Trên con đường tu học của một hành giả Mật Thừa được phân làm ba giai đoạn chính. Đó lần lượt là giai đoạn sơ khởi, phát triển và thành tựu. Theo cách tổng quát, cả ba giai đoạn vốn chính là một nhưng để phân biệt và cho dễ hiểu đối với các hành giả sơ cơ nên chúng được phân làm 3.
Nền tảng cho cả ba giai đoạn của Mật Thừa nói riêng hay cả Đệ Nhất Thừa - Phật thừa nói chung đều là giới luật thanh tịnh cùng các ba la mật và Bồ Đề Tâm. Vì để các Bậc thầy, Bổn Tôn, Hộ Pháp chứng minh ai đó thật sự là một hành giả Mật Thừa thì ta phải thỏa mãn các điều kiện nói trên. Giống như thìa khóa của 1 ngôi nhà, muốn bước vào cổng một ngôi nhà ta cần chiếc thìa khóa tương ứng.
1. Giai đoạn Sơ khởi
Trong giai đoạn Sơ Khởi, tùy vào dòng truyền thừa khác nhau mà hành giả có các pháp tu khác nhau, sẽ có sự sai biệt đôi chút về Bổn Tôn và Mật chú. Nhưng tựu trung đều phải trải qua sự hành trì tu học như: Lễ lạy sám hối, Phát nguyện, Tưởng nhớ vị Thầy, Quán tưởng Bổn Tôn và hành trì Mật chú.
Giai đoạn sơ khởi thật sự vô cùng quan trọng vì nó như nền móng một ngôi nhà, ta không thể đạt tới các giai đoạn cấp cao nếu không hoàn thiện giai đoạn sơ khởi. Chỉ vì giai đoạn sơ khởi ta có thể tịnh hóa rất nhiều nghiệp chướng trong vô lượng kiếp quá khứ. Đồng thời chính trên giai đoạn sơ khởi, ba nghiệp thân khẩu ý của hành giả sẽ được uốn nắn hướng về con đường đúng đắn.
Giống như nước cam lồ được đổ vào một chiếc bình, nếu chiếc bình đầy cáu bẩn và nhiều dơ bẩn thì nước cam lồ khi đổ vào ngược lại sẽ trở thành thuốc độc. Như vậy chẳng thể làm lợi lạc cho bất kỳ ai. Sự tịnh hóa trong giai đoạn sơ khởi giống như sự cọ rửa chiếc bình, và cam lồ ở đây là giáo pháp của Như Lai.
2. Giai đoạn Phát triển
Tới giai đoạn thứ 2 là giai đoạn Phát Triển, tới giai đoạn này rất nhiều ác nghiệp của hành giả đã được tịnh hóa nhất định. Bởi hoàn thiện giai đoạn sơ khởi ban đầu nên hiện giờ hành giả đã được chư Hộ Pháp, Bổn Tôn, cũng như Tam Bảo chứng minh là một hành giả Mật Thừa chân chính. Và giờ đây một phần cũng là nhờ định lực trong quá trình hành trì, hành giả bắt đầu nhận được các thần lực gia trì, những sự thần thông linh ứng về Mật chú và Thủ Ấn bắt đầu sơ khởi hiện hiện. Các biểu hiện mấp mé ban đầu của nhãn thông và tâm thông cũng xuất hiện.
Chính bởi những sự linh ứng về thần thông bắt đầu sơ khởi nên trong giai đoạn này cũng là quá trình quan trọng của sự phát triển Tri Kiến Thanh Tịnh. Nếu không có Tri Kiến đúng đăn hành giả ngược lại sẽ lầm lạc vào tà tri tà kiến, tự mình bám chấp vào ảo ảnh của Tâm. Bản Ngã tăng trưởng rồi dần dần đánh mất hạt giống Phật.
Sự hành trì chính trong giai đoạn này là sự trưởng dưỡng các ba la mật. Cũng tùy vào dòng truyền thừa khác nhau hành giả cũng có sự sai khác về phương thức tu tập trong quán tưởng mật chú, Bổn tôn, cùng các mạn đà la.
3. Giai đoạn thành tựu
Trong giai đoạn Thành Tựu, đến giai đoạn này hành giả cũng đã có những thành tựu nhất định về sự linh ứng thần thông của Mật chú Thủ Ấn, nhãn thông và tâm thông. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ, của giai đoạn này. Cái tên Thành Tựu của giai đoạn này không phải lấy sự thành tựu về Mật Chú Thủ Ấn, nhãn hay tâm thông mà đặt tên.
Vì tới giai đoan này hành giả bắt đầu học cách hòa nhập tự tâm của bản thân vào Pháp thân thanh tịnh của Bổn Tôn cùng chư Phật, cũng như Pháp Giới Thanh Tịnh của các Mạn Đà La. Tới giai đoạn này hành giả bắt đầu bước vào sự hành trì Đại Thủ Ấn. Con Đường dẫn tới Thể Tánh Thanh Tịnh. Vì thế nên được gọi là giai đoạn Phát Triển.
Bài viết này để tưởng nhớ lòng bi mẫn của các vị thầy trong quá khứ và hiện tại.
Namo Guru Deva Dakini Hum.!