ Khanh khuyến cáo, người dân cần mở cửa nhà cho thông thoáng; nhiệt độ máy lạnh trong phòng cần mở trên 25 độ C; rửa tay thường xuyên; mang khẩu trang 3 lớp sẽ ngăn ngừa được dịch tiết có chứa virus. 

Xem ngay: Bác sĩ Quân y chỉ cách phòng tránh cúm, viêm phổi virut Corona Vũ Hán

Có phải virus không sống được ở nhiệt độ trên 25°C?

Như chúng ta đã biết: cơ thể của con người lúc nào cũng duy trì ở nhiệt độ 37°C và lúc sốt chúng ta có thể lên đến 40°C hoặc hơn. Ở nhiệt độ đó virus vẫn có thể sống tốt trong cơ thể vật chủ. Virus chỉ chết trong cơ thể khi hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết ra chúng, tấn công tiêu diệt chúng và các tế bào chứa chúng.

Bên ngoài môi trường vật chủ, virus sẽ dễ bị chết sớm, thông thường chúng chết chỉ trong vài phút cho đến vài giờ. Tuy nhiên, ở các điều kiện môi trường như nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp có thể kéo dài thời gian chúng sống. Trong một nghiên cứu năm 2011 về khả năng sống của virus SARS ngoài môi trường thì người ta cho thấy virus khô trên bề mặt nhẵn giữ được khả năng tồn tại trong hơn 5 ngày ở nhiệt độ 22-25°C, độ ẩm 40-50% (đây là môi trường phòng máy lạnh).

Tuy nhiên, khả năng sống của virus bị giảm nhanh chóng ở nhiệt độ cao và độ ẩm cao hơn (ví dụ: 38°C và độ ẩm > 95% làm khả năng sống của virus giảm hơn 1000 lần). Ánh sáng mặt trời cũng là một nguồn năng lượng tốt để tiêu diệt virus ở ngoài tự nhiên. Do vậy, đây cũng là một điều đáng mừng cho những nước có khí hậu nóng ẩm và có nhiều nắng như ở Việt Nam trong việc hạn chế thời gian tồn tại của virus này ở môi trường ngoài cơ thể. Sử dụng phòng máy lạnh trong mùa dịch ít thôi nhé các bạn!

Cúm Corona có thật sự nguy hiểm?

Tính đến 0h ngày 01/2, số người chết vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (2019nCoV) gây ra đã vượt con số 200 lên 304 người. Tổng số người nhiễm xác định là 14.999 người.  Số lượng người hồi phục khi nhiễm virus đã lên tới 339 người. Nên nhớ rằng nhiễm Coronavirus không có nghĩa là chết, đừng hoảng sợ và hoảng loạn.

Hôm nay (02/2/2020), tại Việt Nam cũng đã phát hiện thêm 1 trường hợp dương tính với virus corona. Nâng tổng số ca mắc viêm phổi Vũ Hán tại VN lên 7 người, trong đó có 2 người quốc tịch Trung Quốc, 4 người Việt Nam và 1 người quốc tịch Mỹ.  

Trong số 7 ca mắc thì 5/7 ca đều đến, về Việt Nam từ Vũ Hán hoặc quá cảnh qua Vũ Hán. 2 ca lễ tân và người con trai Trung Quốc là lây qua tiếp xúc. Cả hai ca nhiễm Coronavirus đầu tiên ở Việt Nam đã được các y bác sĩ tại bệnh viện Chợ Rẫy điều trị khỏi.

 

Trung Quốc xác nhận, 2019-nCoV truyền nhiễm ngay trong thời gian ủ bệnh (từ 1-14 ngày, khi người bệnh chưa hề xuất hiện dấu hiệu bệnh lí nào), chứ không phải đợi đến giai đoạn phát bệnh mới truyền nhiễm, lây lan.

Ngoài Trung Quốc, các khu vực Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và các nước Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Việt Nam, Singapore, và Malaysia, Nepal, Úc, đã xuất hiện người bệnh 2019-nCoV. Virus Corona cũng đã lan tới Đức, Pháp và Phần lan. Pháp đã thiết lập cầu hàng không sơ tán công dân Pháp khỏi Vũ Hán, còn Đức khuyến cáo công dân không tới Trung Quốc. 

Trung Quốc tiếp tục cho xây dựng cấp tốc (yêu cầu trong vòng 10 ngày) bệnh viện thứ 2 có sức chứa 1.300 giường bệnh, nhằm thu dung, cách ly và điều trị người mắc 2019-nCoV. Như vậy, với 2 bệnh viện được xây dựng khẩn cấp có sức chứa 2.300 giường bệnh. Một số chuyên gia Trung Quốc đánh giá sự nguy hiểm của 2019 - nCoV thấp hơn dịch SARS diễn ra từ 2002 - 2003. Nhưng động thái của Trung Quốc thật lại khiến người ta không thể không lo lắng.

Riêng Đà Nẵng đã nâng mức ứng phó dịch 2019-nCoV lên mức khẩn cấp (mức cao nhất). Điều này hoàn toàn đúng đắn. Cộng hoà Armenia là nước đầu tiên thuộc khối EU ra lệnh cấm nhập khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm động vật được sản xuất tại Trung Quốc hoặc các quốc gia khác sử dụng nguyên liệu thô có nguồn gốc Trung Quốc.

Ngày 30/1, Nga đã tuyên bố đóng cửa biên giới với Trung Quốc cũng như tạm ngừng cấp visa điện tử cho các công dân Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan của virus nCoV. Ngoài ra, các trường đại học của Nga yêu cầu kéo dài kỳ nghỉ đến ngày 1/3 cho các sinh viên Trung Quốc về nước đón năm mới.

Nga hiện chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus nCoV, song chính phủ đã thành lập một đội đặc nhiệm để ngăn chặn khả năng dịch bệnh lây lan.

Có phải đừng đánh giá cao 2019-nCoV vì nó không thực sự đáng sợ, tỉ lệ người chết còn thấp hơn SARS hoặc Flu?

Đây là một nhận định sai lầm, vì cho đến nay người ta thấy tốc độ lây nhiễm của virus này rất lẹ. So với dịch virus SARS, phải mất gần bốn tháng để SARS lây lan nhiễm 1000 người, trong khi đó virus Corona ở Vũ Hán đã lây nhiễm hơn 1200 người chỉ sau 25 ngày! Việc lây bệnh từ người sang người đã được khẳng định từ tuần trước và nghiên cứu gần đây nhất càng làm tăng thêm sự lo ngại khi cho thấy virus mới này có thể lây ngay cả khi người bệnh chưa có biểu hiện bệnh (nghĩa là trong giai đoạn ủ bệnh)!

Đây có thể là một yếu tố quan trọng và nguy hiểm giúp tăng khả năng lây nhiễm của virus này. Tuy tỉ lệ chết do virus 2019-ncoV cho đến nay ước tính khoảng 3-4% thì số lượng người bi nhiễm tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tổng lượng người chết do virus này cũng sẽ tăng nhanh. Do vậy, việc đánh giá thấp tình hình lây nhiễm hiện nay của virus này là điều không nên.

duong day nong bo y te, corona, cum vu han

WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp kín của Ủy ban khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva (Thụy Sĩ) vào rạng sáng 31/1 (theo giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (2019nCoV) gây ra.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lan rộng nhanh chóng tại Trung Quốc. "Lý do chính của quyết định này không chỉ là do những gì đang diễn ra tại Trung Quốc mà còn do tình hình dịch bệnh tại những quốc gia khác" - Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesusncho biết trong thông báo được đưa ra trong cuộc họp báo tại Geneva.

Tình trạng khẩn cấp toàn cầu là công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng.

Việt Nam đã tổ chức 45 đội cơ động chống dịch

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.

Trước tình hình hiện tại, Việt Nam đã tổ chức 45 đội cơ động chống dịch gồm:

  • - Y tế dân sự: 25 đội.
  • - Quân y: 20 đội (cấp viện, do Bộ Y tế điều động).

Ngoài ra, quân đội đã tổ các bệnh viện dã chiến, sẵn sàng tăng cường, bổ sung. Tại các đơn vị trong toàn quân, tổ chức các đội phòng, chống dịch bệnh lây lan trong đơn đơn vị và địa bàn đơn vị đóng/trú quân.

Tamlinh.org (Tổng hợp)