04/06/2021 11:35 View: 7046

Vũ điệu khi hầu đồng: 36 giá hầu

Hầu đồng là một nghi lễ đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Hầu đồng là sự tổng hợp của âm nhạc, vũ điệu, không gian và sự thành kính của con người hướng lên các vị thánh.

Vũ điệu kết hợp với trang phục và lời văn là đặc điểm để phân biệt các vị thánh và thể hiện công trạng của các ngài. 

vu dieu khi hau dong, con nha thanh, hau thanh

Xem thêm: Căn đồng: 3 năm thử lính, chín năm thử đồng

Vũ điệu hầu 36 giá đồng là gì? 

Ba mươi sáu giá đồng sẽ tương ứng với ba mươi sáu vũ điệu khác nhau. Trong buổi hầu đồng, người hầu đồng nhắm mắt hoặc mở mắt nhưng tập trung tinh thần để diễn tả lại tính cách, cuộc đời của vị Thánh mình đang hầu, những vị có công giúp nước giúp dân.

Thường có hai phụ đồng gọi là tay Quỳnh, tay Quế để đi theo người hầu đồng chuẩn bị trang phục. Họ phải đảm bảo sao cho buổi hầu đồng không bị gián đoạn khi chuyển tiếp giữa hai vị Thánh.

  • Điệu múa của người hầu đồng cũng được thay đổi theo các giá hầu.
  • Khi thì người hầu đồng hóa thân thành một vị quan lớn oai vệ uy nghiêm, khi lại hóa thân thành một cô gái tung tăng nhảy múa. Giá Quan Lớn thường có các điệu múa cờ, múa kiếm, long đao, kích…
  • Giá của các Chầu Bà thì múa quạt, múa mồi, múa tay không rất đẹp.
  • Giá Ông Hoàng có múa khăn tấu, múa tay không, múa cờ.
  • Trong khi đó đẹp mắt và được yêu thích nhất là giá các Cô múa quạt, múa hoa, múa chèo đò, múa thêu thùa, múa khăn lụa, múa đàn…
  • Giá các Cậu lại rất được hưởng ứng, hân hoan vì sự tinh nghịch, trêu chọc trẻ con với các điệu múa hèo, múa lân.

Nghi lễ hầu đồng diễn ra theo thứ tự, Thánh giáng từ cao đến thấp nên các điệu múa cũng đi từ sự uy nghi tới uyển chuyển sang tươi vui nhí nhảnh. Những người tham dự nghi lễ càng tham gia càng hào hứng, say mê

Vũ điệu trong hầu đồng có một số đặc trưng sau:

Vũ điệu hầu đồng mang tính biểu tượng.

Các vũ điệu trong hầu đồng là một nghi lễ, một nghi lễ mang tính biểu tượng chứ không phải là một loại hình nghệ thuật biểu diễn. Người ngồi đồng không phải là một nghệ nghĩ biểu diễn cho người khác xem nên các hành động không nhất thiết phải làm cho giống như thật. Ví dụ như quan đệ tam ngài múa đôi song kiếm để tái hiện hình ảnh võ tướng, chứ không phải ngài múa võ cho thiên hạ thấy.

Vũ điệu hầu đồng đẹp khi hành động xuất phát từ tâm thành, sự kính ngưỡng.

Khi hầu đồng các cụ thường nói "linh đồng hiển bóng" nghĩa là khi nhập đồng có bóng thánh giáng thì dung nghi tươi tốt, phong thái thanh cao từ đó các vũ điệu tuy đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp của sự linh thiêng. Chứ hiện nay các "hot girl", "hot boy" bôi son chát phấn, trang điểm lòe loẹt bước lên sập công đồng để trình diễn những vũ điệu lăng nhăng. Cái đó chưa bao giờ là đẹp trên sập công đồng, người ngồi đồng cần phải chăm chút mình để ngồi đồng, nhưng sự chăm chút thế nào là đúng?

Đó là sự chuẩn bị một sự trong sạch, sự trong sạch trong thân tâm, sự trong sạch trong những suy nghĩ, sự trong sạch trong những lời nói và hành động. Rồi đến sự trong sạch trên cơ thể, trang phục. Chứ không phải trang điểm như một phường tuồng, như một buổi dạ tiệc để phụng sự thánh.

Vũ điệu trong hầu đồng muốn đẹp thì phải hiểu nó là gì?

Khi hiểu đúng thì mới làm đúng. Ví dụ như các quan múa vũ khí để thể hiện cái oai thần, cái linh ứng của các ngài nên các vũ điệu thường mạnh mẽ, dứt khoát nhưng nghiêm trang chứ không phải các ngài múa võ, gào hét để ra oai. Các vũ điệu đó chỉ đẹp khi nó đúng, mà muốn biết đúng thì phải bỏ công sức học tập.

Vũ điệu phù hợp với từng vị thánh.

Trong nghi lễ hầu đồng chia ra làm hai hệ thống là nam thần và nữ thần. Trong Nam thần có ba lớp theo thứ tự là các quan lớn, các thánh hoàng và các thánh cậu. Ví dụ như cũng một nghi lễ khai quang nhưng đối với các quan lại có cách thể hiện khác với thánh hoàng. Cac quan là những vị thần mang vẻ nghiêm nghị, đứng tuổi với những hành động dứt khoát thể hiện quyền uy của một bậc võ tướng.

Còn đối với thánh hoàng biểu trưng cho những nam thần độ tuổi thanh xuân hào hoa phong nhã, những dáng điệu của một bậc anh tú hào hoa. Thánh cậu khai quang lại thể hiện dung nghi đức tính của những đứa trẻ ngây thơ, nhí nhảnh trong sáng. Muốn thực hiện được điều đó điều bắt buộc là phải đồng thật chứ không phải đồng diễn.

Vũ điệu nằm trong một khuôn khổ nhất định.

Mọi vũ điệu khi hầu đồng đều nằm trong một khuôn khổ, quy tắc và quy định bất thành văn như vũ khí không được chĩa vào ban thờ, không được quay lưng vào ban thờ, hay các vũ điệu không được đi quá giới hạn. Hiện nay có nhiều bạn trẻ hầu đồng thường có các vuc điệu không phù hợp, chưa đẹp mắt như quay đáy vào công đồng, các vũ điệu không thể hiện được sự trang nghiêm mà uốn éo, lả lơi.

Ví dụ như hầu các thánh chầu các vũ điệu cần nhẹ nhàng, uyển chuyển, nhưng toát được sự hách dịch, kiêu sa của các ngài chứ không phải hồn nhiên, nhí nhảnh múa may lả lướt. Như vậy là hỗn đồng.

Tamlinh.org

Sao chép, trích dẫn vui lòng ghi rõ nguồn Tamlinh.org