Phong thủy học chú trọng nhất tọa và hướng, vì đó là căn cứ chủ yếu để xét đoán lành dữ, thịnh suy. Nhưng tiếc rằng ngườii ta thường hay nhầm lẫn không rõ, cảm thấy không hiểu gì cả. Vì thế bài viết này Tamlinh.org xin hướng dẫn các bạn cách xác định TOẠ và HƯỚNG cho một ngôi nhà.
Cách xác định, lấy hướng cho một ngôi nhà
Có 8 phương chính là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc.
Chi tiết hơn, Phong thủy còn chia thành 24 hướng, nghĩa là mỗi hướng có 15 độ (qua la bàn, dụng cụ để đo phương hướng và qua hình đồ Hoàng Đế Trạch kinh).
Tương ứng với 8 phương hay 24 phương là 8 hướng (mỗi hướng là 90 độ) hay 24 sơn hướng.
Muốn xác định phương vị của một ngôi nhà, cần lấy giữa nhà làm mốc, sau đó xác định trên một vật phần trước phần sau, như một cái ghế dựa, một người có sau lưng và trước mặt. Nếu ta đứng ở giữa gian phòng, lưng ta ở đâu đó là vị (còn gọi là tọa vị), đối diện với lưng ta là mặt, đó là hướng.
Ví dụ: Ta đứng ở giữa nhà, lưng ta quay về hướng Tây, thì nhà đang tọa Tây, hướng Đông; nếu lưng ta quay về Tây Bắc, thì nhà đang tọa Tây Bắc, hướng Đông Nam; nếu lưng quay về Đông Bắc, thì nhà tọa Đông Bắc hướng Tây Nam; nếu lưng quay về Nam, thì nhà tọa Nam, hướng Bắc....và ngược lại.
Nhưng lưu ý một điều, tọa và hướng không nhất thiết trùng với hướng cửa chính ra vào thường xuyên, như có nhà tọa Tây Nam còn phụ thuộc và kiến trúc và ý nghĩa của ngôi nhà.
Khai sơn lập hướng
Nắm vững khái niệm tọa vị và hướng, để xác định được hướng cửa chính ngôi nhà khi xây dựng, xác định được nơi đặt bếp tọa phương nào, hướng bếp lò quay về đâu... Khi xây dựng một ngôi nhà, Phong thủy có khái niệm khai sơn, lập hướng; nghĩa là: lưng nhà hay phía sau nhà (gọi là sơn) ở phương nào, Đông hay Tây, Đông Nam hay Tây Bắc, khi đã xác định được sơn, thì đương nhiên xác định được hướng nhà, hướng cửa chính ra vào.
Phong thủy học chú trọng nhất tọa và hướng, vì đó là căn cứ chủ yếu để xét đoán lành dữ, thịnh suy. Nhưng tiếc rằng ngườii ta thường hay nhầm lẫn không rõ, cảm thấy không hiểu gì cả. Vì thế cần phân biệt giữa tọa và hướng và sự quan trọng của nó.
Phân biệt giữa toạ và hướng của ngôi nhà
Với phong thủy học, bất luận là phần mộ, một căn nhà, hay một người ngồi trên ghế đều có sự phân biệt về tọa và hướng:
Phía sau lưng của mộ hoặc nhà và ghế là “tọa”, còn phía trước tức là “hướng”.
Để có thể nhận thức cụ thể rõ ràng, bây giờ lấy một căn nhà truyền thống làm ví dụ thuyết minh, xin lưu ý, tọa hướng của ngôi nhà là một đường thẳng, cho nên
- Nếu tọa Bắc thì nhất định là hướng Nam
- Còn tọa Đông nhất định là hướng Tây.
Rất nhiều người cảm thấy lẫn lộn, chủ yếu là vì lấy cửa sổ chia tọa hướng, cửa sổ hướng Nam tưởng là nhà hướng Nam, cửa sổ hướng Tây
tưởng là nhà hướng Tây mà không biết rằng phải lấy cửa chính làm chuẩn để chia toàn hướng.
Xem một ngôi nhà, toàn bộ cửa sổ hướng Đông nhưng vì thế mà nói rằng đó là nhà tọa Tây hướng Đông, thực ra đó là nhà tọa Bắc hướng Nam mới đúng.
Tại sao lại không lấy cửa sổ để quyết định tọa hướng?
Có hai nguyên nhân:
- + Một là vì dẫn khí vào nhà chủ yếu là đưòng thông từ cửa vào không phải là cửa sổ.
- + Hai là vì cửa sổ rất nhiều, hướng nào cũng có nên rất khó làm chuẩn, còn cửa chính thì chỉ có một cái, tuyệt đối không thể lẫn được, nên có thể lấy cửa sổ để làm định tọa hướng của nhà là sai.
Nói tóm lại, phong thủy học chú trọng nhất tọa hướng, vì đó là căn cứ xét đoán vận lành dữ của gia trạch, một gian nhà nếu như tọa lành, hướng lành, thì tức là đại lành đại lợi!
Có thể nói rằng tọa là căn cơ, tọa ở phương cát lợi lành, càng lành, tọa ở phương vị dữ, càng dữ, còn hướng có thể điều chỉnh, nếu ở vào phương vị hướng không tốt muốn thay đổi cũng không khó.
Nếu quan sát 4 người đều ngồi ở hướng Đông của nhà, nhưng ngoảnh mặt về các hướng khác nhau, sẽ dẫn đến hướng về các hướng khác nhau; ví dụ: A là hướng Đông Nam, B là hướng Đông, C là hướng Tây, D là hướng Bắc,…Tọa có thể nói là một cái tọa độ, không thể thay đổi tuỳ tiện, cho nên nhiều lần sửa chữa phong thủy, thường là sửa hướng không sửa tọa, như vậy có thể tránh động lớn đến công trình.
Nếu muốn “Ngồi tại vượng vị” để tăng tài khí, gia tiên, tài vị, vậy thì nên bắt đầu từ đâu? Vì “Hiện khi tính” mỗi năm phương vị bay đến không giống nhau, cho nên nếu muốn “Tìm vượng nhà ngồi” thường phải mỗi năm thay đổi một lần.
PHƯƠNG VỊ TRẠCH:
Lý luận phong thủy cho rằng, mục tiêu chủ yếu chọn phương vị trạch là tìm khí và cân bằng âm dương, việc giám định phương vị phải tổng hợp năm sinh của người, lấy sinh, khắc, chế, hóa của âm dương ngũ hành và lấy biến của quẻ hào mà được mất cát hung. Nhiều nội dung ấy được phản ánh trên la bàn nhưng cũng có bộ phận không thể dung nạp trên la bàn được.
Đúng vậy, la bàn tập trung nhị khí âm dương, lý của bát quái ngũ hành, số của hà đồ lạc thư, đại thành về hình của thiên tinh quái tượng, nhưng phương pháp rất nhiều. Chỉ nói riêng về ngũ hành đã có lão ngũ hành (còn có tên là chính ngũ hành) song sơn ngũ hành, tiểu huyền không ngũ hành, hồng phạm ngũ hành, tú sung ngũ hành, thực ra chỉ là sự sắp xếp khác nhau của 5 loại yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Còn bát quái lại có tiên thiên bát và hậu thiên bát quái.
Quan sát phương vị của sơn thủy cũng quan trọng như khảo sát hình thái của nó. Người ta có thể hoài nghi rằng từ phương vị, địa hình mà theo phép đo phong thủy có thể tìm ra đất phong thủy phú quý, cát lành hay không.
Một vị sư tăng phong thủy ở Hán thành nói: Sơn thủy có hình thể đẹp thường đứng ở phương cát, vì rằng vật tụ theo loại là phép tắc phổ biến trong vũ trụ. Có thể hiểu cách giải thích này là nếu hình núi muốn sinh ra cát địa nó phải ở cát phương. Nói theo kinh nghiệm của ông, núi có hình thể không đẹp thông thường ở phương vị không cát lợi.
Tầm quan trọng của phương vị phong thủy được khái quát trong một câu phong thủy mà ai cũng biết: cát sơn từ cát vị, cát thủy hướng hung phương. Cát vị và hung phương chỉ có dùng la bàn mới trắc nghiệm được. Cho nên việc sử dụng thành thạo La bàn và hiểu biết về tính chất và tác dụng của la bàn phong thủy là điều cực kỳ quan trọng trong môn này.