04/06/2021 11:40 View: 4698

Cách phân biệt đệ tử Phật và người có tâm tà ma

"Thế giới hắc ám"- nghe có vẻ rất giống với những bộ phim viễn tưởng chỉ có trên màn ảnh. Nhưng sự thật thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra, tà khí hắc ám có thể bao trùm tràn ngập thế giới này nếu chúng ta không thay đổi. Tai hoạ từ đó, đại dịch từ đó, chiến tranh từ đó, đói khát từ đó....Vậy khí hắc ám do đâu mà có? Cách phân biệt đệ tử Phật và người có tâm tà ma?... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu qua từ những lời giảng của hoà thượng Tuyên Hoá. 

niem phat tu hanh

Khí hắc ám thành khí kiết tường

  • Khi chúng sinh có phước báo lớn thì chánh pháp mạnh, ma yếu. Khi chúng sinh phước báo ít thì ma mạnh, chánh pháp yếu.
  • Ở đâu có người chân chính tu hành, ở đó tai nạn ít bớt và nhỏ hơn.
  • Nếu nhiều người cùng tu ở tại một chỗ thì sức mạnh tập thể của họ có thể biến khí hắc ám thành khí kiết tường.

Thánh Nhân ngày xưa thì luôn trách phạt chính mình. Không như người đời nay, chuyện gì cũng chẳng bao giờ nhận mình là sai, cứ luôn luôn tìm lỗi lầm kẻ khác.

Người mới phát tâm tu hành, cái chướng ngại lớn nhất cho việc dụng công là: Tâm dâm dục, con trai tham luyến con gái, con gái tham luyến con trai. Đây là vấn đề căn bản nhất.

Người Tu mà sợ cô độc thì chẳng thể Tu.

Nếu không cắt bỏ ái dục thì người xuất gia tu tám vạn bốn ngàn đại kiếp cũng không thể thành tựu. Do đó điểm này rất trọng yếu.

Nhận biết tín đồ của Phật và những người có tâm tà ma?

Khi quan sát người tu đạo, bạn nhìn chỗ nào? Bạn xem y có giữ giới luật hay không. Nếu y không giữ giới luật, y nhất định là ma. Nếu y giữ giới luật, đặc biệt nghiêm minh thì y đúng là tín đồ của Phật.

Bạn muốn biết cảnh giới ấy thật hay giả, người đó là Bồ tát hay là ma. Bạn có thể từ chỗ này mà nhìn:

  • Thứ nhất, y có lòng dâm dục hay không?
  • Thứ hai y có lòng tham lam hay không? Tham lam tức là tham tài, tham sắc. Nếu y có thì y chính là ma. Nếu y không có thì y đích thực là Bồ tát.
  • Kẻ chân chính có trí huệ thì không bao giờ tự khen mình, chê người. Ai mà tự khen thì người đó không có tiền đồ gì nữa. Tuy rằng vẫn còn sống nhưng cũng như đã chết rồi.

Nếu không trừ bỏ lòng ái dục vô minh thì rốt ráo không thể nào thoát khỏi biển ái sinh tử.

Tu thì phải tu với cái tâm như em bé sơ sinh:

Trong lòng chẳng vương vấn một chuyện gì. Phải giống như trẻ thơ, mình phải phản lão hoàn đồng (phản bổn hoàn nguyên), nghĩa là tâm trí bạn tựa hồ trẻ thơ, thiên chân hoạt bát, không chút lười biếng, giãi đãi, không chút ý muốn tranh giành háo thắng, cũng chẳng có quan niệm về mình về người. Cũng như là: Xưa nay không một vật ở đó, thì bụi trần dựa vào đâu mà dính vào.

Ở trên đời nếu mình làm gì không đúng thì cũng giống như sống trong địa ngục vậy. Làm chuyện gì không đúng đạo lý, có lòng ích kỷ tự lợi thì là ở tại địa ngục rồi. Cứ vui việc này việc kia, giận chuyện này chuyện nọ, cứ dùng tình cảm giải quyết vấn đề, thì cũng như là ở trong địa ngục vậy.

Khí sắc con người nơi hình tướng

Nếu bạn có đầy lòng nhân, nghĩa, lễ, trí thì mặt bạn sẽ hiện ra một thứ đức tướng, một thứ công đức.

  • Người thiện thì có hào quang trắng sáng.
  • Người ác thì có khí đen hắc ám.

Do đó làm thiện làm ác đều tự nhiên hiện ra nơi hình tướng. Bạn có thể che mắt người, nhưng không thể che mắt Phật Bồ tát và quỷ thần.

Bạn phải nhất định học thuộc chú Lăng Nghiêm. Không những bạn có thể liễu thoát sinh tử, mà còn tránh được ma nạn, tai họa và cứu độ chúng sinh.

Với người tu hành, đồng tính luyến ái là yêu nghiệt, đi ngược lại với thiên tánh, ngược lại luân lý, ngược lại sinh lý.

Với các nhà sư: Yêu đương, tình ái là cái nguồn tạo tội nghiệp. Nếu đoạn được lòng dục vọng, trừ sạch lòng yêu đương nghiệp sẽ nhẹ. Khi tình yêu sâu đậm, nghiệp cũng rất nặng. Nên có câu: Nghiệp hết, tình không là chân Phật. Nghiệp nặng tình mê là phàm phu.

Bởi vì lòng dâm dục nên mới phát sinh ra những chuyện ác trên đời. Nếu bạn có thể làm những việc lành, tự mình thanh tịnh, không có hành vi dâm loạn thì đó tức là chúng thiện phụng hành.

Rắc rối ở trên đời do đâu mà ra?

Do người ta ai cũng ít kỷ. Ích kỷ bắt nguồn từ đâu? Bắt đầu từ nơi dục Niệm (ý niệm tham muốn dục vọng).

Tu đạo, bất cứ thứ gì cũng đừng tham. Tốt không tham, xấu càng không tham. Lấy tâm bình thường làm đạo tràng. Lúc nào cũng bình thường, chẳng tham muốn gì cả. Hễ tham là sai lầm.

Nếu bạn chân thành đọc tụng kinh điển thì thường có chư thiên tán hoa, mùi hương thơm lại tỏa khắp, quỷ thần cung kính cúng dường.

Phần lớn nền giáo dục bây giờ tuy dạy học trò, nhưng thật ra lại chú trọng đến việc bán sách (thâu học phí) kiếm lời. Họ dạy làm sao để kiếm được chức vị cho cao, kiếm thật nhiều tiền, thành bậc danh nhân hay bậc nhất trên thế giới. Đó là họ chẳng dạy con em căn bản đạo đức làm người. Mà cứ dạy con em tranh danh đoạt lợi. Đó chính là bỏ gốc theo ngọn, đi ngược lại với đạo. Làm việc ngược lại với đạo thì thật là sai lầm lớn lao vô cùng.

Nếu bạn không nghe giảng kinh thuyết pháp, chỉ cắm đầu tu hành thì đó gọi là tu mù luyện bậy. Dù cho tu đến số kiếp nhiều như bụi bặm, bạn cũng chẳng thể thành công.

Vì tâm không bình an nên mình mới cần âm nhạc bên ngoài giúp điều hòa tâm thái bên trong. Nếu tâm bạn lúc nào cũng yên ổn hòa bình, tràn ngập một không khí hòa điệu an lạc, thì đó mới chân chính là âm nhạc.

Nếu suốt ngày bạn không phí phạm lời nói, không nghĩ chuyện vô vị ; bạn điều hòa tâm mình khiến cho yên ổn thái nhiên, không buộc trói, không quái ngại, không nhân ngã, không thị phi thì đó không phải là âm nhạc rồi sao?

Xin khuyên các vị giàu có: Hãy làm việc công ích, đạo đức, tế thế cứu đời. Đó mới là công đức vô lượng!

Sự thành công của người đời là sự thất bại của thánh hiền. Do đó trương mục (nghiệp) của mình phải thanh toán cho rõ ràng. Hãy làm người sáng suốt. Một khi sáng suốt thì vĩnh viễn bạn sẽ sáng suốt. Hãy phá sập cửa sinh tử, nhảy thoát khỏi vòng sinh tử. Đó mới thật là việc của đấng đại trượng phu.

Trích PHÁP NGỮ ( HT. TUYÊN HÓA).

PS: Tâm không thanh tịnh nên sanh phiền não, tâm chấp mê nên sanh đau khổ. Nói đại nói càng sanh ra tâm cuồng dại. Gặp đâu chúc đó sanh ra tâm tán loan....... vì vậy không dùng ngu tâm niệm Phật, hãy dùng tuệ tâm để niệm tâm. Dùng tuệ tâm mà niệm tâm, không cần niệm Phật, vì niệm Phật không thành Phật, mà dùng tuệ tâm hành theo lời Phật dạy mới thành Phật