19/06/2021 10:59 View: 4168

Bí mật: Sự TU HÀNH của các loài vật

Hỏi: "Bạch thầy, con nghe nói các con thú cũng có thể tu thành đạo quả, và kể cả cây cối, tảng đá mà lâu năm quá nó cũng có thể tu hành nhưng con không hiểu là chúng tu hành làm sao trong khi chúng không thể nghe được tiếng người? không hiểu được kinh tạng? Điều này làm cho con mãi phân vân, con xin thầy hãy từ bi giải nói giúp con rõ việc này, xin lạy tạ ơn đức của thầy!"

rua gia
Cụ rùa già nhất hành tinh

Câu hỏi này không nằm trong phạm vi giáo lý Phật đạo, thầy chỉ có thể nói với anh bằng những am hiểu “cá nhân” của riêng mình.

Câu hỏi của anh là muốn am tường về sự tu hành của các loài vật (súc sanh) và của các loại hữu tình và vô tình trong nhân giới, việc này có thể tạm chia thành 3 loại:

1. ĐỐI VỚI CÁC LOÀI THÚ VẬT (SÚC SANH ĐẠO).

Với các loài vật thì sự “tu luyện” của chúng không phải là hình thức (ăn chay, tụng kinh, hay nghe kinh phật, tọa thiền gì như anh đang nghĩ), mà sự tu hành của chúng là sự THIẾT ĐỘ các ham muốn, và kiềm tỏa thú tánh tự sanh nơi thần thức của chúng.

Chúng chế ngự thú tánh

Chúng chế ngự thú tánh bằng cách ăn ít hơn sự ham muốn của mình, hoặc không ăn các con vật còn non, mới sanh, không có sức kháng cự, còn đối với các loài không ăn thịt như trâu bò thì chúng thiết chế bằng cách kiềm tỏa các thú tánh khi có sự xung đột, tranh giành với nhau.

Một số loài chúng không phải là “tọa thiền” nhưng chúng sẽ “an tĩnh” trong một nơi trú ẩn nhất định nào đó, chỉ giữ cho thân không chết, nhưng chúng không ăn, không hoạt động trao đổi với bên ngoài.

Việc này có thể thí dụ như: loài Hồ Ly khi chúng tu luyện để thành Tinh hoặc thành Tiên thì chúng an trú một nơi nào đó trong hang cùng, núi thẳm, rồi an tĩnh trong đó không cho cơ thể diễn ra sự trao đổi với bên ngoài

Việc này ta cũng có thể thấy ở loài Gấu, hoặc loài Trăn, Rắn, nhưng các loài này chỉ là “tạm thời ngưng hoạt động” có khi là để chờ thời tiết thuận lợi hơn, còn các con vật tu hành thì đó là sự khởi nguyện của chúng, và thời gian này sẽ kéo dài đến một mức độ nào mà chúng có thể.

Đưa cơ thể về trạng thái tạm thời ngưng nghỉ

Ban đầu là chúng an tĩnh một ngày, sau thì kéo dài hơn một tuần, và khi cơ thể đã quen chúng sẽ kéo dài một tháng, có thể là một năm, và khi đã có thể đưa cơ thể về một trạng thái tạm thời (ngưng nghỉ) giống như một vị hành giả có thể “nhập định” thì thời gian trôi đi như là sự bất chuyển trong cơ thể này, các thú tánh dần được loại trừ, còn lại sự TINH YẾU của chơn linh và khi đã gột rửa được trọn vẹn quá trình này thì đó là lúc chúng thành tựu đạo hạnh.

- Đơn cử như loài Cá Sấu người đời hay truyền tai nhau về hiện tượng Cù Dậy, tức là chúng sẽ nằm im trong một nơi nào đó để đưa cơ thể về một dạng “ngưng tụ tinh yếu” – giống như một hình thức ngủ đông của loài Gấu hay loài Rắn vậy và khi cơ thể chuyển biến dần thì thú tánh được gột rửa, TINH YẾU ngưng tụ lại thành Ngọc trong miệng chúng và khi đã thành tựu đạo quả chúng sẽ chuyển hóa thành một loài khác thượng đẵng hơn đó chính là LOÀI RỒNG do hóa sanh mà thành.

Đó là nguyên do vì sao con người RẤT HIẾM KHI gặp được các loài vật tu luyện

Vì chúng hoàn toàn không tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Ngoại trừ những lúc mới bắt đầu tu luyện chúng sẽ rời nơi tu luyện để nạp năng lượng từ tinh túy trời đất hoặc tìm thức ăn cho một hoặc hai lần trong năm, đó là lúc con người hi hữu kiến ngộ với chúng. Nhưng như đã nói, các loài vật tu hành này chúng không hề làm hại con người, ngoại trừ khi tình huống để bảo vệ mạng sống của chúng

Ngày xưa nơi Núi Cấm trong dãy thất sơn người ta vẫn còn nhớ có cặp rắn (gọi là rắn ông và rắn bà) rất lớn tu trong các hang núi, chúng không bao giờ làm hại con người hay các loài vật, đó chính là sự tu luyện của các loài thú vật trong đạo súc sanh.

Loài vật nghe KINH

- Có nhiều người nói (rùa, rắn, cá sấu, thậm chí là chim…) thường đến một ngôi chùa hay am thất nào đó để nghe kinh, thí dụ như một ngôi chùa ở xứ Bến Tre người ta vẫn còn thấy mỗi khi rằm tháng bảy hàng năm thì loài QUY (một loài như rùa) lại kéo về đúng ngày đó bò ngổn ngang khắp khuôn viên chùa để nghe kinh.

- Loài vật mà khi đã có thể nghe được kinh hay gật gù theo tiếng mõ, tiếng kinh tức là đã thành TINH (TINH NÀY LÀ TINH YẾU) tức là sự tu hành đã bắt đầu có linh lực, còn khi mới tu hành thì chúng chỉ kiềm tỏa thú tánh như bên trên vừa nói đó mà thôi.

2. SỰ TU HÀNH CỦA LOÀI VÔ TÌNH HỮU SANH

Đối với các loài vô tình mà có sự sống (thí dụ như cây cỏ, hoa lá) thì sự tu hành không phải do ý thức của chúng đưa đến mà là do sự ngưng tụ từ hỗn nguyên trời đất mà thành.

Thí dụ có một cây đại thụ trải qua hơn 1.000 năm sống nơi vực núi hiểm trở thì thời gian đó chúng sẽ hấp thụ được linh khí đất trời và như vậy khi đó hỗn khí ấy được ngày ngày ngưng tụ lại và dần dần hình thành “tâm thức” đến một mức độ nào đó chúng sẽ có thể có cảm thụ như một loài hữu tình thế gian.

Khi đó sự tu luyện của chúng chính là sự gia tăng hấp thụ linh nguyên trong trời đất, nếu có thần khí hay tiên khí trong vùng đó thì chúng sẽ càng sớm thành tựu, cho nên có sự bổ trợ lẫn nhau này.

Thông thường một vùng núi có “thần mộc” sanh sống thì tức là nơi đó cũng có tiên khí (sẽ có một vị tiên nhân ẩn thân tu hành), và ngược lại, nếu vùng núi nào có vị tiên nhân ẩn tu ất sẽ có không ít các loài hữu tình và vô tình “hiển tinh” để cùng câu hội về đó mà nương nhờ để sớm thành tựu viên mãn.

3. SỰ TU HÀNH CỦA LOÀI VÔ TÌNH VÔ SANH

Đây là sự hình thành “tâm thức” của một loài vô tình vô sanh (thí dụ như là một tảng đá).

Trong phim Tây Du Ký có lẽ tất cả mọi người đều biết một con khỉ được sanh ra từ Tảng Đá (đó chính là Ngộ Không), sự hư cấu này của Ngô Thừa Ân cũng không phải hoàn toàn là “bịa đặt”, mà trong sự tàng ẩn của trời đất việc ấy hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhưng mà loại vô tình vô sanh thì không thể tự mình hấp thụ chơn khí trời đất như loài VÔ TÌNH HỮU SANH. Mà phải là một sự hi hữu khác nữa kèm theo.

Cũng như ta thấy con trai dưới biển có ngậm ngọc, nhưng đó không phải là thứ chúng tự sanh ra mà là do một sự vô tình (trong một biến cố) nào đó làm cho hạt cát rơi vào miệng của nó và nằm im trong đó, trải qua thời gian thì hạt cát được các chất trong cơ thể con trai tiết ra làm thành một viên ngọc... Ở đây sự hình thành của loài VÔ TÌNH VÔ SANH cũng gần tương đồng như thế!

Tức là một tảng đá thì vẫn là tảng đá, khi có một luồng “tiên khí” đủ mạnh nào đó được lưu giữ lại nơi tảng đá đó mà không bị tán loạn (thông thường thì dù cho là có cũng sẽ bị tan hoại rất nhanh trong nhân giới).

Và như vậy luồng tiên khí này nếu được lưu giữ lại (như một dạng hình thành của hổ phách) thì khi đó sẽ lại tiếp tục được hội linh hấp thu linh khí đất trời để dần dần tích tụ tiên khí lớn dần lên.

Vậy thì ta hiểu rằng, nếu có một tảng đá được ngưng tụ thành một hình người thì không phải do tảng đá đó có thể tích tụ linh khí đất trời mà là chính luồng tiên khí được ngưng giữ lại bên trong tảng đá đó mới là thứ có thể tích tụ lại linh khí trời đất, và tảng đá chỉ là một vật bao bọc không hơn kém mà thôi!

Đó chính là sự ngưng tụ (mà người đời gọi là tu luyện) của các vật VÔ TÌNH VÔ SANH. Chứ không phải tảng đá nó tự biết tu, hay biết hấp thụ linh khí đất trời gì cả.

Cho nên việc này là hi hữu trong hi hữu, ngàn vạn năm mới có một lần, tương truyền rằng ngày xưa THẠCH CƠ chính là sự ngưng tụ linh khí từ bà NỮ OA rồi hấp thụ dần thành hình người và đã có nhiều lần đấu pháp với THÁI ẤT CHÂN NHÂN, còn con khỉ đá TÔN NGỘ KHÔNG chính là sự sáng tạo từ việc này mà ra, tuy nhiên NGÔ THỪA ÂN sáng tạo chứ không tìm hiểu nguyên nhân sáng tạo, có truyền thuyết nói rằng là BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM ngồi lên tảng đá và tảng đá sanh ra Ngộ Không, cái này càng sai thêm nữa!

Bởi vì như thầy vừa nói bên trên là chỉ có “tiên khí” mới bị ngưng tụ hoặc được hấp thụ trong nhân giới, còn QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT đã là THÁNH tức là thoát khỏi lục đạo luân hồi thì không còn sự ngưng tụ nào cả, cho nên sẽ không thể có trường hợp này xảy ra.

Vài điều chia sẻ, hy vọng có thể giúp cho mọi người thêm sáng tỏ những điều còn ẩn khuất trong thế giới vô hình.

(Theo: Quy Luật Tam Giới)