04/06/2021 11:51 View: 6850

15 điều đại kỵ với MỘ PHẦN trong phong thuỷ

Theo quan niệm của phần lớn người Á Đông, linh hồn của người chết yên ổn thì con cháu mới được thịnh vượng. Chính vì vậy, các thầy phong thủy luôn coi trọng âm trạch (phần mộ) hơn dương trạch (nhà, đất dành cho người sống). Vậy với mộ phần của gia tiên, chúng ta cần lưu ý những gì để không vướng vào đại kỵ? 

Phong thuy phan mo

Những điều đại kỵ khi chôn mộ người chết

Theo quan niệm này thì

  • Không được chôn mộ ở sát nơi có nước đọng lại. Điều này có nghĩa là long mạch không thông suốt, khí trì trệ, con cháu sẽ dễ mắc các bệnh về thận, xương cốt.      
  • Khi chôn, tuyệt đối tránh xa các cây lớn. Vì các cây này sẽ phát triển, đâm rễ vào hài cốt. Theo quan niệm dân gian thì nếu bộ phận xương cốt nào bị rễ cây đâm vào, con cháu sẽ bị đau nhức ở vùng xương đó. 
  • Mộ cũng không nên chôn ở chỗ đất tạp có nhiều rác rưởi và xương động vật.    Phần mộ không nên chôn gần các nơi công cộng ồn ào như khu vui chơi, bến xe, bến tàu, khu công nghiệp nặng… vì như thế thì phần âm trạch sẽ bị nhiễu, linh hồn người chết sẽ không được yên nghỉ tĩnh lặng ở cõi vĩnh hằng.
  • Mộ không được để phần đầu mộ có bia để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao, con cháu sẽ đại nghịch, bất hiếu. Bia mộ nếu đặt ở phía chân mộ thì con cháu sẽ kém về trí tuệ, nghèo khó.
  • Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi thì con cháu gặp nhiều điều không may mắn. Đặc biệt là ở trong tiểu mộ nên tránh đinh hay kim loại sắc nhọn, đất để đắp mộ cũng phải gạt hết các mảnh kim loại. Nếu xét theo quan điểm này, hành vi găm đinh sắt hướng xuống phần đầu mộ là tạo nên điều đại kỵ đối với ngôi mộ.     

Khi dùng dao, đinh, cọc sắt nhọn “trấn yểm” đóng thẳng vào đầu mộ thì cũng giống như chúng ta sáng nào dậy mở cửa ra cũng nhìn thấy một thanh sắt hay một cành cây nhọn chĩa thẳng vào mặt ta vậy. Hành động “trấn yểm” găm đinh, đóng cọc sắt vào đầu mộ thực chất là đang phá vỡ sự yên ổn của thần thức người đã khuất, tạo sự khó chịu, từ đó, gây ra nỗi bất an cho những người đang sống. 

Để hóa giải việc này cũng không quá phức tạp. Chỉ cần nhổ hết những chiếc đinh trên ngôi mộ là mọi chuyện bất ổn sẽ trở lại bình thường. Cũng giống như ta đã gạt bỏ cái thanh sắt hay chặt bỏ cành cây nhọn chĩa vào cửa nhà ta vậy. Một khi sự khó chịu đã bị loại bỏ thì tâm lý của người đang sống hay thần thức của người đã khuất cũng sẽ trở về với sự thoải mái vốn có ban đầu. 

Trong phong thủy âm trạch có 15 điều cần lưu ý và tuyệt đối tránh gia chủ nên biết.

1. Mộ phần bị dẫm đạp

Tuyệt đối không đặt phần mộ ở nơi công cộng, chỗ nhiều người qua lại, sẽ thường xuyên bị mọi người vô tình dẫm đạp lên, như thế làm cho mộ phần bị hủy hoại, linh hồn người chết không được yên ổn, chịu cảnh người đời giày xéo.

Điều đó cũng tương ứng với việc con cháu đời sau cũng sẽ chịu thân phận thấp hèn, bị người đời cười chê, khó ngóc đầu lên được. Cả đời nghèo khó, thường bị người khác sai phái, nạt nộ, khó lòng làm nên nghiệp lớn.

2. Mộ phần thất lạc, chỉ có xương cốt mà không có bia mộ

Theo thời gian, do nhiều nguyên nhân như loạn lạc hay nghèo khổ phải bỏ xứ mà đi, nhiều ngôi mộ không còn bia mộ, cũng không có gì đánh dấu. Lâu ngày, những ngôi mộ đó bị thất lạc, con cháu không tìm lại được nên cũng không người hương khói, ngày lễ tết không được cúng tế.

Nếu gia đình bạn có bị thất lạc mộ phần thì nên cố gắng tìm lại, nếu không con cháu đời sau dễ lâm vào cảnh tha hương, tứ cố vô thân, sự nghiệp không thuận lợi, làm gì cũng thất bại.

3. Mộ phần bị đóng cọc

Có những lúc, công nhân khi xây dựng, cải tạo lại mộ phần vì tiện lợi mà đem cọc đóng vào phần mộ của người khác để dựng lều bạt che mưa che nắng. Làm vậy cũng giống như đóng cọc vào linh hồn của người đã khuất, khiến họ bị đè áp, tổn thương sâu sắc.

Con cháu nếu không chú ý mà để phần mộ cha ông bị như vậy rất có thể sẽ bất ngờ bị thương, tai nạn hoặc bị giết hại. Bản thân những người công nhân khi làm việc cũng đừng vì một chút tiện lợi mà hại người, gieo nhân quả ác.

4. Mộ phần bị ngập nước

Có những phần mộ được an táng ở nơi thấp trũng, mỗi khi trời mưa to gió lớn thì thường bị ngập trong nước. Cũng có trường hợp, xung quanh có người xây lại mộ vô tình khiến hướng nước chảy thay đổi, làm cho nước chảy xuống ngập quanh mộ phần người khác.

Ngoài ra, nhiều ngôi mộ được đặt ở gần sông suối, hồ ao, hoặc theo thói quen của người Việt xưa, an táng cho người nhà ở ngay phần ruộng nhà mình nên khi mưa lớn hay lũ lụt là nước dâng lên, nhấn chìm ngôi mộ trong biển nước.

Theo phong thủy âm trạch, mộ bị ngập nước sẽ khiến cho linh hồn người đã khuất chịu cảnh rét mướt, con cháu đời sau cũng vì thế mà sức khỏe yếu ớt, sợ gió sợ lạnh, dễ mắc các chứng bệnh xương khớp, phong thấp, ho hen hay cảm mạo. Thậm chí, nghiêm trọng hơn còn khiến cho con cháu họ bị chết đuối hay say rượu mà tử vong.

5. Mộ phần bị chèn ép

Những ngôi mộ đời trước, xây dựng từ thời xa xưa phần lớn đều không có tường bao hay nằm trong quần thể kiên cố. Sau này, những ngôi mộ mới dần mọc lên, khiến cho những ngôi mộ này bị chèn ép ở giữa, có chỗ còn bị lấn chiếm đất, lấn sát vào mộ.

Cứ thế, người trong mộ khó lòng an nghỉ, đến chỗ để thở cũng không có. Con cháu người đó cũng khó có thể an cư lạc nghiệp, rất có thể chịu nhiều hậu họa từ nhà đất.

6. Mộ phần bị gỗ quan tài hay gạch đá đè lên

Nhiều ngôi mộ không được quây gọn trong một quần thể riêng, khi bên cạnh có người an táng, cải táng thì rất có khả năng bị những thứ vứt bỏ đi trong quá trình đó như gỗ quan tài hay gạch đá, bùn đất đè lên.

Khi đó, linh hồn bên dưới mộ cũng sẽ chịu thương tổn, con cháu có thể bị trúng phong, bị thương chân tay hay thành người thực vật, nằm liệt trên giường. Nếu gạch đá đè lên phần đầu mộ thì con cháu dễ bị tai nạn tổn thương đến não bộ hay bị bệnh thần kinh. Gạch đá đè lên xung quanh mộ, con cháu sức khỏe yếu, hay bị đau người, nhức mỏi toàn thân.

7. Mộ phần bị đào trộm

Những nhà giàu có khi an táng người thân thường đặt những đồ vàng bạc quý giá làm đồ tùy táng, khiến những kẻ xấu xa nổi lòng tham, sinh ý đào trộm mộ. Chẳng những đồ tùy táng bị lấy mất mà xương cốt người đã khuất còn bị phơi bày, dễ bị thú hoang xâm phạm.

Linh hồn người đã khuất khó lòng siêu thoát, con cháu đời sau dễ gặp bất trắc trên đường, có thể bị sát hại, vứt xác nơi hoang vắng, thậm chí đứt đoạn huyết mạch sau này.

8. Xương cốt bị thất tán

Những ngôi mộ an táng ở nơi hoang vắng, không được coi sóc thường xuyên rất dễ bị thú hoang đào lên xâm phạm. Chúng phá quan tài, bới xương cốt lên tha đi khắp nơi. Những phần xương còn sót lại cũng bị vứt lung tung bên trong mộ. Đây là điều tối kị trong phong thủy âm trạch.

Linh hồn bị giày xéo, dễ sinh tranh chấp với những linh hồn khác, ảnh hưởng đến sự nghiệp của con cháu đời sau, dễ bị vướng vào chuyện thị phi hay bị người đời gây khó dễ, dùng mưu kế hãm hại.

9. Đất trước mộ bị sụt lún, xói lở

Theo xem bói, nếu mộ được táng ở nơi đất mềm hoặc bên bờ đồi núi, ruộng nương thì rất dễ bị sụt lún hoặc xói lở, khiến cho mộ bị nghiêng. Ngoài ra, ngôi mộ có âm trạch đặt ở nơi cao, không có gì che chắn như trên đỉnh đồi đỉnh núi cũng không tốt, bởi không có cảm giác vững chắc, dễ bị gió mạnh làm chao đảo.

Người đã khuất nằm trong mộ cũng không được an nghỉ, luôn lo lắng bất an, do đó mà con cháu đời sau cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng, có thể bị ngã cầu thang, trượt chân hoặc gặp tai nạn giao thông.

10. Gạch đá, đất cát chất đống xung quanh mộ

Có những người công nhân khi làm việc không chút kiêng kị mà đem gạch đá hay cát sỏi, xi măng dùng trong quá trình xây dựng chất đống phía trước hay xung quanh mộ người khác, khiến cho hương hồn dưới đó chịu đè ép, đau đớn. Con cháu người đó thường dễ mắc các bệnh về nội tạng như đau dạ dày, đau đại tràng hay gan mật kết sỏi.

11. Kiến mối, rắn chuột đào xới, làm tổ trong mộ

Do nhiều yếu tố mà trên mộ có thể hình thành những lỗ khuyết, khiến cho kiến, mối hay rắn, chuột chui vào đó tìm kiếm thức ăn hay làm tổ ngay trong mộ, phá hoại cốt quách, gây sụt lún mộ phần.

Linh hồn người đó cũng phải chịu nhiều sợ hãi, bị kinh hoàng hoảng sợ. Con cháu họ vì thế mà chịu cảnh tha phương lưu lạc, nghèo khổ không chốn dung thân, hay vướng nạn chém giết, đánh nhau, bị thương vong hoặc rơi vào cảnh tù tội.

12. Mộ đè lên mộ

Thời trước khi lập mộ làm rất đơn giản, dùng đất đắp vun thành mô cao, sau đó lấy gỗ hoặc gạch đá khắc thành bia mộ. Lâu ngày, mộ bị xói mòn, không còn dấu hiệu gì nhận biết, trở thành khoảnh đất bằng phẳng. Sau này, do đất an táng ngày một hiếm hoi, các ngôi mộ cũng đan xen khin khít, khó lòng phân biệt nên có trường hợp đã xây mộ mới đè lên mộ cũ, mộ đè lên mộ.

Theo phong thủy âm trạch, khi hai ngôi mộ đè lên nhau, linh hồn người nằm đó cũng không thể nào an ổn. Con cháu của mộ nằm dưới cả đời sống hèn mọn, luôn bị người khác chèn ép, sai phái. Còn con cháu của mộ nằm trên cũng chẳng được thuận lợi, sự nghiệp trắc trở, gặp đủ khó khăn, khó có thể thành công.

13. Rễ cây đâm xuyên quan tài, dây leo mọc trùm lên mộ

Những ngôi mộ được táng cạnh những cây gỗ có bộ rễ phát triển mạnh như cây phong, cây thông hay tùng bách rất dễ bị rễ cây đâm xuyên qua quan tài, chèn ép lên xương cốt. Cũng có trường hợp, dây leo xung quanh mọc quá tốt, trùm kín lên trên mộ.

Khi ấy, chẳng những linh hồn người phía dưới không thể thoải mái, bị gò bó chèn ép mất tự do mà con cháu họ cũng phải chịu nhiều hậu họa. Có thể bị các bệnh về tiêu hóa như chảy máu dạ dày, ung thư đại tràng, đau ngực đau tim, ảnh hưởng đến trí tuệ dẫn đến các bệnh như thần kinh, đần độn, chậm phát triển, cũng có thể phạm tội phải chịu cảnh tù ngục triền miên. Vì thế mà nên đặc biệt lưu ý khi trồng cây tại mộ.

14. Tường bao kín quanh mộ, không có cửa hay lối ra vào

Khi xây dựng mộ phần, nếu bất cẩn làm tường bao kín, không chừa lại chỗ làm lối ra vào, sau này con cháu mỗi lần đến thăm và làm lễ lại tùy tiện bước qua tường vào bên trong thì cực kì không tốt.

Theo phong thủy âm trạch, linh hồn người đã khuất bị nhốt bên trong, không được siêu thoát, khiến con cháu sau này dễ phải ra vào chốn lao tù.

15. Lỗ thoát nước ở khu mộ quá lớn hoặc bị tắc

Khi xây quần thể khu mộ, người ta thường đặc biệt chú ý đến hệ thống thoát nước. Nếu lỗ thoát nước quá lớn, tiền tài sẽ theo đó mà trôi mất, con cháu đời sau nghèo khó, tài vận cực kém, hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa. Nếu lỗ thoát nước bị tắc bởi gạch đá hay cây cỏ chèn vào thì con cháu sẽ bị các bệnh về mắt mũi hay đường tiết niệu, hiếm muộn đường sinh nở.

Âm trạch là đất táng ông bà, cha mẹ,… người cùng huyết thống mưu cầu cho con cháu về sau. Mộ hội tụ linh khí của trời đất kết phát một thời hoặc nhiều năm cho con cháu kế tiếp. Âm trạch là gốc rễ chính giúp con cháu người táng được vinh hoa phú quý. Vì vậy, việc xem và lựa chọn phong thủy âm trạch như thế nào cho đúng là việc rất quan trọng quyết định con cháu được hưởng phúc về công danh, sự nghiệp, tiền tài, đất đai.

Tổng hợp