30/07/2021 16:13 View: 4311

Phán truyền văn trong nghi lễ Hầu Thánh

Người xưa có câu: “ miệng trần - bóng Thánh”; những lời phán truyền ý nghĩa là của chư Thánh nhưng thực chất là chủ ý của thanh đồng. Bên cạnh những mặt tích cực thì những vấn đề lợi dụng tâm linh để chuộc lợi bất chính, gây hoang mang, kích động đã khiến nhiều người điêu đứng.
 
loi tran bong thanh
Tục: Phán truyền văn trong nghi lễ Hầu Thánh

Phán truyền văn là gì?

Phán truyền văn là lời lẽ phán truyền của thanh đồng trong nghi lễ hầu Thánh.
 
Về mặt tâm linh, người ta tin rằng khi Thánh đã giáng đồng thì những lời phán truyền của thanh đồng chính là lời của chư Thánh.

Miệng trần - bóng Thánh

Người xưa có câu: “ miệng trần - bóng Thánh”; những lời phán truyền ý nghĩa là của chư Thánh nhưng thực chất là chủ ý của thanh đồng. Bên cạnh những mặt tích cực thì những vấn đề lợi dụng tâm linh để chuộc lợi bất chính, gây hoang mang, kích động đã khiến nhiều người điêu đứng.
 
Chính vì vậy, những lời phán truyền cũng đã mất đi thiện cảm trong lòng nhiều người. Người tin thì nói đúng - nói sai họ đều tin, kẻ không tin thì đả kích, báng bổ.
 
Vốn từ lâu, cũng như văn khấn, văn cúng... thì văn phán truyền mang tính chất truyền miệng dân gian là chủ yếu. Để bảo tồn và góp một phần nhỏ giúp đại chúng hiểu đúng về phán truyền văn, xin mạnh dạn viết bài viết về vấn đề "nhạy cảm" này.

Nội dung phán truyền văn

Tùy từng hoàn cảnh, mà phán truyền văn được sử dụng khác nhau. Có thể tạm phân loại các trường hợp phán truyền văn như sau:
  • Nội dụng 1: Phán truyền chúc tụng - ban công thưởng lộc nhân các dịp lễ tiết, khai đàn mở phủ, mừng đồng...
  • Nội dung 2: Phán truyền về quá khứ - tương lai, dạy bảo các điều ứng nhân xử thế, hành sự trước sau, .....

Đặc điểm chung các văn bản phán truyền

Nhìn chung các văn bản phán truyền có chung các đặc điểm:
 
Danh xưng: Các vị Thánh khi về đồng thường xưng là “ ta ”, ngoài ra mỗi ngôi vị lại có danh xưng khác nhau:
  • Hàng Quan Lớn thường xưng: quan anh, quan, ông, ...
  • Hàng Thánh Chầu thường xưng: chầu tôi, chúa tôi, mế tôi, chầu,...
  • Hàng Thánh Hoàng thường xưng: ông, hoàng, ....
  • Hàng Thánh Cô thường xưng: cô, tôi
  • Hàng Thánh Cậu thường xưng: cậu,...

Giọng điệu khi phán truyền

Giọng điệu: Tương ứng với từng hàng Thánh mà giọng điệu phán truyền cũng khác nhau:
  • Hàng Quan Lớn và hàng Thánh Hoàng thường phán truyền với giọng điệu oai nghiêm mang phong thái cổ xưa của quan lại thời phong kiến
  • Hàng Thánh Chầu thường phán truyền với giọng điệu khoan thai đĩnh đạc
  • Hàng Thánh Cô thường phán truyền với giọng điệu của các cô nương yểu điệu dịu dàng, đôi khi là chanh chua, đành hanh,.... tùy vào quan niệm về tính cách của các vị Thánh
  • Hàng Thánh Cậu thường phán truyền với giọng điệu ngọng nghịu của các bé trai

Ngoài ra, tùy vào gốc tính hương quán của các vị Thánh mà giọng điệu phán truyền mang âm điệu địa phương. Thí dụ: Chầu Lục ở Lạng Sơn phán tiếng Nùng; Ông Hoàng Mười ở Nghệ An phán tiếng Nghệ An...

Cách hành văn trong các bản phán truyền

Cách hành văn: Các văn bản phán truyền thường sử dụng văn vần, các câu tục ngữ, hán ngữ, hay đôi khi là thơ lục bát, thơ thất ngôn... Trong đó cũng sử dụng nhiều nghệ thuật như nghệ thuật đối, nghệ thuật so sánh, ...
 
Thí dụ:

* Sử dụng nghệ thuật đối

  • - Trên thượng tấu đế đình, dưới hạ trình long cung
  • - Tả phù, hữu bật
  • - Trên lo việc thánh, dưới gánh việc trần

* Sử dụng nghệ thuật so sánh

  • - Tài như xuyên chí, lộc tựa vân lai ( Tiền của ( tài ) nhưng dòng nước chảy đến, những điều tốt lành ( phúc ) như mây kéo đến )
  • - Phúc như đông hải, thọ tỉ nam sơn ( Điều phúc nhiều như nước bể đông, sống lâu nhiều tuổi nhiều như núi Nam Sơn )

* Sử dụng tục ngữ, ca dao, thơ lục bát

VD như: Mỗi người mỗi nước mỗi non. Đã về cửa Mẫu như con một nhà. Nay các trực cửa đình thần. Nay ta chiếu công ban lộc, có phúc cho phần. Ban thanh đồng đạo quan, bách gia trăm họ, mưa chẳng quản gió chẳng nề đường xá xa xôi tới khâm cho muôn sự tốt vạn sự lành, đại tài, đại cát, đại phúc, đại lộc.

* Sử dụng hán văn

VD như:

  • - Tân Mão niên, xuân thiên cát nhật, thụ mệnh hoàng ân, phụng sắc cửu trùng, bản Quan trắc giáng bản đền chứng minh công đức, chiếu giám gia trung thanh đồng : Nguyễn Văn A ( họ tên thanh đồng ), tâm trung mộ đạo, ý dĩ kính thiên, tu thiết kim ngân hương hoa lễ vật, long chu tượng mã, thượng phẩm trai tịnh, hạ phẩm tam sinh, cố hữu sớ văn nhất thiết chí tâm hiến cúng Phật Thánh.
  • - Kì thị sở dĩ, bản Quan chỉ phán thông truyền pháp sự chu viên, gia ân giáng phúc đồng tử Nguyễn gia ( họ của thanh đồng ). Thụ dữ: gia môn khang thái, bản mệnh bình an, giải nhất thiết chi tai ương, tăng hà sa chi cát khánh, phúc lai miên thế trạch, lộc mãn trấn gia thanh.
  • - Hậu thứ gia ban bách gia trần thế, phổ cập chúng sinh, tứ thời bát tiết, phong thuận vũ điều, phúc lai tai tống, thương mại hưng long - tài nguyên mậu thịnh.
NGUỒN PHÚC YÊN