04/06/2021 11:34 View: 11996

Cô đôi Cam Đường là ai?

Nếu bạn nghĩ rằng, chỉ người tài cao chiến công hiển hách mới được đời tôn sùng lên bậc tiên thánh, thì bạn đã nhầm. Đôi Cô Cam Đường là điển hình cho một nhân thần, chỉ đơn giản là người dân bình thường chịu thương, chịu khó. Vậy cô đôi Cam Đường là ai? Cô đôi Cam Đường là một cô hay hai cô? Thần tích về Cô đôi Cam Đường? Cô đôi Cam Đường có ở trong hệ thống thờ Tứ phủ không?...

co doi cam duong la ai

Cô đôi Cam đường là ai?

“ Cô Đôi” không phải là Cô đứng thứ hai trong hệ thống tứ phủ, mà “ Cô Đôi” nghĩa là hai Cô ở đất Đình Bảng sau này hiển linh ở đất Cam Đường. Vốn trước đây thuật ngữ nói về hai cô là Đôi cô cam đường, nhưng dần dần người dân đảo đi đảo lại thành Cô đôi cam đường.

Theo bản tích thì hai Cô là người đất Đình Bảng làm nghề buôn bán vải; sau cô mất đi thì nhân dân lập Đền thờ và thấy linh ứng. Nhị vị tiên cô Cam Đường hoàn toàn không liên quan tới Cô đôi thượng ngàn trong hàng tứ phủ. Và cô Cam Đường không nằm trong hệ thống thánh cô tứ phủ

Như vậy hai Cô không phải là Cô Đôi trong hệ thống tứ phủ, vì Cô Đôi trong hệ thống tứ phủ là Cô hầu cận Mẫu Thượng Ngàn.

ĐÔI CÔ CAM ĐƯỜNG

Nặng gánh theo nghề những ải xa
Gùi mang vải lụa tới muôn nhà
Rừng xanh núi đỏ chân nào ngại
Vực hiểm sông đầy gót vẫn qua
Mé lũng đàn nai chờ đặt cỏ
Lưng đèo đám khỉ đợi bầy hoa
Đôi nàng một ước cùng bươn trải
Dẫu khổ mà vui..hạnh phúc hoà

Thần tích về cô đôi Cam Đường 

Theo truyền thuyết:

Xưa kia, vùng Lào Cai là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa tấp nập giữa miền xuôi và miền ngược. Ngày đó có 2 người con gái còn rất trẻ, tuổi độ đôi mươi quê từ làng Đình Bảng- Bắc Ninh lên buôn bán vải. Hai cô gái thường ở lại khu làng chiềng On để buôn bán trao đổi vải lấy các sản phẩm khác đem về xuôi, tình cảm của dân làng với 2 cô gái rất gắn bó và thân thiết.

Bẵng đi một thời gian không thấy 2 cô gái đến nữa. Rồi một ngày người làng Chiềng bỗng phát hiện thấy xác 2 cô trôi dạt về làng (nơi đền Đôi Cô ngày nay).

den co doi cam duong, doi co cam duong

Làng Chiềng lập miếu thờ hai cô. Từ đó dân làng làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu… tiếng lành đồn xa, không những người dân địa phương mà cả du khách khắp mọi miền cũng về đây thắp hương tưởng nhớ 2 cô gái trẻ tốt bụng luôn phù hộ cho người dân có cuộc sống ấm no, yên bình.

Ngày tháng trôi qua, am miếu nhỏ đã được nhiều lần sửa sang trùng tu lại thành đền khang trang hơn gắn với tên gọi là “đền Đôi Cô” như ngày nay. Theo truyền thuyết này thì Cô Đôi Cam Đường mới có từ đời chống nhà Thanh – Trung Quốc.

Người già trong làng còn kể rằng; chính hai cô gái trẻ đó là người thường xuyên vận chuyển hàng hóa vải vóc lên vùng Lào Cai tiếp tế quân lính chống giặc ngoại xâm. Hai cô bị giặc phát hiện giết chết ném xác xuống suối; rồi trôi dạt về làng Chiềng On.

co doi cam duong, den co doi cam duong, doi co cam duong

Đền Đôi Cô Cam Đường ở đâu?

Đền Đôi Cô – Cô Đôi Cam Đường còn được người dân gọi với tên khác là đền “Cô Đôi Cam Đường”. Ngôi đền đã tồn tại cách nay hàng trăm năm, gắn liền với truyền thuyết lạ. Toạ lạc tại một vị trí khá đẹp tại thôn Chiềng On - xã Cam Đường -  thị xã Lào Cai (nay thuộc phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.) Phía trước đền là dòng suối xanh, lưng đền dựa vào gò đồi đất lớn.

Tuy quê Cô ở Bắc Ninh nhưng lại hiển thánh ở thị xã Cam Đường, Lào Cai nên người dân ở đó lập Đền cô đôi Cam Đường.

Cô Đôi Cam Đường từ một am miếu nhỏ, tồn tại qua hàng trăm năm. Trải qua nhiều thăng trầm và biến động của lịch sử, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân địa phương cũng như du khách thập phương. Ngày nay vẫn là nơi linh thiêng trong tâm linh của người dân Lào Cai.

Cũng giống như những ngôi đền khác, đền Đôi Cô hàng năm cũng có một số ngày lễ hội chính như:

  • – Lễ tết thượng nguyên tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch.
  • – Lễ vào hè tổ chức vào ngày 10 tháng 4 âm lịch.
  • – Lễ ra hè tổ chức vào ngày 10 tháng 7 âm lịch.
  • – Ngày lễ chính của đền Đôi Cô tổ chức vào ngày 13 tháng 9 âm lịch.

Loan giá Cô đôi Cam Đường

Tơ hồng vải kiện vải tơ
Người buôn kẻ bán có thơ tặng là
Vải cây nguyên khối đó là
Cô cho tài lộc thuận là bán buôn

Vải kia xé nhỏ đường quyền 
Buôn may bán đắt lên thuyền cứ đi
Cô cho tài lộc có chi
Vận may buôn bán hơn thì có danh

Có Cô cho lộc quyền hành 
Thuận buồm xuôi gió xứng danh ở đời
Cô cho có lộc có lời
Vải tơ buôn bán khắp trời đất Nam

Do không chính thức thuộc hàng tứ phủ nên giá Đôi cô thường được thỉnh sau giá Cô Bé.

Khi ngự đồng Cô mặc áo tứ thân xanh; chít khăn mỏ quạ; đội nón quai thao ( nón ba tầm); trêm vai là chiếc đòn gánh cong với hai đầu là đội túi đẫy dịu dàng đựng vải.