04/06/2021 11:40 View: 1156

Covid-19: VN có nguy cơ lây từ Hàn Quốc cao hơn Trung Quốc?

“Lo lắng về sự lây nhiễm của Hàn Quốc hơn là Trung Quốc” là suy nghĩ của nhiều người sau khi nghe các tin tức về việc dịch và công tác phòng chống dịch Covid-19 của Hàn Quốc. Vậy nguy cơ lây nhiễm cho Việt Nam từ Hàn Quốc có lớn hơn Trung Quốc?

han quoc corona, cum vu han, nguy co lay nhiem

Ảnh: vnexpress

Theo nhận định của nhiều người, Hàn Quốc có 3 yếu tố tạo ra nguy cơ lây nhiễm cho Việt Nam lớn hơn Trung Quốc, đó là mật độ lây nhiễm lớn hơn, cường độ giao tiếp giữa người Hàn Quốc với người Việt Nam lớn hơn và thái độ của người dân Hàn Quốc với dịch bệnh thấp hơn. 3 yếu tố trên sẽ làm cho chúng ta khó kiểm soát dịch bệnh hơn.

MẬT ĐỘ LÂY NHIỄM LỚN HƠN

Đến 8h45 ngày hôm nay (24/02/2020), số ca nhiễm trên 100 nghìn dân của Hàn Quốc đã cao hơn 1.5 lần phần còn lại của Trung Quốc, trừ tỉnh Hồ Bắc (tạm gọi là China-), cụ thể:

  • 1) Hàn Quốc hệ số là 1.47 (763 ca nhiễm trên 51.7 triệu dân)
  • 2) China- hệ số là 0.95 (13.000 ca nhiễm trên 1.369 triệu dân)
  • 3) Tốc độ lây nhiễm của Hàn Quốc đang rất cao, trong khi Trung Quốc đã chững lại, lên con số chệnh lệch giữa Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Việt Nam đã từng lo lắng, bất an, sợ hãi khi người Trung Quốc nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh). Thế nhưng ít người biết rằng số ca nhiễm của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, hai tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam (có qui mô dân số tương đương Hàn Quốc), chỉ bằng có 1/8 số ca nhiễm của Hàn Quốc (gần 100 ca so với 763 ca). Điều đó có nghĩa rằng nguy cơ lây nhiễm từ Hàn Quốc còn cao gấp 8 lần nguy cơ đến từ Quảng Tây và Vân Nam.

CƯỜNG ĐỘ GIAO TIẾP LỚN HƠN

Trên thực tế, số người Hàn Quốc đang làm ăn sinh sống tại Việt Nam cao gấp 10 lần số người Trung Quốc, cũng như số người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn ở Hàn Quốc cũng cao gấp 10 lần ở Trung Quốc. Điều đó có nghĩa rằng, trừ khách du lịch ra thì cường độ giao tiếp giữa người Việt Nam với người Hàn Quốc cao gấp 10 lần Trung Quốc.

Chúng ta thấy ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có rất nhiều khu Hàn Quốc, Hà Nội thì khu Keangnam, Mỹ Đình, Vinhomes; TP Hồ Chí Minh thì Phú Mỹ Hưng, Quận 7, Vinhomes. Trong sảnh văng phòng, đi thang máy, quán cafe, nhà hàng, siệu thị, sân Golf, khu dân cư... chúng ta thấy sự hiện diện của người Hàn Quốc khắp nơi, còn người Trung Quốc thì rất hiếm.

THÁI ĐỘ CÙA NGƯỜI DÂN VỀ DỊCH BỆNH THẤP HƠN

Đa số người Trung Quốc tỏ ra hiểu và sợ hãi dịch Covid-19, họ tuân thủ các biện pháp phòng tránh, cách ly của chính phủ. Trái ngược lại, một bộ phận người Hàn Quốc không có ý thức ấy, giữa tâm dịch họ vẫn đi biểu tình, vẫn đi nhà thờ cầu nguyện, có những giáo phái tin rằng họ cứ cầu nguyện là không thể bị lây nhiễm, dù có lây nhiễm thì họ không chết, thế lên họ nhắn tin truyền nhau cách dấu chính quyền để khỏi phải cách ly, khỏi phải xét nghiệm, dù đã có triệu chứng lâm sàng của bệnh.

Chính vì 3 lý do trên mà người viết cho rằng thời điểm hiện tại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 từ Hàn Quốc lớn hơn Trung Quốc. Bên cạnh những biện pháp phòng tránh lây nhiễm từ Hàn Quốc mạnh hơn, quyết liệt hơn, thông thái hơn những biện pháp mà các cơ quan chức năng đã và đang làm với Trung Quốc thì người dân Việt Nam cũng cần ý thức hơn, không nên lơ là với  Covid-19. 

Covid-19: Bài học cho Việt Nam 

Với sự lây lan và bùng phát trở thành tâm dịch, ổ dịch mất kiểm soát ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran, Italy, Singapore, du thuyền tại Nhật, nhà thờ và doanh trại quân đội tại Hàn, nhà tù tại Trung Quốc ta có thể rút ra được bài học căn bản là CHỦ QUAN, MẦM BỆNH LANG THANG và QUY TỤ (giải pháp cách ly sai lầm, làm tăng chóng mặt số người bị nhiễm). Một khi "vỡ trận", số người tử vong do cô rô na có thể ít, nhưng người bệnh khác bị ảnh hưởng mà tử vong oan sẽ nhiều (giống Hồ Bắc và đúng ra, phải tính các ca bệnh tử vong này vào do dịch bệnh ảnh hưởng đến), dịch bệnh khác thừa cơ bùng phát (TQ đã xuất hiện dịch tiêu chảy cấp và con số tử vong hàng ngày đang tăng).

Việt Nam ngay khi công bố dịch bệnh đã phân tuyến điều trị/cách ly đến cấp tỉnh, vài hôm sau bổ sung giãn cách điều trị/cách ly đến cấp huyện (chia càng nhỏ càng dễ khống chế dịch, hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát ổ dịch, tâm dịch). Người nào xuất hiện triệu chứng, lập tức được chuyển ngay đến khu điều trị riêng biệt. Theo nhiều chuyên gia, giải pháp của Việt Nam có thể nói là đã ưu việt nhất rồi. 

Cách làm của Việt Nam hiệu quả không?

Đương nhiên, ít nhất cho tới thời điểm hiện tại đã chứng minh. Tại tâm dịch Vũ Hán, hiện nay vẫn có 1 khu phố (1 làng) hơn 3000 người không bị và giải pháp cách ly của họ từ tháng 1 tương tự Việt Nam.

Như đã phân tích ở trên, nguy cơ bùng phát của Việt Nam đến nay rất cao, cao hơn cả lúc có người đang nhiễm tại Việt Nam, lơ là một chút là "có thể" giống Hàn Quốc (đừng vội chê cười họ). Việt Nam đã bổ sung thêm nhiều biện pháp nhằm chia nhỏ đối tượng, thu hẹp phạm vi nhỡ may có người nhiễm. Tập huấn cho các phòng y tế của/tổ chức phòng cách ly tại các công ty, tập đoàn, khu công nghiệp, trường học, bến xe... Tức là, tuy tình hình đang rất yên ổn, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh lại quyết liệt hơn.

Việt Nam không dại gì che giấu, bởi vì, bắt buộc phải nhờ người dân giám sát lẫn nhau. Chỉ có người dân mới tạo ra được mạng lưới dày đặc, dễ dàng, nhanh chóng phát hiện ra người có nguy cơ, kịp thời tự phòng ngừa tiếp xúc, cách ly, ngăn chặn, thông tin đến cơ quan chuyên môn. Không lực lượng chức năng nào làm nổi việc này bằng người dân. Vấn đề quan trọng nhất là ý thức và kiến thức của người dân về phòng ngừa dịch bệnh (và ta đã/đang làm tốt).

Về việc công bố hết dịch của Việt Nam: WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, Việt Nam là 1 thành viên của WHO và đang giữ chức Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ (Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 1/2020). Và với hiện trạng dịch bệnh ở các nước xung quanh/liên quan mật thiết với Việt Nam. Thì chỉ khi nào, WHO ban bố hết tình trạng khẩn cấp và/hoặc các nước xung quanh/liên quan công bố hết dịch, Việt Nam mới công bố hết dịch. Không phải thấy trong nước yên ắng, không có người mắc sau một thời gian là sẽ công bố/coi như hết dịch.

4 việc làm đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ để phòng Corona

Sử dụng khẩu trang đúng cách và rửa tay thường xuyên: Virus N-CoV được xác nhận có thể lây lan thông qua các giọt nước bắn ra từ mũi và miệng của người bệnh, do đó việc đeo khẩu trang là một trong những biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh. Tuy nhiên, để bảo vệ an toàn cho bản thân, khi đến nơi đông đúc, bạn nên chuẩn bị loại khẩu trang tương đương tiêu chuẩn N95 như khẩu trang KF94 từ Hàn Quốc để phòng các bệnh lây qua đường hô hấp cấp cũng như tăng khả năng cản bụi mịn, vi khuẩn, virus. Khi đeo khẩu trang, bạn cũng chú ý để thanh nhôm hướng lên trên, che kín miệng và mũi cũng như hạn chế chạm tay vào khẩu trang, và khi tháo xuống bằng cách tháo dây đeo và cho vào thùng rác. Ngoài việc đeo khẩu trang, bạn cũng cần kết hợp thường xuyên rửa tay đúng theo quy tắc để có thể diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn. Khi rửa tay, không được rửa qua loa mà cần chà xát lòng bàn tay, kẽ tay… với xà phòng trong ít nhất 20 giây, rồi rửa lại bằng nước sạch để dịch tiết bám lên tay được loại bỏ hoàn toàn.

Tạo không gian thoáng đãng cho khu vực nhà ở: Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ và thông thoáng bằng cách mở cửa sổ vào buổi sáng, lau chùi bằng chất tẩy rửa hay dung dịch chiết xuất thiên nhiên như chanh, giấm,... pha với nước loãng và sử dụng khăn lau kháng khuẩn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn nên sử dụng thêm máy lọc không khí để có thể loại bỏ những chủng virus chỉ nhỏ khoảng 0.3 micro hay các loại phấn hoa, bụi mịn dễ gây dị ứng và hắt hơi trong mùa này.

Tăng cường sức đề kháng từ thực phẩm: Việc uống một cốc nước chanh pha mật ong vào mỗi sáng sẽ làm ấm cơ thể tự nhiên, bổ sung Vitamin C để tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung mật ong trong nước lọc hằng ngày để ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn và nấm. Ngoài trái cây và mật ong, tỏi cũng là thực phẩm vàng giúp chống lại vi khuẩn, tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ đường hô hấp trong cơ thể. Hãy nhai và nuốt 2 tép tỏi với nước ấm khi bụng đói để hỗ trợ phòng ngừa cúm. Nếu bạn không thích mùi hăng của tỏi, việc sử dụng nồi làm tỏi đen để lên men tỏi cũng sẽ giúp giảm mùi , tạo vị ngọt, dẻo cho tỏi và mang đến công dụng tốt hơn so với tỏi thường.